Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Tiệp (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
MÂY TRẮNG CÒN BAY
Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.
Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run. Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.
[...]Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng ngay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại.
Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới.
- Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!
Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.
- Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?
- Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.
Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.
Bà cụ ngồi lặng ngắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc.
Trong khoang máy bay tĩnh lặng của mọi người, cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.
Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.
Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay.
Khói nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng.
(Trích “Mây trắng còn bay”,Bảo Ninh, NXB Trẻ TP.Hồ Chí Minh, 2008)
Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra:
Câu 1. Đoạn trích “Mây trắng còn bay” thuộc thể loại nào?
A. Bút kí | B. Truyện ngắn | C. Truyền thuyết | D. Truyện cổ tích |
Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất | B. Ngôi thứ hai |
C. Ngôi thứ ba | D. Ngôi thứ nhất và thứ ba. |
Câu 3. Trong đoạn trích trên, sự việc xảy ra ở đâu?
A. Tại sân bay | B. Trên một chuyến tàu | C. Trên cảng biển | D. Trong khoang máy bay |
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Tiệp (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 7 Ngày thi: 03/11/2023 Thời gian làm bài: 90 phút I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về các đơn vị kiến thức: - Đọc hiểu: truyện; thơ bốn chữ, thơ năm chữ. - Tiếng Việt: mở rộng thành phần trạng ngữ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ đã học. - Viết: đoạn văn tóm tắt văn bản theo yêu cầu về độ dài; đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt; năng lực cảm thụ, thẩm mỹ; năng lực tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Tôn trọng, yêu thương, tự hào về những vẻ đẹp của con người qua cảm thụ các tác phẩm văn học. - Trân trọng, tự hào và sử dụng thành thạo ngôn ngữ dân tộc trong viết và tạo lập văn bản. - Có ý thức chăm chỉ, tự giác trong học tập, nghiêm túc trong kiểm tra.
- II. MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nội dung/đơn vị TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % năng kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL điểm Truyện Đọc Thơ 1 5 0 3 1* 0 1* 0 0 60 hiểu bốn chữ/ năm chữ 2 Viết Đoạn văn tóm tắt văn bản truyện đã học Đoạn văn nêu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 cảm nghĩ về một bài thơ bốn chữ/năm chữ Tổng 25 5 15 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
- III. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị Kĩ TT kiến thức/ kĩ Mức độ đánh giá Vận năng Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu Dụng cao 1 Đọc Truyện/ Thơ * Nhận biết: 5 TN 3 TN 1 TL* hiểu bốn chữ hoặc - Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu 1 TL* 1TL năm chữ biểu trong văn bản; ngôi kể, đặc điểm của lời kể, sự thay đổi ngôi kể; tình huống, cốt truyện, không gian trong truyện ngắn. - Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, vần nhịp, những hình ảnh tiêu biểu; các yếu tự sự, miêu tả được sử dụng trong thơ. - Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. - Nhận biết được nghĩa của từ, mở rộng thành phần trạng ngữ trong câu. * Thông hiểu: - Nêu được chủ đề, thông điệp của văn bản; hiểu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu và cách kể; phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại. - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ; rút ra chủ đề, thông điệp của tác phẩm; phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. * Vận dụng: - Thể hiện được ý kiến, quan điểm về những vấn đề đặt ra trong văn bản - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân từ văn bản gợi ra. 2 Tạo Đoạn văn tóm Nhận biết: 1 TL* lập tắt văn bản Thông hiểu: văn truyện Vận dụng: bản Vận dụng cao: Viết được đoạn văn tóm tắt một văn bản truyện đã học/đã đọc theo yêu cầu về độ dài.
- Đoạn văn nêu Nhận biết: cảm nghĩ về Thông hiểu: một bài thơ bốn Vận dụng: chữ/năm chữ Vận dụng cao: Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ bốn chữ hoặc thơ năm chữ đã học/đã đọc. 3 TN 1 TL* Tổng 5 TN 1 TL* 1 TL* 1 TL Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Nguyễn Thị Tiệp
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút MÃ ĐỀ NV701 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: MÂY TRẮNG CÒN BAY Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu. Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run. Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm. [ ]Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng ngay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại. Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới. - Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này! Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ. - Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả? - Van bác - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất. Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt. Bà cụ ngồi lặng ngắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc. Trong khoang máy bay tĩnh lặng của mọi người, cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn. Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ. Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Khói nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng. (Trích “Mây trắng còn bay”, Bảo Ninh, NXB Trẻ TP.Hồ Chí Minh, 2008) Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: Câu 1. Đoạn trích “Mây trắng còn bay” thuộc thể loại nào? A. Bút kí B. Truyện ngắn C. Truyền thuyết D. Truyện cổ tích Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và thứ ba. Câu 3. Trong đoạn trích trên, sự việc xảy ra ở đâu? A. Tại sân bay B. Trên một chuyến tàu C. Trên cảng biển D. Trong khoang máy bay Câu 4. Theo đoạn trích, người con cả của bà cụ đã hi sinh bao lâu? A. Gần ba mươi năm B. Hơn bốn mươi năm C. Ba mươi năm chẵn D. Khoảng bốn mươi năm
- Câu 5. Câu văn “Trong khoang máy bay tĩnh lặng của mọi người, cô tiếp viên vội đi tới.” mở rộng thành phần nào sau đây? A. Chủ ngữ B. Trạng ngữ C. Vị ngữ D. Định ngữ Câu 6. Câu nói “Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?” gợi lên tâm trạng gì của “tay vận complet”? A. Bực tức, cáu giận. B. Ngạc nhiên, bất ngờ. C. Tò mò, băn khoăn. D. Sợ hãi, lo lắng. Câu 7. Việc lặp lại từ “khói nhang” ở cuối văn bản có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh về thảm khốc chiến tranh. B. Làm nổi bật đặc điểm của khoang máy bay và bầu trời. C. Nhấn mạnh một buổi đi máy bay có khói nhang. D. Làm nổi bật không gian thành kính trước sự hi sinh đáng trân trọng của người phi công trẻ Câu 8. Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Sự đồng cảm giữa người với người. B. Tố cáo tội ác chiến tranh. C. Lòng biết ơn với người đã hi sinh vì đất nước. D. Tình yêu thương con người. Thực hiện yêu cầu/Trả lời câu hỏi: Câu 9. Theo em, vì sao cô tiếp viên lại có hành động“đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.”? Từ đó, em hãy nêu hành động thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi (Nêu rõ 02 hành động). Câu 10. Qua văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 3-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng biết ơn. II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Hết
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 7 MÃ ĐỀ NV701 Môn: Ngữ văn Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 A 0,25 3 D 0,25 4 A 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 D 0,25 8 C 0,25 9 - Cô tiếp viên lại có hành động“đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn, vì: + Ngỡ ngàng và cảm động trước nỗi đau của bà cụ. 0,5 + Tôn kính trước vong linh của người phi công đã khuất. 0,5 - HS nêu được hai hành động thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi. 1,0 Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. 10 a. Đảm bảo hình thức đoạn văn, đủ số câu (khoảng 3-5 câu). 0,5 b. Nêu rõ ý nghĩa của lòng biết ơn 1,5 - Giúp bản thân sống có tình nghĩa, biết yêu thương, sẻ chia. - Giúp chúng ta biết nói lời cảm ơn, rèn luyện đức tính tốt đẹp, hoàn thiện nhân cách. - Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người. - Đó là truyền thống quý báu, là nghĩa cử cao đẹp nên mỗi cá nhân cần phát huy, kế thừa truyền thống tốt đẹp. - II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo hình thức một đoạn văn, đủ số câu (khoảng 10-12 câu) 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. c. Cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: 2,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Giới thiệu về bài thơ, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ 0,5 + Cảm nghĩ về nội dung bài thơ 0,5 + Cảm nghĩ về nghệ thuật bài thơ 1,0 + Cảm xúc, suy nghĩ chung về bài thơ 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo. 0,5 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Nguyễn Thị Tiệp
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 7 MÃ ĐỀ NV702 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: NẮNG HỒNG Cả mùa đông lạnh giá Ngõ quê in chân nhỏ Mặt Trời trốn đi đâu Lối quê gió lạnh đầy Cây khoác tấm áo nâu Nép mình trong áo ấm Áo trời thì xám ngắt. Vẫn cóng buốt bàn tay Se sẻ giấu tiếng hát Màn sương ôm dáng mẹ Núp sâu trong mái nhà Chợ xa đang về rồi Cả chị ong chăm chỉ Chiếc áo choàng màu đỏ Cũng không đến vườn hoa. Như đốm nắng đang trôi. Mưa phùn giăng đầy ngô Mẹ bước chân đến cửa Bằng lăng như sương mờ Mang theo giọt nắng hồng Bếp nhà ai nhóm lửa Trong nụ cười của mẹ Khói lên trời đung đưa. Cả mùa xuân sáng bừng. (In trong Gõ cửa nhà trời, Bảo Ngọc, NXB Kim Đồng, 2019) Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể nào? A. Bốn chữ. B. Năm chữ. C. Lục bát. D. Tự do. Câu 2. Nhịp thơ được sử dụng trong bài thơ trên là gì? A. Nhịp 2/2, 1/3. C. Nhịp 2/3, 3/2. B. Nhịp 2/2, 2/3. D. Nhịp 1/3, 1/4. Câu 3. Trong bài thơ trên, khổ thơ đầu có cách gieo vần như thế nào? A. Gieo vần liền C. Gieo vần cách B. Gieo vần lưng D. Gieo vần liền kết hợp vần cách Câu 4. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là A. cô giáo B. người thầy C. người cha D. người con Câu 5. Bài thơ mượn hình ảnh nào để khắc họa về người mẹ? A. Mặt Trời B. Vườn hoa C. Giọt nắng hồng D. Cây bằng lăng Câu 6. Biện pháp nhân hóa trong câu thơ: “Mặt Trời trốn đi đâu/Cây khoác tấm áo nâu” có tác dụng A. giúp câu thơ trở nên gần gũi, sinh động, nhấn mạnh sự thay đổi diện mạo bề ngoài của sự vật. B. miêu tả sự thay đổi về vẻ đẹp của Mặt Trời, cây cối. C. ngầm gợi nhưng sự vật khó thay đổi diện mạo bên ngoài. D. giúp cho câu thơ có vần nhịp. Câu 7. Câu thơ “Áo trời thì xám ngắt” gợi lên điều gì? A. Gợi khung cảnh lạnh lẽo của tiết trời đông. B. Gợi không gian căng tràn sức sống. C. Gợi màu sắc mơn mởn của sự vật. D. Gợi hình ảnh bầu trời nhiều mây.
- Câu 8. Nội dung của bài thơ trên là gì? A. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa đông nông thôn qua cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ. B. Cảm nhận vẻ đẹp mùa đông nông thôn và niềm hạnh phúc của con khi người mẹ đi chợ về. C. Khẳng định mùa đông làm thay đổi diện mạo, lối sống của muôn loài. D. Ca ngợi vẻ đẹp thanh bình, giản dị của làng quê. Thực hiện yêu cầu/Trả lời câu hỏi: Câu 9. Vì sao khi “mẹ bước chân đến cửa”, nhân vật người con lại cảm nhận được mẹ “mang theo giọt nắng hồng”? Từ tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ trên, hãy nêu 02 việc làm để thể hiện tình cảm của em dành cho mẹ. Câu 10. Qua văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 3-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẫu tử đối với mỗi người. II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Hết
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 7 MÃ ĐỀ NV702 Môn: Ngữ văn Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 C 0,25 3 A 0,25 4 D 0,25 5 C 0,25 6 A 0,25 7 A 0,25 8 B 0,25 9 - Khi “mẹ bước chân đến cửa”, nhân vật người con lại cảm nhận được “mang theo giọt nắng hồng”, vì: + Người con vui mừng, phấn khởi sau những chờ đợi, ngóng trông mẹ đi chợ về. 0,5 + Sự hiện diện, tình yêu thương, chở che, chăm sóc của mẹ xua tan đi mọi rét buốt, giá 0,5 lạnh của mùa đông. - HS nêu được 02 việc làm thể hiện tình cảm dành cho mẹ. 1,0 Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. 10 a. Đảm bảo hình thức đoạn văn, đủ số câu (khoảng 3-5 câu). 0,5 b. Nêu rõ những suy nghĩ về ý nghĩa của tình mẫu tử 1,5 Gợi ý: - Tình mẫu tử là điểm tựa tinh thần giúp ta vượt qua khó khăn, thách thức của cuộc sống. - Luôn bảo vệ, che chở, chăm sóc con, giành điều tuyệt vời nhất cho con. - Chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn bởi tình mẫu tử rất đỗi thiêng liêng và không thể mua được bằng vật chất. - II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo hình thức một đoạn văn, đủ số câu (khoảng 10-12 câu) 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. c. Cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: 2,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Giới thiệu về bài thơ, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ 0,5 + Cảm nghĩ về nội dung bài thơ 0,5 + Cảm nghĩ về nghệ thuật bài thơ 1,0 + Cảm xúc, suy nghĩ chung về bài thơ 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo. 0,5 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Nguyễn Thị Tiệp
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 7 MÃ ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẢO Thực tế hiện ra trước mắt tôi thật là khủng khiếp: sau một cơn bão dữ dội trên một chiếc tàu bị trôi giạt, tôi bị ném vào hòn đảo hoang vu, cách xa những đường hàng hải hàng trăm dặm. Tôi cảm thấy cuộc đời tôi sẽ măi mãi bị chôn vùi trong cảnh ngộ éo le bi thảm này. Nghĩ như thế, nhiều lúc hai dòng nước mắt chảy dài xuống má than thân trách phận, buồn thay mình phải đày đọa thống khổ tới nông nỗi này. Nhưng tiếp theo những ý nghĩ yếu đuối ấy, bao giờ cũng có ngay những ý nghĩ lạc quan hơn. Một buổi đi dạo trên bãi biển, súng cắp dưới cánh tay, con chó chậm rãi đi theo sau từng bước, tôi suy nghĩ rất nhiều về hoàn cảnh hiện tại của mình. Ngay lúc đó, lý trí vốn biết cân nhắc điều hơn lẽ thiệt, đã nổi dậy chống lại những lời than vãn bi quan đó. Tôi tự nhủ: “Này, mình hiện đương ở trong một hoàn cảnh bi đát, đúng thế! Nhưng những bạn cùng tàu của mình hiện nay ở nơi nào! Chẳng phải là tất cả có mười một người trên tàu đó sao. Vậy thì mười người kia đâu rồi? Cớ sao họ lại không sống sót, mà mình lại không chết? Vì sao chỉ có một mình ta thoát nạn? Đàng nào hơn? Ở đây hay là dưới đó? (đồng thời, tôi chỉ tay xuống biển). Liệu có nên nhìn nhận mọi sự việc cả mặt tốt lẫn mặt xấu không? Chẳng lẽ những điều may mắn đã được hưởng lại không thể an ủi ta về những điều đau lòng được sao? Hơn nữa, nhìn lại, tôi thấy mình đã được thừa hưởng một tài sản khá lớn. Số phận tôi sẽ ra sao nếu không có chiếc tàu đã mắc cạn trên dải cát ngầm giữa biển, khiến tôi có thể ra lấy tất cả tài sản đó đem về cất trong kho? Không có sự may mắn đó thì tôi biết làm thế nào mà tự tạo lấy những vật dụng cần thiết cho đời sống. Bất giác tôi nói to lên: “Mình sẽ ra sao? Ừ, mình sẽ ra sao nếu không có khẩu súng này, không có đạn dược để săn bắn, không có đồ dùng để làm việc, không có quần áo để che thân, không có giường để nằm, không có lều để ở?”. Nghĩ thế, tôi lại thấy phấn khởi hơn. Tôi được hưởng tất cả những thứ đó, dư dật đến mức một ngày nào đó hết thuốc đạn, khẩu súng trở thành vô ích. Khi đó, chắc chắn tôi vẫn có đủ mọi thứ để sống trong nhiều năm. Ngay từ buổi đầu, tôi đã tính trước cách đối phó với mọi trở ngại khó khăn có thể xảy đến, không những chỉ tới ngày thuốc đạn thiếu hẳn, mà cả đến khi sức tôi bị yếu, lực tôi bị hao cũng là trở ngại khó khăn. (Trích Robinson Crusoe, Daniel Defoe, NXB Kim Đồng, năm 2021) Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: Câu 1. Truyện “Những ngày đầu tiên trên đảo” thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Bút kí C. Truyện truyền thuyết D. Truyện cổ tích Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 3. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? A.Cơn bão B. Mười một người trên tàu C. Nhân vật “tôi” D. Chiếc tàu Câu 4. Các lời dẫn trực tiếp là lời nhân vật “tôi” nói với ai? A. Với bạn đọc B. Với người bạn đồng hành đã chết C. Với chính bản thân mình D. Với tác giả Câu 5. Câu văn “Hơn nữa, nhìn lại, tôi thấy mình đã được thừa hưởng một tài sản khá lớn.” mở rộng thành phần nào sau đây? A. Chủ ngữ B. Trạng ngữ C. Vị ngữ D. Định ngữ
- Câu 6. Điều đáng quý nhất ở nhân vật ‘tôi” được thể hiện trong đoạn trích trên là gì? A. Hòa nhã, cởi mở B. Sống lạc quan, tích cực C. Ích kỉ, hẹp hòi D. Tiêu cực, bi quan Câu 7. Việc lặp lại cụm từ “trở ngại khó khăn” ở cuối văn bản có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh sự dư giả, không đáng lo ngại khi sống trên biển. B. Nhấn mạnh về sự khó khăn, thử thách mà con người phải đối mặt trên biển. C. Nhấn mạnh giá trị vật chất mà biển đem lại cho con người D. Nhấn mạnh về nguồn gốc, sự ra đời của thuốc đạn, khẩu súng trên biển. Câu 8. Em hiểu như thế nào về nhan đề của văn bản? A. Là hành trình đi dạo trên biển thảnh thơi, thoải mái. B. Là hành trình đi trên biển nhanh chóng, gấp gáp. C. Miêu tả cuộc sống khó khăn khi sống trên biển. D. Là hành trình khám phá, trải nghiệm, rèn luyện tinh thần dũng cảm. Thực hiện yêu cầu/Trả lời câu hỏi: Câu 9. Tại sao nhân vật “tôi” đã biến chuyển những “ý nghĩ yếu đuối” trở thành những suy nghĩ lạc quan? Từ đó, hãy nêu 02 cách ứng xử tích cực của bản thân khi gặp phải trở ngại, khó khăn trong cuộc sống. Câu 10. Qua văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống tự lập. II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) tóm tắt một văn bản truyện mà em đã đọc. Hết
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 7 MÃ ĐỀ DỰ PHÒNG Môn: Ngữ văn Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 A 0,25 3 C 0,25 4 C 0,25 5 C 0,25 6 B 0,25 7 B 0,25 8 D 0,25 9 - Nhân vật “tôi” đã biến chuyển những “ý nghĩ yếu đuối” trở thành những suy nghĩ lạc quan, vì: + Nhân vật tôi cảm thấy may mắn khi mình là người duy nhất sống sót trong 11 0,5 người đồng hành trên thuyền. + Nhân vật tôi nhận ra, mình đã được thừa hưởng toàn bộ “gia sản” còn sót lại trên 0,5 tàu để tiếp tục duy trì sự sống trong nhiều năm. - HS nêu được 02 cách ứng xử tích cực của bản thân khi gặp phải trở ngại, khó khăn 1,0 trong cuộc sống. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. 10 a. Đảm bảo hình thức đoạn văn, đủ số câu (khoảng 3-5 câu). 0,5 b. Nêu rõ ý nghĩa của lối sống tự lập 1,5 - Rèn luyện được những tính cách khác: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu. - Sống tự lập giúp chúng ta trở thành một người thông minh, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm hơn. - Tự lập được hình thành và lớn lên dần theo sự phát triển và hoàn thiện của con người. - Làm cho cuộc sống của mình năng động hơn, tích cực hơn, tự chủ hơn. - II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo hình thức: Một đoạn văn hoàn chỉnh, đủ số câu (khoảng 10-12 câu) 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn tóm tắt một văn bản truyện đã đọc. 0,25 c. Tóm tắt một văn bản truyện đã đọc: 2,5 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc. 0,5 - Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc. 1,0 - Sử dụng được các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo. 0,5 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Nguyễn Thị Tiệp