Tuyển tập 14 đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 9 (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

1: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì?

A. Mô tả các hiện tượng xã hội.

B.Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống.

C.Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các

mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào?

A. Nghị luận chính trị

B.Nghị luận khoa học

C.Nghị luận xã hội

D.Nghị luận văn chương

3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”?

A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.

B.Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội.

docx 6 trang Bích Lam 24/03/2023 3540
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 14 đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_14_de_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_de_9_co_dap.docx

Nội dung text: Tuyển tập 14 đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 9 Môn: Ngữ Văn Lớp 7 Thời gian: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. 1: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì? A. Mô tả các hiện tượng xã hội. B.Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống. C.Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có. D.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. 2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào? A. Nghị luận chính trị B.Nghị luận khoa học C.Nghị luận xã hội D.Nghị luận văn chương 3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”? A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội. B.Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội.
  2. C.Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại. D.Thấy được sức mạnh to lớn của lũ lụt. 4: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào? Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây. A. Trạng ngữ chỉ thời gian B.Trạng ngữ chỉ phương tiện C.Trạng ngữ chỉ nơi chốn D.Trạng ngữ chỉ cách thức 5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Xe cô ấy bị hỏng. B.Ngôi đền ấy được người ta xây dựng từ thế kỉ trước. C.Nó bị đau chân. D.Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. 6: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì? A. Dẫn chứng B.Lí lẽ C.Lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm
  3. D.Lập luận II. TỰ LUẬN (7 điểm): 1 (2 điểm): Thế nào là câu đặc biệt? a. Trình bày tác dụng của câu đặc biệt? b. Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau: Chim sâu hỏi chiếc lá: – Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! – Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. 2 (5 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1 2 3 4 5 Câu 6 C D B C B Đáp án C II. TỰ LUẬN (7,0 điểm): 1 – Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. 0,5 đ ( 2 đ) a) Câu đặc biệt thường dùng để: 1đ – Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn 0,5 đ
  4. – Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng – Bộc lộ cảm xúc – Gọi đáp b) Xác định đúng câu đặc biệt là: Lá ơi! 2 * Yêu cầu chung : (5.0 đ) – Xác định đúng thể loại: Văn nghị luận giải thích – Nội dung: Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” – Biết kết hợp: lí lẽ + dẫn chứng + lập luận – Bố cục đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài MB: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ trên. 0,5 đ TB: – Câu tục ngữ nêu rõ hai nội dung mang ý nghĩa tương phảnnhau: 1đ + Thất bại + Thành công – Hiểu cụ thể là: 1đ + Thành công có nghĩa là làm việc đạt kết quả tốt. + An ủi, động viên những người thực hiện công việc chưa đạt 1đ hiệu quả. + Giáo dục óc sáng tạo : từ những thất bại ê chề, con người sẽ phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém. => Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là một lời 1đ khuyên, một lời khích lệ. KB: Ý nghĩa của câu tục ngữ trong cuộc sống 0,5 đ
  5. + Thất bại là thực hiện một việc làm, thi hành một công việc không đạt hiệu quả Bài mẫu: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu:” Thất bại là mẹ thành công”. “Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. ” Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản long trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì ” thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn. Vì sao nói ” Thất bại là mẹ thành công”? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn. Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ. Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại
  6. khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm. Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn điện; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập; Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.