Tổng hợp 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1. (1 điểm)

a. Nêu đúng khái niệm. (0.5)

b. Đặt câu - chỉ đúng quan hệ từ. (0.5)

Câu 2. (1 điểm)

- Chỉ ra chỗ sai - thừa quan hệ từ “Qua”. (0.5)

- Chữa lại: bỏ quan hệ từ “Qua”. (Hoặc thêm chủ ngữ) (0.5)

Câu 3. (2 điểm)

- Chép đúng, đủ bài thơ. (1.0) (Sai 1 – 2 từ – 0.25; thiếu 1 câu – 0.25)

- Nội dung:

+ Tả cảnh đèo Ngang: thoáng đãng, heo hút. (0.5)

+ Tâm trạng tác giả: cô đơn thầm lặng. (0.5)

Câu 4. (1 điểm)

- Nghĩa 1: Tả thực chiếc bánh trôi nước (0.25)

- Nghĩa 2: Thân phận bấp bênh chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. (0.5)

- Nghĩa 2: Quyết định giá trị bài thơ. (0.25)

Câu 5. (5.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu về loài cây em yêu.

Thân bài

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây

+ Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây…

+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?

docx 31 trang Bích Lam 09/03/2023 5200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_10_de_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Tổng hợp 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) Câu 1. (1.0 điểm) a. Thế nào là quan hệ từ? b. Đặt câu có dùng quan hệ từ biểu thị ý sở hữu. Câu 2. (1.0 điểm) Chỉ ra chỗ sai trong câu sau và chữa lại cho hoàn chỉnh. Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho thấy một tình bạn đậm đà, thắm thiết. Câu 3. (2.0 điểm) Chép lại bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và nêu nội dung chính của bài thơ. Câu 4. (1.0 điểm) Cho biết tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Câu 5: PHẦN LÀM VĂN. (5.0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu. HẾT
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 1 Câu 1. (1 điểm) a. Nêu đúng khái niệm. (0.5) b. Đặt câu - chỉ đúng quan hệ từ. (0.5) Câu 2. (1 điểm) - Chỉ ra chỗ sai - thừa quan hệ từ “Qua”. (0.5) - Chữa lại: bỏ quan hệ từ “Qua”. (Hoặc thêm chủ ngữ) (0.5) Câu 3. (2 điểm) - Chép đúng, đủ bài thơ. (1.0) (Sai 1 – 2 từ – 0.25; thiếu 1 câu – 0.25) - Nội dung: + Tả cảnh đèo Ngang: thoáng đãng, heo hút. (0.5) + Tâm trạng tác giả: cô đơn thầm lặng. (0.5) Câu 4. (1 điểm) - Nghĩa 1: Tả thực chiếc bánh trôi nước (0.25) - Nghĩa 2: Thân phận bấp bênh chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. (0.5) - Nghĩa 2: Quyết định giá trị bài thơ. (0.25) Câu 5. (5.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài Giới thiệu về loài cây em yêu. Thân bài - Biểu cảm về các đặc điểm của cây + Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây + Cây đơm hoa vào tháng và hoa đẹp như + Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
  3. + Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó. + Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào? + Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? - Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên Kết bài - Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. HẾT
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Câu 1. (3.0 diểm) Về bài thơ Qua đèo Ngang, hãy thực hiện các yêu cầu sau: a. Chép thuộc lòng 4 câu thơ đầu. (1.0 điểm) b. Nếu nội dung, nghệ thuật của bài thơ Qua đèo Ngang. (1.0 điểm) c. Em hay so sánh, chỉ ra những điểm giống và khác nhau ở cụm từ ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến). (1.0 điểm) Câu 2. (2.0 điểm) a) Xác định đại từ trong các trường hợp sau (1.0 điểm) Ai đi đâu đấy hỡi ai, Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm? (Ca dao) Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. (Bạn đến chơi nhà) b) Đặt một câu với với quan hệ từ: dù cho; một câu với quan hệ từ tuy nhiên. (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm): Cây dừa là loài cây thân thuộc và hữu ích cho đời sống, em hãy viết bài văn biểu cảm về loài cây này. HẾT
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Câu 1. (3.0 diểm) a. (1.0 điểm) Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà. b. (1.0 điểm) - Nội dung (0.5) + Miêu tả bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi đèo Ngang: đẹp, hoang sơ nhưng gợi buồn. + Bộc lộ tâm trạng: Hoài cổ nhớ nước, thương nhà da diết, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. - Nghệ thuật (0.5) + Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. + Nhân hoá, đảo ngữ, điệp từ, chơi chữ. + Miêu tả kết hợp biểu cảm. + Lời thơ trang nhã điêu luyện, âm điệu trầm lắng. c. (1.0 điểm) - Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình - Khác nhau: Trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến: + ta: tác giả (Nguyễn Khuyến) + ta: khách (bạn) => Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. - Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: + ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan) => Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.
  6. Câu 2: a. (1 điểm) Ai (0.5) Bác (0.5) b. Đặt đúng hai câu với các quan hệ từ đạt 1.0 điểm. II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm): a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: - Mở bài Giới thiệu về cây dừa. - Thân bài Biểu cảm về các đặc điểm của cây (thân cây, tán lá, quả, ) + Nhìn từ xa, cây như chiếc chổi chổng ngược. + Cây cao quá mái nhà. + Gốc to cỡ vòng tay ôm của em. + Những chùm rễ bám gốc như những con giun đất to. + Vỏ cứng có nhiều vết sẹo xen kẽ đều đặn trên thân cây hơi nghiêng về ao cá. + Từng chùm quả xinh xinh như những hồ lô xanh bóng. + Vô số tàu lá tủa ra, rũ xuống hệt những chiếc lược khổng lồ. + Gió khua xào xạc trên lá dừa. + Chim chóc ríu rít trong vòm cây. - Kết bài + Khẳng định lại tình cảm với cây dừa. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. HẾT
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) Câu 1. (1.0 điểm) a. Thế nào là quan hệ từ? b. Đặt câu có dùng quan hệ từ biểu thị ý sở hữu. Câu 2. (1.0 điểm) Chỉ ra chỗ sai trong câu sau và chữa lại cho hoàn chỉnh. Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho thấy một tình bạn đậm đà, thắm thiết. Câu 3. (2.0 điểm) Chép lại bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và nêu nội dung chính của bài thơ. Câu 4. (1.0 điểm) Cho biết tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Câu 5: PHẦN LÀM VĂN. (5.0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu. HẾT