Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn (Có đáp án)

Câu 1. (2,5 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới… Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’.

(Sách HDH Ngữ văn 7, tập một)

a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?

b. Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?

c. Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ?

Câu 2. (2,5 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

a. Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc?

b. Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào đã học, thuộc chủ đề nào?

pdf 9 trang Thái Bảo 26/07/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1. (2,5 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’. (Sách HDH Ngữ văn 7, tập một) a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai? b. Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó? c. Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ? Câu 2. (2,5 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. a. Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc? b. Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào đã học, thuộc chủ đề nào? Câu 3. (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Loài cây em yêu. Đề 2: Loài hoa em yêu. HẾT
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: a. Đoạn trích trong tác phẩm Cổng trường mở ra, của tác giả Lí Lan. b. - Từ láy: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng - Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của người mẹ. c. - Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ : + Dạy tri thức cho học sinh, học sinh có thể tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức từ nhà trường vẫn là kiến thức giữ vị trí quan trọng hàng đầu + Giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức, cách sống, cách ứng xử có văn hóa + Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện Câu 2: a. - Mô típ: “thân em”. - Cảm xúc gợi lên từ cụm từ ’’ thân em”: ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa. b. Câu ca dao gợi nhớ đến bài ca dao đã học: Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu - Thuộc chủ đề: Những câu hát than thân, châm biếm. Câu 3: * Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kỹ năng về văn biểu cảm. Biểu cảm về loài hoa hoặc về tác phẩm văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện chân thực tình cảm của bản thân, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: - Trình bày đầy đủ các phần:
  3. + Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được đối tượng biểu cảm, cảm xúc chung về đối tượng. + Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về đối tượng biểu cảm. + Phần kết bài thể hiện được tình cảm, nhận thức cá nhân. - Trình bày đủ các phần MB, TB, KB nhưng các phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn. - Thiếu mở bài hoặc kết bài. Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn 2. Xác định đúng đối tượng biểu cảm: - Xác định đúng đối tượng biểu cảm: + Đề 1: Loài cây em yêu + Đề 2: Loài hoa em yêu - Xác định sai đối tượng hoặc trình bày lạc đối tượng khác. 3. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng và thể hiện tình cảm, cảm xúc theo 1 trình tự hợp lý của sự việc, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt khả năng quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả trong qúa trình bày tỏ cảm xúc; biết bộc lộ suy nghĩ nhằm thể hiện quan điểm của bản thân về đối tượng; nội dung biểu cảm phải phù hợp, chân thực về loài cây hoặc loài hoa mà em yêu. ĐỀ SỐ 2 I. Đọc – hiểu (3,0 điểm) Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Cổng trường mở ra- Lí Lan) Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? (0,5 điểm) Câu 3. Theo em “thế giới kì diệu” đó là gì ? (1,0 điểm) Câu 4. Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” (1,0 điểm) II. Tập làm văn (7,0 điểm)
  4. Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. (2 điểm) Câu 2. Loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi, ). (5 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc – hiểu 1. Cặp từ trái nghĩa: đêm – ngày 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: Tự sự 3. “Thế giới kì diệu” đó là: - Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình thương - Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú - Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp - Là thế giới của những ước mơ, khát vọng, 4. * Ý nghĩa: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra. II. Làm văn Câu 1: HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối với mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức: a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau: - Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. - Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. - Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng.
  5. - Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. - Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. - Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Câu 2: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: * Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu. * Thân bài 1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây: - Em thích màu của lá cây, - Cây đơm hoa vào tháng và hoa đẹp như - Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao? - Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó. - Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào? - Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? 2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên * Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 3 Câu 1 (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới:
  6. "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến" a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,75 điểm) b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm) c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm) d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0,75 điểm) "Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày" Câu 2 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau: - Không thầy đố mày làm nên. - Học thầy không tày học bạn. Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Câu 3 (5,0 điểm) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (3,0 điểm) a. - Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm) - Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0,25 điểm) - Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm) b. - Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng (0,25 điểm)
  7. - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. - Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. - Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. - Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ (0,25 điểm) c. Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo. d. Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu (0,5 điểm) - Phân tích: Bổn phận của chúng ta/là làm cho những của quý kín đáo ấy/đều được đưa ra trưng bày. => Mở rộng phần phụ sau cụm động từ (bổ ngữ) Câu 2 (2,0 điểm) Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Vì: - Câu thứ nhất: Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. (0,5 điểm) - Câu thứ hai: Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: Bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. (0,5 điểm) - Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học hỏi cả ở thầy và ở bạn để trở thành người có văn hoá, giỏi giang. (0,5 điểm) Câu 3: (5,0 điểm) 1. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. - Dẫn câu tục ngữ. - Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. 2. Thân bài (4,0 điểm) * Giải thích: (1,0 điểm) - Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây. - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
  8. * Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (3,0 điểm) - Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,0 điểm) - Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (1,0 điểm) 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. - Liên hệ bản thân. ĐỀ SỐ 4 Câu 1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”? (3 điểm) Câu 2. Em hãy trình bày những đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? (3 điểm) Câu 3. Học xong văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ ”, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng năm câu có nội dung nói về việc học tập và rèn luyện noi theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh của bản thân em. (4 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”: - Nghĩa đen câu tục ngữ: “nguồn” là nơi phát sinh ra dòng nước, “uống nước” là sinh hoạt hàng ngày của con người, mỗi khi uống nước ta phải nghĩ đến nguồn đã tạo ra dòng nước mát ấy. - Nghĩa bóng câu tục ngữ : Uống nước là sự thừa hưởng những thành quả về vật chất và tinh thần của những người đi trước để lại, “nguồn” là nguồn cội là những người có công lao động dựng nên hạnh phúc hôm nay. Câu tục ngữ răn dạy mọi người phải sống thuỷ chung và biết ơn trân trọng. Câu 2. Trình bày những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”: - Sự kết hợp khéo léo và có hiệu quả giữa lập luận giả thích và lập luận chứng minh bằng lí lẽ dẫn chứng, lập luận theo kiểu diễn dịch - phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện. - Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt: Cách sử dụng từ ngữ sắc sảo, cách đặt câu có tác dụng diễn đạt có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận.
  9. Câu 3. Học sinh viết được một đoạn văn ngắn khoảng năm câu: - Nội dung nói về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống quan hệ với mọi người hoặc trong lời nói và bài viết. - Hình thức có sự liên kết chặt chẽ.