Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Quý Đôn
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau:
Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]
Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:
- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!
Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:
- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.
(Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51)
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng / Thực hiện yêu cầu: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Tự sự.
Câu 2. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D. Không xác định được ngôi kể
Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào?
A. Lộc rất nhút nhát.
B. Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận.
C. Lộc luôn giúp đỡ những người bạn xung quanh.
D. Lộc luôn ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
Câu 4. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được”?
A. Vả. B. Cũng. C. Vài. D. Được.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_2024_tru.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Quý Đôn
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2023 – 2024 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 701 Ngày kiểm tra: 21/12/2023 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. [ ] Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: - Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi! Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói: - Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm. (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng / Thực hiện yêu cầu: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Tự sự. Câu 2. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D. Không xác định được ngôi kể Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào? A. Lộc rất nhút nhát. B. Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận. C. Lộc luôn giúp đỡ những người bạn xung quanh.
- D. Lộc luôn ý thức giữ gìn đồ dùng học tập. Câu 4. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được”? A. Vả. B. Cũng. C. Vài. D. Được. Câu 5. Theo em, nội dung của đoạn trích là gì? A. Ca ngợi bạn Lộc có ý thức học tập tốt. B. Khuyên mọi người cần có ý thức và thái độ học tập như bạn Lộc. C. Đoạn trích nói về hoàn cảnh đặc biệt của bạn Lộc. D. Ca ngợi tình bạn đẹp giữa nhân vật “tôi” và bạn Lộc. Câu 6. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn in đậm? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 7. Chi tiết “Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp” giúp em hiểu thêm điều gì về tính cách của bạn Lộc? A. Tốt bụng, ngăn nắp. B. Biết quý trọng những đồ dùng học tập. C. Biết sắp xếp đồ dùng học tập. D. Có ý thức, nề nếp học tập tốt. Câu 8. Trong câu văn “ Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu.” có mấy phó từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 9. Theo em, tại sao khi gia đình Lộc sắp gặp một biến cố lớn và Lộc có thể phải nghỉ học nhưng Lộc vẫn ấn giúi chiếc bút Trường Sơn vào tay người bạn thân của mình? Câu 10. Nhân vật tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, chúng ta cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu). PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Gia đình luôn là điểm tựa quý giá đối với mỗi chúng ta. Mỗi ngày được sống trong vòng tay yêu thương của những người thân yêu có lẽ là một điều hạnh phúc nhất. Hãy viết bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ). Hết
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2023 – 2024 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 702 Ngày kiểm tra: 21/12/2023 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau: Bàn tay yêu thương Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật ". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!". Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Mai Hương, Vĩnh Thắng - Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhấ.t B. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. D. Lời kể của cô giáo. Câu 3. Trong câu chuyện trên, cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào? A. Vẽ một người mà em yêu quý. B. Vẽ những món quà mà em được nhận. C. Vẽ điều gì làm em thích nhất trong đời. D. Vẽ nội dung cuốn truyện tranh mà em yêu thích. Câu 4: Giải thích nghĩa của từ “biểu tượng” trong câu “Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này.”? A. Biểu tượng là những kí hiệu đặc biệt. B. Biểu tượng là một hình vẽ thông thường. C. Biểu tượng là cả kí hiệu và hình vẽ đơn thuần. D. Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa tượng trưng trừu tượng. Câu 5. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 6. Thông điệp mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc qua ngữ liệu trên là gì?
- A. Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. B. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. C. Tình yêu thương giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời. D. Tình yêu thương mang lại nghị lực sống cho con người. Câu 7. Trong câu: Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh." dấu ngoặc kép dùng để làm gì? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt. C. Đánh dấu chi tiết thể hiện ý nghĩ của nhân vật. D. Dấu ngoặc kép dùng phía cuối câu hỏi. Câu 8. Hãy xác định một phó từ được sử dụng trong câu văn sau: “Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả”? A. Đợi B. Hỏi C. Xôn xao D. Mới Câu 9. Theo em, vì sao bức tranh của Douglas được coi là “ một biểu tượng của tình yêu thương”? Câu 10. Nếu em gặp một bạn có hoàn cảnh đặc biệt như Douglas em sẽ nói gì với bạn ấy? Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên. (Học sinh trình bày bằng một đoạn văn ngắn 5-7 câu) PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Gia đình luôn là điểm tựa quý giá đối với mỗi chúng ta. Mỗi ngày được sống trong vòng tay yêu thương của những người thân yêu có lẽ là một điều hạnh phúc nhất. Hãy viết bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ). Hết