Tổng hợp 10 đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2021-2022 môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề số 9 (Có đáp án)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm)

       Ghi vào bài làm chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Dòng nào không phải đặc điểm hình thức của tục ngữ?

          A. Ngắn gọn                  

          B. Thường có vần, nhất là vần chân

          C. Các vế thường đối xứng cả về hình thức, nội dung                        

          D. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh

Câu 2. Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

          A. Chứng minh                                                 B. Phân tích

          C. Bình giảng                                                    D. Bình luận

Câu 3.Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dùng cách diễn đạt nào?

          A. Nhân hóa                 B. Ẩn dụ                C. So sánh                      D. Hoán dụ

Câu 4: Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài “Ý nghĩa văn chương”?

A. Nguồn gốc văn chương                                C. Nhiệm vụ văn chương

B. Công dụng văn chương                                D. Thể loại văn chương

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

          A Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

          B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.

          C. Hoa sim!

          D. Mưa rất to.

Câu 6: Khi đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận chứng minh, theo em thao tác nào không cần thiết phải thực hiện?

          A. Giải thích

          B. Phân tích

          C. Đánh giá dẫn chứng đúng hay sai

          D. Bình luận

docx 7 trang Bích Lam 07/02/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp 10 đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2021-2022 môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề số 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_10_de_kiem_tra_hoc_ky_2_nam_hoc_2021_2022_mon_ngu_v.docx

Nội dung text: Tổng hợp 10 đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2021-2022 môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề số 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 9 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022 MÔN NGỮ VĂN 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Ghi vào bài làm chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Dòng nào không phải đặc điểm hình thức của tục ngữ? A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng cả về hình thức, nội dung D. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh Câu 2. Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? A. Chứng minh B. Phân tích C. Bình giảng D. Bình luận Câu 3.Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dùng cách diễn đạt nào? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Hoán dụ Câu 4: Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài “Ý nghĩa văn chương”? A. Nguồn gốc văn chương C. Nhiệm vụ văn chương B. Công dụng văn chương D. Thể loại văn chương Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây. B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều. C. Hoa sim! D. Mưa rất to. Câu 6: Khi đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận chứng minh, theo em thao tác nào không cần thiết phải thực hiện? A. Giải thích B. Phân tích C. Đánh giá dẫn chứng đúng hay sai D. Bình luận Câu 7: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì nào? A. Trong quá khứ B. Trong hiện tại
  2. C. Trong quá khứ và hiện tại D. Trong tương lai Câu 8: Trong các câu sau, câu nào không phải câu đặc biệt? A. Giờ ra chơi. B. Tiếng suối chảy róc rách. C. Cánh đồng làng. D. Câu chuyện của bà tôi. Câu 9: Câu nào dưới đây là câu dùng cụm chủ vị để mở rộng? A. Khiêm tốn là tính nhã nhặn. B. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng. C. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình. D. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. Câu 10: Trong các văn bản sau, văn bản nào sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản, tăng cấp? A. Ca Huế trên sông Hương B. Đức tính giản dị của Bác Hồ C. Sống chết mặc bay D. Ý nghĩa văn chương Câu 11: Yêu cầu quan trọng nhất với một bài văn nghị luận là gì? A. Cảm xúc của người viết về đối tượng nghị luận phải chân thật. B. Lời văn trong bài văn nghị luận phải chân thật, rõ ràng. C. Hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận phải rõ ràng. D. Dẫn chứng trong bài nghị luận phải cụ thể, chính xác. Câu 12: Trong các tình huống sau, tình huống nào phải viết báo cáo? A. Bạn ngồi bên cạnh em mượn sách của em nhưng lâu không thấy trả. Em muốn nhờ cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ. B. Bài kiểm tra của em bị điểm kém, nhưng em cho rằng có sự nhầm lẫn trong khi thầy giáo chấm bài. Em muốn thầy xem lại bài của em. C. Sắp tới, có đợt kết nạp đoàn viên. Em muốn được vào Đoàn Thanh niêm Cộng sản Hồ Chí Minh.
  3. D. Em là Chi đội trưởng. Cuối năm học, thầy Tổng phụ trách cần biết tình hình hoạt động của chi đội em. Câu 13: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? A. Tiềm tàng, kín đáo B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục Câu 14:Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ? A.Chỉ vài ba món giản đơn B.Bác thích ăn những món được nấu rất công phu C.Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm D. Ăn xong ,cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất Câu 15: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? A. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm B. Là cảm xúc, suy ngẫm của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm C. Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người nói hoặc người viết D. Là cách sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí. Câu 16: Trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương”, đêm ca Huế diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ lúc thành phố lên đèn đến lúc trăng lên B.Từ lúc thành phố lên đèn đến đêm khuya C.Từ lúc thành phố lên đèn đến lúc gà gáy sáng D.Từ lúc trăng lên đến sáng Câu 17: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ không thể tách thành câu riêng? A.Lan và Huệ chơi rất thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo. B.Ai cũng phải học tập thật tốt để có vốn hiểu biết phong phú,và để tạo dựng cho mình một sự nghiệp. C.Qua cách nói năng, tôi biết nó đang có điều gì phiền muộn trong lòng. D.Mặt trời đã khuất phía sau rặng núi.
  4. Câu 18: Trong các câu có từ “được” sau đây, câu nào là câu bị động? A. Cha mẹ tôi sinh được hai người con. B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi. C. Bạn ấy được điểm mười. D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới. Câu 19: Phần Mở bài của bài văn nghị luận giải thích có nhiệm vụ gì? A. Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. B. Sử dụng các cách lập luận khác nhau. C. Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người. D. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Câu 20: Yếu tố nào sau đây không có trong văn nghị luận? A. Luận điểm B. Luận cứ C. Các kiểu lập luận D. Cốt truyện Câu 21: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động? A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sạch mới nhân ngày khai trường. C. Thuyền bị gió làm lật. D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá. Câu 22: Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào? A. Bút kí B. Tùy bút C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn Câu 23: Trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương”, cung bậc nào sau đây không được dùng để miêu tả các tiếng đàn của các nhạc công? A.Âm thanh cao vút B.Trầm bổng C.Lúc khoan lúc nhặt D.Réo rắt, du dương Câu 24:Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì ?
  5. “Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.” A.Theo từng cặp B.Không theo từng cặp C.Tăng tiến D.Không tăng tiến Câu 25: Công dụng nào của văn chương được tác giả Hoài Thanh khẳng định trong bài “Ý nghĩa văn chương”? A. Văn chương giúp cho người gần người hơn. B. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. C.Văn chương là loại hình giả trí của con người. D. Văn chương dự báo những điều xảy ra trong tương lai. Câu 26: Dấu chấm lửng trong câu văn: “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán ” dùng để làm gì? A. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm tương tự chưa liệt kê hết. B. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, đứt quãng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn. D. Chuẩn bị cho một nội dung mới bất ngờ hay hài hước. Câu 27: Tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay” là ai?? A. Phạm Duy Tốn B. Hoài Thanh C. Phạm Văn Đồng D. Hà Ánh Minh Câu 28: Dòng nào sau đây nêu đúng trình tự các bước tạo lập bài văn nghị luận giải thích? A.Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa B.Tìm hiểu đề, tìm ý, viết bài, đọc và sửa chữa C.Lập dàn bài, tìm hiểu đề và tìm ý, đọc và sửa chữa, viết bài D.Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu làm sáng tỏ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của văn bản “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn. Hết
  6. Giáo viên coi kiểm trakhông giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Mức tối đa Mức không đạt 1 D Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 2 A Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 3 B Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 4 D Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 5 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 6 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 7 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 8 B Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 9 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 10 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 11 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 12 D Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 13 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 14 B Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 15 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 16 D Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 17 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 18 D Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 19 A Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 20 D Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 21 A Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 22 D Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 23 A Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 24 C Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 25 B Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 26 A Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 27 A Có câu trả lời khác hoặc không trả lời 28 A Có câu trả lời khác hoặc không trả lời II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm)
  7. Câu Nội dung, đáp án Điểm 1.1. Yêu cầu về kĩ năng: - Kiểu bài: Biểu cảm. - Đảm bảo bố cục là đoạn văn. Diễn đạt tốt, văn viết có cảm xúc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường. 1.2. Yêu cầu về kiến thức: Đối tượng là tác phẩm văn học. Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: a. Mở đoạn: Giới thiệu tác phẩm “ Sống chết mặc bay”là một tác phẩm 0,5 mang gí trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. b. Thân đoạn: - Giá trị hiện thực: + Truyện phán ánh đời sống cực khổ của nhân dân khi phải đánh vật với 1,0 khó khăn của thiên tai để giành giật lại sự sống. + Truyện thể hiện chân thực thái độ và cách sống thờ ơ, vô trách nhiệm của những người cầm quyền khi biết ăn chơi sa đọa, bỏ mặc sự sống chết của người dân. - Giá trị nhân đạo: 1,0 + Thông qua giá trị hiện thực đau đớn ấy, tác giả thể hiện niềm cảm thương cho số phận của người dân nghèo phải hứng chịu bao khổ cực chỉ vì sự vô trách nhiệm của bọn quan lại cầm đầu. + Lên án, phê phán tố cáo bọn quan lại dẫm đạp lên sự sống của người dân, ăn để chuộc lợi cho mình. c. Kết bài: Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, 0,5 “Sống chết mặc bay” xứng đáng là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam. Lưu ý: Điểm của bài kiểm tra là tổng điểm của các câu cộng lại; cho điểm từ 0 - 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5.