Tuyển tập 14 đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 13 (Có đáp án)

Câu 1: (3 điểm)

  Trình bày khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh

 

Câu 2: ( 1điểm)

a. Khi nói hoặc viết việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích gì?

b. Hãy rút gọn câu sau, và cho biết thành phần được rút gọn là gì? 

- Hôm nào cậu đi Nha Trang?

- Ngày mai, mình đi du lịch Nha Trang.

Câu 3: (1 điểm)

Trạng ngữ có ý nghĩa và hình thức như thế nào? 

 

Câu 4: (5 điểm)      

Tục ngữ có câu:   

“Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

docx 3 trang Bích Lam 24/03/2023 4860
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 14 đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 13 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_14_de_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_de_13_co_dap.docx

Nội dung text: Tuyển tập 14 đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 13 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 13 Môn: Ngữ Văn Lớp 7 Thời gian: 90 phút Câu 1: (3 điểm) Trình bày khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh Câu 2: ( 1điểm) a. Khi nói hoặc viết việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích gì? b. Hãy rút gọn câu sau, và cho biết thành phần được rút gọn là gì? - Hôm nào cậu đi Nha Trang? - Ngày mai, mình đi du lịch Nha Trang. Câu 3: (1 điểm) Trạng ngữ có ý nghĩa và hình thức như thế nào? Câu 4: (5 điểm) Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Bằng những dẫn chứng lịch sử trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, em hãy chứng minh câu tục ngữ đó .
  2. ĐÁP ÁN Câu 1: (3 điểm) - Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta”. (1,5 điểm) - Bài văn là một mẫu mực về lập luận bố cục và cách dẫn chứng cụ thể văn nghị luận. (1,5 điểm) Câu 2: (1 điểm) * Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh , vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; (0,5điểm) - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ ). (0,5điểm) Câu 3: (1 điểm) * Trạng ngữ có ý nghĩa và hình thức: -Về ý nghĩa: (0,5điểm) Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. -Về hình thức: (0,5điểm) + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu; + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. Câu 4: (5 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) Dân tộc ta rất coi trọng tinh thần đoàn kết. Sức mạnh đoàn kết là niềm tin là sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân ta. Chính vì thế ông bà cha mẹ luôn luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ và thực hiện đúng câu tục ngữ “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
  3. b. Thân bài: Thật vậy: “một cây”chỉ số ít sống trơ trọi, đơn lẻ thì không thể làm nên “non” làm nên rừng xanh được “ba cây”chỉ số lượng lớn, biết chụm lại gắn bó với nhau vì thế mới có thể làm nên “hòn núi cao (0,5 điểm) Câu ca dao đã mượn hình ảnh ẩn dụ “một cây”; “ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nhân dân khẳng định và đề cao một bài học sống: sống đơn lẻ thì yếu, biết đoàn kết xẽ làm nên sức mạnh to lớn (0,5 điểm) Đúng như vậy đoàn kết để tạo nên sức mạnh dân tộc để xây dựng Tổ quốc. Được thể hiện trong lịch sử chống ngoại xâm sức mạnh đoàn kết đã làm nên chiến thắng vĩ đại của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Sức mạnh đoàn kết ấy còn được phát huy trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc ta. (0,5 điểm) Trong lao động sản xuất thì tinh thần đoàn kết được thể hiện ở hình ảnh những con sông Hồng, sông Thái Bình vững trãi ngăn nước lũ, lũ lụt, bảo vệ mùa màng, tài sản, con người của cha ông ta. (0,5 điểm) Bằng sức lao động và tinh thần đoàn kết trong xây dựng Tổ Quốc. nhân dân ta dã biến những con sông thành các công trình: thủy điện Sông Đà, Trị An,thủy điện YALY phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đoàn kết dân tộc là nhân tố hàng đầu để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước(0,5 điểm) Tinh thần đoàn kết còn thể hiện sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong học tập lao động của chúng ta ngày hôm nay đó chính là những hoạt động học tập, lao động .(0,5 điểm) c. Kết bài: (1 điểm) Tóm lại tinh thần đoàn kết dân tộc được hun đúc hàng nghìn năm dựng nước và gữi nước, phát huy cao độ thành sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam .Đoàn kết thì sống chia rẽ thì chết. Hạnh phúc được xây dựng và vun đắp trong tình thương, tinh thần đoàn kết dân tộc . Học sinh phải biết yêu thương đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập .