Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thanh lách qua cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người. Trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán do bên ngoài trời nắng gắt, rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa.
Thanh bước lên thềm, đặt vali trên chiếc trường kỷ, rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà: bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào. Thanh chưa nhìn rõ thấy gì cả, một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng; mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ:
- Bà ơi!
Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định rõ nhìn: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh dương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo:
- Bà mày đâu?
Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mững rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương.
- Ði vào trong nhà không nắng cháu.
Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ.
(Trích Dưới bóng hoàng lan – Thạch Lam)
Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai D. Ngôi tự do
Câu 2. Từ Một trong câu: Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. thuộc từ loại nào?
A. Danh từ C. Số từ
B. Phó từ D. Động từ
Câu 3. Trong câu: Trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa C. Ẩn dụ
B. So sánh D. Hoán dụ
Câu 4. Vì sao trên trán Thanh lại có nhiều mồ hôi?
A. Vì ngoài trời có nắng gắt C. Vì chàng vừa làm ruộng về
B. Vì chàng vừa chạy bộ về D. Vì Thanh sợ không gian tĩnh lặng
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_ket_noi_tri_thuc.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. MÔN NGỮ VĂN 7 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) Năm học: 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ Vận dụng % điểm TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng cao kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Truyện ngắn Đọc 1 - Thơ bốn 3 0 5 0 0 2 0 60 hiểu chữ, năm chữ Trình bày ý kiến về một Viết hiện tượng 2 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 mà xã hội mình quan tâm Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ (%) 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận Chủ đề vị kiến biết hiểu dụng dụng cao thức 1. Đọc hiểu - Truyện Nhận biết: ngắn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. 3 TN 5 TN 2 TL - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu:
- - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. - Thơ bốn Nhận biết: chữ, năm - Nhận biết được từ ngữ, vần, chữ nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Trình bày Nhận biết: ý kiến về Thông hiểu: một hiện Vận dụng: tượng mà Vận dụng cao: xã hội Viết được bài văn trình bày ý 1TL* mình quan kiến về một hiện tượng mà tâm mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung (%) 60 40
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thanh lách qua cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người. Trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán do bên ngoài trời nắng gắt, rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa. Thanh bước lên thềm, đặt vali trên chiếc trường kỷ, rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà: bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào. Thanh chưa nhìn rõ thấy gì cả, một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng; mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ: - Bà ơi! Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định rõ nhìn: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh dương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo: - Bà mày đâu? Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mững rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư? Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương. - Ði vào trong nhà không nắng cháu. Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ. (Trích Dưới bóng hoàng lan – Thạch Lam) Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai D. Ngôi tự do Câu 2. Từ Một trong câu: Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. thuộc từ loại nào? A. Danh từ C. Số từ B. Phó từ D. Động từ Câu 3. Trong câu: Trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. Nhân hóa C. Ẩn dụ B. So sánh D. Hoán dụ Câu 4. Vì sao trên trán Thanh lại có nhiều mồ hôi? A. Vì ngoài trời có nắng gắt C. Vì chàng vừa làm ruộng về B. Vì chàng vừa chạy bộ về D. Vì Thanh sợ không gian tĩnh lặng Câu 5. Đâu là hình ảnh của con đường dẫn lối vào nhà bà Thanh? A. Những bóng đèn sáng rực nhấp nháy nhiều màu B. Bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà C. Con đường lát gạch bát tràng rêu phủ D. Con đường đất đỏ nhỏ và hẹp Câu 6. Không gian trong đoạn trích trên có đặc điểm gì? A. Sống động, tươi vui của nơi phố thị B. Thanh bình, tĩnh lặng, yên ả của một vùng đồng quê C. Buồn tê tái khiến lòng người trĩu nặng D. Chật hẹp và xô bồ Câu 7. Nhân vật Thanh đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận về khung cảnh trong đoạn trích? A. Thị giác, khứu giác, xúc giác C. Khứu giác, thính giác, xúc giác B. Thính giác, thị giác, xúc giác D. Thị giác, khứu giác, thính giác Câu 8. Nhận xét nào đúng về những tính cách nhân vật Thanh trong đoạn trích? A. Là một chàng trai hiền lành, tốt bụng, đối xử tốt với vật nuôi trong nhà. B. Là một chàng trai vô cùng nhạy cảm, tinh tế trong sự cảm nhận về khung cảnh quanh mình. C. Là một chàng trai đa sầu, đa cảm, buồn vì những điều xưa cũ, quen thuộc. D. Là một chàng trai thích cuộc sống nơi phố thị, sôi nổi, đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích đã thể hiện tình yêu quê hương, tình cảm gia đình luôn đau đáu trong lòng nhân vật Thanh. Em có đồng tình với nhận định trên không? Vì sao? Câu 10. Từ cảm nhận của nhân vật Thanh trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng nghiện game của học sinh hiện nay. -Hết đề-
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 C 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 9 - HS đưa ra quan điểm cá nhân về nhận định - Lí giải vì sao *Gợi ý: - Em có đồng tình với nhận định Đoạn trích đã thể hiện tình yêu quê hương, tình cảm gia đình luôn đau đáu trong lòng nhân vật Thanh, vì: + Dù xa quê nhưng ngôi nhà ngày Thanh trở về vẫn chẳng có sự thay đổi nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà. Sự tĩnh lặng của căn nhà bỗng gợi lên trong Thanh biết bao tư vị, khiến anh "trở nên 1,0 nghẹn họng" + Khi Thanh về nhà cũ, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đem đến cho anh sự nhẹ nhõm - sự nhẹ nhõm của tâm hồn người luôn yêu quê, hướng về quê hương. + Khi ở bên bà, Thanh luôn cảm thấy mình như một đứa nhỏ, được yêu thương, chăm sóc. Tình cảm gia đình, mà cụ thể ở đây là tình bà cháu thiêng liêng, vĩ đại làm cho con người ta thấy nhỏ bé, tâm hồn như trở về tuổi thơ. (GV chấm bài linh hoạt theo bài làm của HS) 10 - HS nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương: 1,0 + Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng và thường trực trong trái tim mỗi người. + Yêu quê hương là yêu những gì gần gũi, thân thuộc, gắn với nơi mình sinh ra, lớn lên + Luôn nhớ về quê hương khi xa cách + Hãy trân trọng và có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp (GV chấm bài linh hoạt theo bài làm của HS) VIẾT 4,0 II 1. Hình thức, kĩ năng: - Bố cục rõ ràng; đúng kiểu bài nghị luận xã hội - Diễn đạt rõ ràng; câu và chữ đúng văn phạm 0,5 2. Nội dung: * Mở bài - Nêu vấn đề nghị luận: 0,5 + Hiện tượng nghiện game là một hiện tượng phổ biến hiện nay.
- Phần Câu Nội dung Điểm + Hiện tượng đáng lo ngại với học sinh, gia đình và xã hội. * Thân bài 2.1. Giải thích: + Game là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động, nhằm đáp ứng 1,0 nhu cầu giải trí của con người ngày nay. + Nghiện là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó. => Nghiện game là hiện tượng tập trung quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn. 2.2. Bàn luận: a. Thực trạng - Tình trạng nghiện game ở đối tượng học sinh đang ngày càng gia tăng, trở thành một mối quan tâm, lo lắng của nhiều gia đình và nhà trường - Biểu hiện của nghiện game có thể dễ nhận biết người chơi dành hầu hết thời gian để chơi các trò chơi trên thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, nghỉ học thường xuyên, lơ đãng học hành, (Dẫn chứng) 1,0 b. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan + Bản thân học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo. + Do bạn bè xấu rủ rê, tính tò mò, do áp lực học tập căng thẳng, mệt mỏi. - Nguyên nhân khách quan + Do cha mẹ không quan tâm hoặc quá quan tâm mua sắm các thiết bị điện thoại thông minh và cho con quá nhiều tiền + Do nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ, sát sao, thông tin kịp thời về tình trạng của học sinh hiện tại. + Các nhà phát minh đã quá tập trung vào sang tạo ra các loại game đa dạng, phong phú nhằm thu hút học sinh và giới trẻ. c. Hậu quả: - Đối với người nghiện game bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, dễ mắc các bệnh về mắt, về thần kinh, đặc biệt là chứng bệnh trầm cảm, hoang tưởng - Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút, tâm lí chán học - Người nghiện dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp, nghiện ngập - Đối với gia đình: bố mẹ lo lắng, buồn phiền, mất niềm tin vào con cái. - Đối với xã hội: mầm mống của tệ nạn, vi phạm pháp luật, đạo đức xuống cấp d. Giải pháp: - Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí lành
- Phần Câu Nội dung Điểm mạnh, sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lí. - Gia đình và nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho 0,5 học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội. - Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game. * Kết bài - Khẳng định lại vấn đề (vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời) - Rút ra bài học, lời kêu gọi, nhắn nhủ của bản thân. 3. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 4. Sáng tạo 0,25 - Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. NGƯỜI RA ĐỀ TTCM BAN GIÁM HIỆU Nhóm văn 7 Lê Thị Nam Hải Nguyễn Thị Chà