Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc bài thơ sau:
ĐƯA CON ĐI HỌC
Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc
Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?
Hương lúa tỏa bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước.
(In trong Khúc ca mới – Tế Hanh,
NXB Văn học, 1996)
Thực hiên các yêu cầu sau:
Câu 1. (0,5đ) Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?
A. Gieo vần lưng. B. Gieo vần linh hoạt.
C. Gieo vần chân. D. Vần lưng kết hợp vần chân.
Câu 2. (0,5đ) Từ “đang” trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" thuộc từ loại nào?
A. Phó từ. B. Số từ.
C. Động từ. D. Tính từ.
Câu 3: (0,5đ) Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong
câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" là gì?
A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.
B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.
C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.
D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.
pdf 8 trang Thái Bảo 21/07/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_nam.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA GIỮA KỲ I TỔ: XÃ HỘI Năm học 2022- 2023 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút KHUNG MA TRẬN Tổng Mưc độ nhận thưc % Nội Kĩ điểm TT dung/đơn vi Nhận biêt Thông hiểu Vận dung Vận dung cao năng kiên thưc TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Truyện Đọc 1 ngắn 3 0 5 0 0 2 0 60 hiểu Thơ (4 chữ, 5 chữ) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau 2 Viêt khi đọc thơ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 bốn chữ (năm chữ) Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Ti lê % 20% 40% 30% 10% 100 Ti lê chung 60% 40% BẢN ĐẶC TẢ Nội Sô câu hoi theo mưc độ nhận thưc Kĩ dung/Đơn Vận TT Mưc độ đánh giá Nhận Thông Vận năng vi kiên dung biêt hiểu Dung thưc cao Nhận biêt: 3 TN 5TN 2 TL - Nhận biết được từ ngữ, Đọc Thơ (thơ vần, nhịp, các biện pháp tu hiểu bốn chữ, từ trong bài thơ. năm chữ) - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. 1
  2. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình 1 cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dung: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viêt Viết Nhận biêt: 1* 1* 1* 1TL* đoạn văn Thông hiểu: ghi lại Vận dung: cảm xúc Vận dung cao: khi đọc Viết đoạn văn ghi lại cảm thơ bốn xúc khi đọc thơ bốn chữ chữ (năm chữ) (năm chữ) Tổng 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL Ti lê % 20 40 30 10 Ti lê chung 60 40 2
  3. ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc bài thơ sau: ĐƯA CON ĐI HỌC Sáng nay mùa thu sang Cha đưa con đi học Sương đọng cỏ bên đường Nắng lên ngời hạt ngọc Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước. (In trong Khúc ca mới – Tế Hanh, NXB Văn học, 1996) Thực hiên các yêu cầu sau: Câu 1. (0,5đ) Bài thơ có cách gieo vần như thế nào? A. Gieo vần lưng. B. Gieo vần linh hoạt. C. Gieo vần chân. D. Vần lưng kết hợp vần chân. Câu 2. (0,5đ) Từ “đang” trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" thuộc từ loại nào? A. Phó từ. B. Số từ. C. Động từ. D. Tính từ. Câu 3: (0,5đ) Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" là gì? A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người. B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm. C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn. D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ. Câu 4. (0,5đ) Hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào? A. Nắng mùa thu. B. Gió mùa thu. C. Hương lúa mùa thu. D. Sương trên cỏ bên đường. Câu 5. (0,5đ) Hai câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì? “Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước” A. Nhân hoá. B. So sánh. C. Ẩn dụ D. Hoán dụ. Câu 6. (0,5đ) Từ "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ” có nghĩa là gì? A. Có cảm giác thích thú với những điều mới mẻ. B. Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ. C. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen. 3
  4. D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một vấn đề gì đó. Câu 7. (0,5đ) Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ là: Tình cảm gia đình quê hương là cái nôi đầu đời, là trường học đầu tiên giúp con người khôn lớn trưởng thành. A. Sai. B. Đúng Câu 8. (0,5đ) Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm với tự sự, miêu tả có tác dụng gì? A. Biểu đạt tình cảm của người cha tha thiết dành cho con. B. Gợi ra câu chuyện của người cha đưa con đi học. C. Gợi tả cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của người cha. D. Gửi gắm ước mơ sâu sắc của người cha đối với con. Câu 9. (1,0đ) Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau? “Con ơi đi với cha Trường của con phía trước.” Câu 10. (1,0đ) Tìm 1 câu thơ (hoặc ca dao, tục ngữ) nói về tình cảm gia đình và trình bày cảm nhận của em. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc xong một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5 HS nêu được điều người cha muôn với con: 9 Cha luôn đồng hành cùng con trên mọi chặng đường, đưa 1,0 con đến những nơi tốt đẹp. Học sinh viêt được 1 câu về tình cảm gia đình và nêu được cảm nhận hợp lí. 10 - Viết được 1 câu về tình cảm gia đình 0,5 - Nêu được cảm nhận hợp lí. 0,5 II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm - Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm 0,25 xúc chung về bài thơ - Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài 4
  5. thơ - Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Ghi lại cảm xúc bản thân 0,25 sau khi đọc một bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ. c. Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà mình yêu quý HS có thể trình bày mạch cảm xúc theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được bài thơ và tác giả. 2.5 - Trình bày được nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Có sự liên hệ với những bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ (năm chữ) d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, tình cảm sâu sắc, mang tính 0,5 nhân văn. Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo sô 2 Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: MÈO ĂN CHAY Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà. Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa. Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao. 5
  6. Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng.Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng. ( Câu 1 (1 điểm): Xác định ngôi kể và thể loại của văn bản trên. Câu 2 (1 điểm): Tìm và xác định loại phó từ được sử dụng trong câu sau: “Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.” Câu 3 (1 điểm): Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói về điều gì? Câu 4 (1 điểm): Nêu bài học rút ra từ câu chuyện trên. Câu 5 (1 điểm): Em có đồng tình với việc làm của con mèo già không? Vì sao? Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn sách Chân trời sáng tạo sô 2 Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu Đáp án Điểm 0.5 - Ngôi kể: ngôi thứ ba. điểm Câu 1 - Thể loại: ngụ ngôn. 0.5 điểm 0,5 - Phó từ: một. điểm Câu 2 - Loại phó từ: chỉ số lượng. 0,5 điểm Câu - Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa”: Làm ra vẻ có nhân, có nghĩa, nhưng 1 3 thực ra chỉ là giả dối, giả vờ tỏ ra tử tế. điểm Câu - HS rút ra bài học phù hợp. 1 4 điểm 6
  7. - Bài học: Câu chuyện phê phán những kẻ oai quyền giả nhân giả nghĩa, trong lòng thì mưu mô ác độc. Bởi vậy, trong cuộc sống, những con người cólời ngon ngọt chưa hẳn là tốt đẹp, nhưng lời nói thật lòng khó nghe lại có thể không phải là xấu. Câu - HS nêu được ý kiến đồng tình / không đồng tình và lí giải hợp lí (phù 1 5 hợp với chuẩn mực đạo đức). điểm Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Đáp án Điểm *Hình thưc: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần. Mở bài: - Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại. - Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan. Thân bài: - Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện. 1 điểm + Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện. 0,5 + Dấu tích liên quan. điểm - Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự 3 kiện lịch sử. điểm + Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn, ); kết hợp kể chuyện 0,5 với miêu tả. điểm - Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử. Kêt bài: - Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc. * Biểu điểm chung: - Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văntự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng 7
  8. tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văntự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn phân tích, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Các trường hợp còn lại. 8