Tuyển tập 14 đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 6 (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 đ): Em hãy nêu công dụng của dấu gạch ngang? Nêu cách phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? Lấy VD.
Câu 2 (2,0 đ): “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
( Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục)
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Câu 3 (6,0 đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
Đề 2: Giải thích câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn”
File đính kèm:
- tuyen_tap_14_de_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_de_6_co_dap.docx
Nội dung text: Tuyển tập 14 đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 6 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 6 Môn: Ngữ Văn Lớp 7 Thời gian: 90 phút Câu 1 (2,0 đ): Em hãy nêu công dụng của dấu gạch ngang? Nêu cách phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? Lấy VD. Câu 2 (2,0 đ): “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. ( Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai? Nội dung của đoạn văn trên là gì? Câu 3 (6,0 đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” Đề 2: Giải thích câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” . ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Câu 1 (2,5 điểm): Đảm bảo kiến thức như sau. - Công dụng của dấu gạch ngang: (1đ) + Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu + Đặt ở giữa dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; + Nối các từ nằm trong một liên danh. - Cách phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối: (1đ) + Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. + Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. Ví dụ: ( 0,5 điểm) Lan – học sinh 7A5, học giỏi nhất lớp. Va-ren, In-đô-nê-xia, ra-đi-ô Câu 2 (1,5 đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả Hồ Chí Minh (0,5 điểm) - Nội dung của đoạn văn: Lòng yêu nước là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. ( 1 điểm) Câu 3 (6,0 đ).
- Đề 1: a. Mở bài: (1 đ) - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. b. Thân bài: (4 đ) * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. * Tại sao phải Học, học nữa, học mãi. - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. * Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi * Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ ) c. Kết bài: (1đ) - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. - Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình. Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. * Nội dung: I. Mở bài: ( 1đ ) - Dẫn dắt .
- - Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích. II. Thân bài: ( 4 đ ) I. Thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. ý nghĩa của “Uống nước nhớ nguồn”. a. Giải thích khái niệm: - Uống nước: thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của người khác, của các thế hệ đi trước. - Nguồn: + Nơi xuất phát của dòng nước (nghĩa đen). + Những người làm ra thành quả đó (nghĩa bóng). b. ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ: Câu tục ngữ là một triết lí sống: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang hưởng. 2. Giải thích tại sao Uống nước cần phải nhớ nguồn? - Trong thiên nhiên và xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công của một ai đó tạo nên. - Lòng biết ơn đó giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác. Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân. - Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào? + Giữ gìn và bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra. + Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm. + Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành quả của dân tộc, của nhân loại. + Có ý thức và có hành động thiết thực để biết đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với bản thân, với Tổ quốc. III. Kết bài: ( 1đ ) - Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó. - Bài học rút ra cho bản thân. * Biểu điểm: - Điểm 9-10: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt trong sáng, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, có dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 7-8: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt lưu loát, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, có dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, còn mắc một vài sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, văn viết chung chung chưa đúng yêu cầu của đề, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng. Lưu ý: quá trình chấm giáo viên cần vận dụng “Hướng dẫn chấm” linh hoạt để có hiệu quả tốt nhất