Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. 
Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở 
góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở 
hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau 
lặng lẽ bay đi. 
Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran […] 
Câu 1. Đoạn văn trên đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? 
A. Biểu cảm, nghị luận  
B. Miêu tả, biểu cảm 
C. Tự sự, biểu cảm 
D. Tự sự, miêu tả 
Câu 2. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất số nhiều đúng hay 
sai? 
A. Đúng 
B. Sai

Câu 3. Trong câu: Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở 
hoa, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
A. Liệt kê, so sánh 
B. Liệt kê, nhân hóa 
C. Liệt kê, điệp ngữ 
D. Điệp ngữ, nhân hóa 

pdf 12 trang Bích Lam 14/06/2023 5280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_de_so_6.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 6 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran [ ] Câu 1. Đoạn văn trên đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, nghị luận B. Miêu tả, biểu cảm C. Tự sự, biểu cảm D. Tự sự, miêu tả Câu 2. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất số nhiều đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 1
  2. Câu 3. Trong câu: Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Liệt kê, so sánh B. Liệt kê, nhân hóa C. Liệt kê, điệp ngữ D. Điệp ngữ, nhân hóa Câu 4. Không gian được gợi ra trong đoạn trích trên là gì? A. Không gian làng quê B. Không gian thành phố C. A và B đúng D. A và B sai Câu 5. Khung cảnh được gợi ra trong đoạn trích trên là gì? A. Náo nhiệt, sôi động B. Êm đềm, thanh bình C. A và B đúng D. A và B sai Câu 6. Có người cho rằng: Đoạn văn trên đã sử dụng nhiều câu ngắn, kết câu đơn giản cùng biện pháp so sánh, nhân hóa đã đưa người đọc về với thế giới của làng quê với tất cả những gì tinh khôi, bình yên và đẹp đẽ nhất. Em có đồng tình với ý kiến trên? A. Đúng B. Sai 2
  3. Câu 7. Liệt kê các phó từ có trong các câu văn sau: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Câu 8. Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của không gian và tình cảm của người viết được gợi ra trong đoạn trích trên. Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ về vai trò của tập thể với mỗi cá nhân. Câu 2. Thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi hoặc một hoạt động mà em yêu thích. 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Đoạn văn trên đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, nghị luận B. Miêu tả, biểu cảm C. Tự sự, biểu cảm D. Tự sự, miêu tả Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn, chú ý ngôn ngữ, lời kể Lời giải chi tiết: Những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm): Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất số nhiều đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, chú ý ngôi kể Lời giải chi tiết: Đúng => Đáp án: A 4
  5. Câu 3 (0.25 điểm): Trong câu: Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Liệt kê, so sánh B. Liệt kê, nhân hóa C. Liệt kê, điệp ngữ D. Điệp ngữ, nhân hóa Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về các biện pháp nghệ thuật đã học Lời giải chi tiết: Liệt kê, nhân hóa => Đáp án: B Câu 4 (0.25 điểm): Không gian được gợi ra trong đoạn trích trên là gì? A. Không gian làng quê B. Không gian thành phố C. A và B đúng D. A và B sai Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Không gian được gợi ra trong đoạn trích trên là không gian làng quê => Đáp án: A Câu 5 (0.25 điểm): 5
  6. Khung cảnh được gợi ra trong đoạn trích trên là gì? A. Náo nhiệt, sôi động B. Êm đềm, thanh bình C. A và B đúng D. A và B sai Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Khung cảnh được gợi ra trong đoạn trích trên là náo nhiệt, sôi động => Đáp án: A Câu 6 (0.25 điểm): Có người cho rằng: Đoạn văn trên đã sử dụng nhiều câu ngắn, kết câu đơn giản cùng biện pháp so sánh, nhân hóa đã đưa người đọc về với thế giới của làng quê với tất cả những gì tinh khôi, bình yên và đẹp đẽ nhất. Em có đồng tình với ý kiến trên? A. Đúng B. Sai Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích và nêu ý kiến Lời giải chi tiết: Đúng => Đáp án: A Câu 7 (0.5 điểm): 6
  7. Liệt kê các phó từ có trong các câu văn sau: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về phó từ Lời giải chi tiết: 3 phó từ có trong các câu văn: chớm, cả, từng Câu 8 (1.0 điểm): Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của không gian và tình cảm của người viết được gợi ra trong đoạn trích trên. Phương pháp giải: Đoạn văn 5 – 7 câu, xác ịđ nh đúng yêu cầu đề, trình bày sáng tạo, sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Bức tranh thiên nhiên làng quê hiện lên trong đoạn trích thật sinh động, gần gũi với mỗi chúng ta. - Không gian chớm hè thật náo nhiệt, sôi động tràn ngập khắp nơi: cây cối um tùm, tươi tốt, “cả làng thơm”, đó là mùi hương của “cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín ”. Những mùi vị vô cùng thân thuộc, gần gũi, dung dị, tự nhiên mà biết bao trìu mến với mỗi người. - Không chỉ có hương thơm, bức tranh còn trở nên sinh động hơn khi có sự góp mặt của những con ong, cái bướm. Từng hình ảnh đẹp đẽ, êm đềm của một vùng quê thanh bình hiện lên khiến người đọc chẳng thể nào quên được. 7
  8. - Đoạn trích thể hiện sự quan sát tinh tường của người viết; cho thấy sự văn bốc sẵn sắc với làng quê; sự yêu mến, nâng niu, trân trọng thiên nhiên và cuộc sống làng quê. Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ về vai trò của tập thể với mỗi cá nhân. Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em. Lời giải chi tiết: Dàn ý tham khảo: 1. Mở đoạn: Dẫn dắt đến mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. 2. Thân đoạn: Giải thích - Cá nhân: những con người cụ thể tồn tại và hoạt động không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là một thực thể xã hội. - Tập thể: tập hợp của những cá nhân trong xã hội. Khi sống đơn độc, lẻ loi, tách khỏi tập thể, cộng đồng, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt. Chỉ khi hòa mình vào với mọi người để cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới tìm thấy niềm vui, phát huy được năng lực, sở trường, sức mạnh của chính mình, mới thực sự sống và sống một cách có ýnghĩa. Phân tích ý nghĩa của vấn đề - Sống đơn độc, lẻ loi, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt: 8
  9. + Mỗi cá nhân sinh ra và lớn lên đều có mối quan hệ không thể tách rời gia đình và cộng đồng nhưng mỗi người chỉ có một giới hạn nhất định về khả năng nên không thể tự mình đáp ứng hết được mọi yêu cầu của cuộc sống, cũng không thể tự mình tạo cho mình một cuộc sống trọn vẹn. + Cuộc sống vốn phức tạp lại luôn biến động, đổi thay với những bất ngờ, những điều xảy ra ngoài dự liệu của con người. Nếu chỉ có một mình, cá nhân sẽ khó hoặc không thể ứng phó hết được. + Trong cuộc sống, có những điều xảy ra nằm ngoài khả năng giải quyết của một cá nhân (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ). Nếu không hợp sức, một cá nhân nhỏ nhoi hoàn toàn có thể bị nhấn chìm, đè bẹp. - Khi hòa mình với mọi người, cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa: + Hòa mình với mọi người, cá nhân sẽ có được niềm vui (giao lưu, chia sẻ, đồng cảm, tri kỉ, ). + Gắn bó với mọi người, cá nhân có thể giúp mọi người vàcũng nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Sự gắn bó khiến sức mạnh cá nhân có thể được nhân lên bởi sức mạnh chung của tập thể, cộng đồng. + Sống giữa mọi người, thế mạnh của mỗi cá nhân được phát huy, điểm yếu được bù đắp; những đóng góp của cá nhân được thừa nhận, trân trọng, tôn vinh, lưu giữ, + Sống cùng mọi người, cá nhân sẽ bắt kịp nhịp vận hành của đời sống để không tụt hậu, lệch nhịp, lạc điệu, Bàn luận, mở rộng: 9
  10. - Cần phân biệt giữa lối sống hòa đồng với lối sống a duatheo đám đông. Sự hòa đồng cho ta niềm vui và sức mạnh, thói adua chỉ khiến ta đánh mất chính bản thân mình. - Cần có ý thức hòa mình vào cộng đồng, trân trọng sứcmạnh của cộng đồng song cần nhận thức đầy đủ về công việc và cuộc sống của bản thân để có sự lựa chọn đúng đắn: khinào cần hòa mình với mọi người, khi nào cần tư duy độc lập, việc gì cần phối hợp sức mạnh chung của tập thể, việc gì cá nhân phải tựgiải quyết bằng năng lực, nội lực của chính mình 3. Kết đoạn: Khẳng định lại về mối quan hệ giữa cá nhân liên hệ Câu 2 (5 điểm): Thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi hoặc một hoạt động mà em yêu thích. Phương pháp giải: 1. Mở bài: Nêu được lí do sẽ giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. 2. Thân bài: - Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào? - Hoạt động hay trò chơi đó dành cho lứa tuổi nào? - Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó - Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào? - Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao? - Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì? 3. Kết bài: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi và hoạt động đối với con người và cuộc sống 10
  11. Lời giải chi tiết: Dàn ý tham khảo: Trò chơi nhảy dây. 1. Mở bài: Nêu được li do sẽ giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: Nhảy dây là trò chơi mà các bạn gái ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng rất thích. Trò chơi nhảy dây được chơi trong lúc ảr nh rỗi ở nhà hoặc vào giờ ra chơi ở trường. 2. Thân bài: - Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào? Trò chơi cần một khoảng đất vừa đủ rộng cho vòng dây quay. Dây dùng để nhảy có thể là dây thừng, dây cao su, dây thun, - Hoạt động hay trò chơi đó dành cho lứa tuổi nào? Đối tượng chơi thường là các bạn gái ở tuổi thiếu nhi - Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó. Để vui chơi giải trí - Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thếnào? Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao? Có hai kiểu nhảy dây là nhảy một người hoặc nhảy nhiều người. + Cách thứ nhất (nhảy một người). - Dùng một sợi dây đủ dài. Hai đầu dây cuốn vài vòng vào bàn tay để giữcho chắc. Đặt chân lên chính giữa sợi dây, kéo cao cho vừa tầm người là được. 11
  12. - Người nhảy đứng thẳng, hai cổ tay quay đều dây về phía trước cho qua qua đầu, khi dây chạm sát đất thì nhảy lên. Vừa nhảy vừa đếm, để dây vướng chân là mắc lỗi, là phải dừng lại. Người thắng là người có số lần nhảy nhiều nhất. + Cách chơi thứ hai (nhảy nhiều người): - Hai người quay dây đứng cách nhau một khoảng cách đủ để dây chùng vừa chạm đất là được. - Quay dây đều tay. Lần lượt từng người hoặc hai, ba người cùng nhảy. Trò chơi này cần sự khéo léo. Nếu để dây chạm trúng chân thì phải ra quay dây cho các bạn khác vào nhảy. - Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấylàgì? Trò chơi nhảy dây vừa vui vừa bổ ích, rèn luyện sự nhanh mắt, nhanh chân và sức khỏe dẻo dai, có ích cho quá trình phát triển cơ thể của tuổi thiếu nhi. 3. Kết bài: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi vàhọc: Trò chơi gắn liền với tuổi thơ. Đem lại niềm vui cho các bạn tuổi thơ và lưu lại kí ức đẹp. 12