Tổng hợp 11 đề ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MÈO ĂN CHAY

 

Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.

Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.

Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao.

Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng.

Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.

                           (

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Biết)

  1. Ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba
  4. Kết hợp nhiều ngôi kể
docx 7 trang Bích Lam 09/03/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp 11 đề ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_11_de_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_ho.docx

Nội dung text: Tổng hợp 11 đề ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 2 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Tổn Nội Kĩ g T dung/đơ năn Mức độ nhận thức % T n vị kiến g điể thức m Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TNK T TNK T TNK T TNK T Q L Q L Q L Q L 1 Đọc - Truyện hiểu ngụ ngôn 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 hoặc sự kiện lịch sử. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Chươn Nội dung/ Số câu hỏi theo mức độ nhận TT Mức độ đánh giá g/ Đơn vị thức
  2. Chủ đề kiến thức Nhậ Thông Vận Vận n hiểu dụng dụng biết cao 1 Đọc - Truyện Nhận biết: hiểu ngụ ngôn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện 3 TN 5TN 2TL ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng
  3. của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2 Viết Kể lại sự Nhận biết: việc có Thông hiểu: 1TL* thật liên Vận dụng: quan đến Vận dụng cao: nhân vật Viết được bài văn kể lại sự hoặc sự việc có thật liên quan đến kiện lịch nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; sử. bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. Tổng 3TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: MÈO ĂN CHAY Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà. Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa. Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao. Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng. Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng. ( Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Biết) A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kể Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là mèo già. Đúng hay sai? (Biết) A. Đúng B. Sai
  5. Câu 3: Trong câu văn: “Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.” có mấy phó từ chỉ số lượng? (Biết) A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4: Sắp xếp các sự việc sau theo trình tự hợp lí? (Hiểu) (1)Cả bầy chuột hoang mang, chuột đầu đàn thử đi cuối cùng để kiểm chứng và cũng bị mèo già tóm gọn. (2)Mèo già không bắt được chuột, bèn nghĩ ra cách giả vờ ăn chay. (3)Từ đó, đàn chuột không dám tin lời những kẻ độc ác, giả nhân giả nghĩa. (4)Một hôm, mèo già vồ lấy con chuột cuối đàn. (5)Đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa. A. (2) – (5) – (4) – (1) – (3) B. (1) – (5) – (4) – (3) – (2) C. (4) – (3) – (2) – (1) – (5) D. (5) – (2) – (4) – (1) – (3) Câu 5: Hành động “mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh mấy ngày liền” nhằm mục đích gì? (Hiểu) A. Để sám hối tội lỗi B. Để giết thời gian C. Để đánh lừa bầy chuột D. Để rình con mồi Câu 6: Việc đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa cho thấy thái độ gì của đàn chuột? (Hiểu) A. Chủ quan B. Tự tin C. Thiếu cảnh giác D. Kiêu ngạo Câu 7: Từ “sám hối” trong câu văn: “Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật” được hiểu như thế nào? (Hiểu) A. Thú nhận tội lỗi đã gây ra B. Ăn năn tội lỗi đã gây ra C. Lo lắng về tội lỗi đã gây ra D. Xấu hổ về tội lỗi đã gây ra
  6. Câu 8: Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói đến điều gì? (Hiểu) A. Giả vờ tỏ ra tử tế, nhân nghĩa B. Nói những điều không đúng sự thật C. Cố tình đánh lừa người khác D. Che đậy việc làm sai trái Câu 9: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (Vận dụng) Câu 10: Em có đồng tình với việc làm của mèo già trong câu chuyện không? Vì sao? (Vận dụng) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu (bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả). (Vận dụng cao) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 9 HS rút ra được bài học phù hợp. 1,0
  7. 10 HS nêu được ý kiến đồng tình / không đồng tình và lí giải hợp 1,0 lí (phù hợp với chuẩn mực đạo đức). II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử. Thân bài triển 0,25 khai sư việc. Kết bài khẳng định ý nghĩa sự việc. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: sự kiện được kể lại trong 0,25 văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử. c. Triển khai vấn đề: HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Đồng thời, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả trong bài viết; sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử. - Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc. - Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện - Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan 2.5 đến nhân vật/sự kiện lịch sử. - Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện. - Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ, sáng tạo. 0,5