Tổng hợp 11 đề ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Đề 8 (Có đáp án)

I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

        Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…

           Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: 

“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. 

          Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

          Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

                                                (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?

          A. Tự sự

          B. Miêu tả

          C. Biểu cảm

          D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai?

          A. Lời của hạt lúa thứ nhất

          B. Lời của hạt lúa thứ hai

          C. Lời của người kể chuyện

          D. Lời kể của hai cây lúa

Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?

          A. Người nông dân

          B. Cánh đồng

          C. Hai cây lúa

          D. Chất dinh dưỡng

Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?

          A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ.

          B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

          C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa

          D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng.

docx 7 trang Bích Lam 09/03/2023 9060
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp 11 đề ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_11_de_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_ho.docx

Nội dung text: Tổng hợp 11 đề ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Đề 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 8: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 7 Mức độ nhận thức Tổn Nội g Kĩ dung/ T năn đơn vị Thông Vận dụng % T Nhận biết Vận dụng g kiến hiểu cao điể thức TNK T TNK T TNK T TNK T m Q L Q L Q L Q L Đọc Truyệ 1 - 4 0 4 0 0 2 0 0 60 n ngắn hiểu Viết bài 2 Viết văn 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 biểu cảm Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 Tỉ lệ (%) 25 35 30 10 100 Tỉ lệ chung 60 40 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút TT Chươn Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi
  2. g/ dung/ theo mức độ nhận thức đơn vị chủ đề Nhậ Thô Vận kiến Vận n ng dụng thức dụng biết hiểu cao Đọc- Truyện Nhận biết: 4TN 4TN 2TL hiểu ngắn - Nhận biết được phương thức biểu đạt, lời kể, chi tiết chính trong văn bản. - Nhận biết được loại từ. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. - Xác định được BPTT, thành phần câu. Vận dụng: - Tóm tắt được văn bản - Rút được bài học cho bản thân Viết Văn Nhận biết: 1TL* biểu Thông hiểu: cảm Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về một đoạn thơ: thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ của bản thân trước những chi tiết tiêu biểu. Từ đó biết rút ra bài học cho bản thân. Tổng 4TN 4TN 2TL 1TL*
  3. Tỉ lệ (%) 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy, Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?
  4. A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai? A. Lời của hạt lúa thứ nhất B. Lời của hạt lúa thứ hai C. Lời của người kể chuyện D. Lời kể của hai cây lúa Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào? A. Người nông dân B. Cánh đồng C. Hai cây lúa D. Chất dinh dưỡng Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”? A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ. B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng. Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. A. Thời gian trôi qua B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng
  5. D. bị héo khô nơi góc nhà Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào? A. Từ ghép đẳng lập B. Từ ghép chính phụ C. Từ láy D. Từ láy toàn bộ Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì? A. Sự hèn nhác, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa B. Sự ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình. C. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác. D. Câu 9. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên? Câu 10. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong ăn bản trên? II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ sau:
  6. Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 7 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC-HIỂU 1 A 0,5 2 C 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 I 9 - Học sinh tóm tắt được nội dung chính của văn bản 1,0 10 - Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để 0,5 cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân - Muốn sống một cuộc đời ý nghĩa, chúng ta phải mạnh 0,5 mẽ dấn thân. Nếu cứ thu mình trong cai vỏ bọc an toàn, chúng ta rồi sẽ chỉ là những con người nhạt nhòa rồi tàn lụi dần. Muốn thành công, con người không có cách nào khác ngoài việc đương đầu với gian nan, thử thách.
  7. LÀM VĂN a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm b. Xác định đúng yêu cầu đề bài: Viết bài văn ghi lại cảm xúc của bản thân sau khi học xong đoạn thơ c. Nêu được cảm xúc của bản thân sau khi đọc xong đoạn thơ. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu được đoạn thơ. - Nêu được cảm xúc của bản thân: + Nội dung: Cảm nghĩ về sự góp công của các bạn thiếu nhi: tát II nước, bắt sau, gánh phân, . Hành động của các bạn tuy nhỏ cho nhưng mang ý nghĩa lớn thể hiện sự góp sức mình cho quê hương. Đoạn thơ không chỉ thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương của các bạn thiếu nhi mà còn thể hiện tình yêu quê hương của tác giả. + Nghệ thuật: Thể thơ 4 chữ tự do ngắn gọn, gần gũi. - Bài học cho bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm tòi, phát hiện độc đáo, mới lạ.