Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.

(Trích Ngữ văn 7 - Tập I)

Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn 

Câu 3. Tìm từ láy có trong câu sau: Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

docx 30 trang Bích Lam 09/03/2023 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_10_de_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_va.docx

Nội dung text: Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này. (Trích Ngữ văn 7 - Tập I) Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn Câu 3. Tìm từ láy có trong câu sau: Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. HẾT
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Câu 1. (1.0) - Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. (0.5) - Tác giả: Khánh Hoài (0.5) Câu 2. (1.0) - Nội dung: mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm trạng hai anh em. (0.5) - Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm. Câu 3. (1.0) - Từ láy: + chiền chiện (0.25) + nhảy nhót (0.25) + chiêm chiếp (0.25) + ríu ran (0.25) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: - Mở bài Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ. - Thân bài + Nụ cười yêu thương của mẹ + Nụ cười khoan dung của mẹ + Nụ cười hiền hậu của mẹ + Nụ cười khích lệ của mẹ - Kết bài + Cảm nghĩ của em về nụ cười đó. + Liên hệ nêu mong ước của bản thân. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. (Trích Cổng trường mở ra - Lý Lan) Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. (0.5 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0.5 điểm) Câu 3. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì? (1.0 điểm) Câu 4. Ý nghĩa của câu văn Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): Viết một bài văn biểu cảm về loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi, ) HẾT
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Câu 1. (0.5) Cặp từ trái nghĩa: đêm – ngày Câu 2. (0.5) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự Câu 3. (1.0) Thế giới kì diệu đó là: - Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình thương (0.25) - Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú (0.25) - Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp (0.25) - Là thế giới của những ước mơ, khát vọng, (0.25) Câu 4. (1.0) Ý nghĩa: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra. II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài Giới thiệu về loài cây em yêu. Thân bài - Biểu cảm về các đặc điểm của cây + Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây + Cây đơm hoa vào tháng và hoa đẹp như + Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao? + Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
  5. + Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào? + Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? - Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên Kết bài - Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. HẾT
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này. (Trích Ngữ văn 7 - Tập I) Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn Câu 3. Tìm từ láy có trong câu sau: Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. HẾT