Tổng hợp 10 đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2021-2022 môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề số 6 (Có đáp án)

Phần I. Đọc – Hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

(Trích Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm) 

            Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm)

Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì? 

Câu 3 (1 điểm) 

Nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Câu 4 (1 điểm) 

Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?

Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

 Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2 (5 điểm)

Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?

docx 3 trang Bích Lam 07/02/2023 3360
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp 10 đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2021-2022 môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề số 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_10_de_kiem_tra_hoc_ky_2_nam_hoc_2021_2022_mon_ngu_v.docx

Nội dung text: Tổng hợp 10 đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2021-2022 môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề số 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022 MÔN NGỮ VĂN 7 Phần I. Đọc – Hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Trích Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm) Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1 điểm) Nội dung của đoạn trích trên là gì ? Câu 4 (1 điểm) Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì? Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên? Câu 2 (5 điểm) Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”? HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM Môn: Ngữ văn 7 I. Yêu cầu chung - Giáo viên cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Tổng toàn bài kiểm tra là 10, chiết đến 0,25 điểm. II. Yêu cầu cụ thể Câu Nội dung Điểm
  2. I. Đọc – Hiêu văn bản - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Sống chết mặc bay” 0,25 1 - Tác giả: Phạm Duy Tốn 0,25 - Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là truyện ngắn hiện 2 0,5 đại Nội dung của đoạn trích trên là: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang 1 3 núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. - Câu đặt biệt: Gần một giờ đêm. 0,5 4 - Tác dụng: Xác định thời gian. 0,5 II. Tạo lập văn bản a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn - Học sinh có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp 0,25 b. Xác định đúng nội dung của đoạn văn: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức 0,25 hộ đê. c. Triển khai nội dung của đoạn văn - Trình bày đảm bảo được các ý sau: + Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm 1 + Cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. Có suy nghĩ và nhận xét về hình 0,25 ảnh đó. d. Chính tả, ngữ pháp 0,75 - Viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 - Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ. 0,25 a. Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết 0,25 bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc 0,25 sống của chúng ta”. c. Bài văn nghị luận chứng minh cần đảm bảo theo dàn ý sau: * Mở bài 0,5 - Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. 2 * Thân bài (Chứng minh) - Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích: + Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc 1,5 Việt Nam. + Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá. + Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu. + Rừng là kho tàng thiên nhiên, phong phú vô tận. + Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để cho con người thư giãn tinh thần, bồi bổ tâm hồn.
  3. - Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người: + ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm 1,5 trọng đến đời sống con người. Ví dụ : Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi, lũ quét tàn phá nhà cửa, mùa màng. Cướp đi sinh mạng của con người. + Đốt nương làm rẫy sơ ý làm cháy rừng phá vỡ cân bằng sinh thái, gây thiệt hại không thể bù đắp được. + Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của con người. + Mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng. * Kết bài - Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng. - Mỗi chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây 0,5 rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp. d. Chính tả, ngữ pháp - Bài viết mạch lạc, đúng chính tả, đảm bảo chuẩn ngữ pháp. e. Sáng tạo - Cách viết hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo. 0,25 0,25