Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 8 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[…] Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét và ngày 20 tháng 4 lại nổi 
lên cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. […] Khoảng 11 giờ trưa, Nét Len 
lưu ý tôi giữa đám tảo đó có một con vật gì đó rất đáng sợ. 
[…] Tôi cũng đưa mắt nhìn qua ô cửa và bất giác lùi lại. Trước mắt tôi, một 
quái vật đang bơi tới. Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. Nó bơi lùi 
rất nhanh về phía tàu. Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy. Tám 
cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn 
cong. Nhìn thấy rõ hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi. Hai hàm răng bạch 
tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. Lưới nó cũng bằng 
chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. Thân nó 
hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. Màu 
sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chì sang màu nâu đỏ. 
Vì sao con bạch tuộc tức giận? Hẳn là vì sự xuất hiện của tàu No-ti-lớt to lớn 
hơn nó và vì vòi cũng như hai hàm răng của nó chẳng làm nên chuyện gì… 
[…] Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị 
chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu. 
Thuyền trưởng Nê-mô, mình nhuốm đầy máu, đứng lặn người bên chiếc đèn pha 
mà nhìn xuống biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình. Mắt Nê-
mô ứa lệ. 
(Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?

A. Tự sự 
B. Miêu tả 
C. Biểu cảm 
D. Nghị luận 
Câu 2. Thể loại của đoạn trích trên là?

A. Truyện cổ tích 
B. Truyền thuyết 
C. Truyện cười 
D. Truyện khoa học viễn tưởng. 

pdf 11 trang Bích Lam 14/06/2023 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 8 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_de_so.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 8 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 8 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [ ] Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét và ngày 20 tháng 4 lại nổi lên cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. [ ] Khoảng 11 giờ trưa, Nét Len lưu ý tôi giữa đám tảo đó có một con vật gì đó rất đáng sợ. [ ] Tôi cũng đưa mắt nhìn qua ô cửa và bất giác lùi lại. Trước mắt tôi, một quái vật đang bơi tới. Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. Nó bơi lùi rất nhanh về phía tàu. Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy. Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. Nhìn thấy rõ hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi. Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. Lưới nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. Màu sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chì sang màu nâu đỏ. Vì sao con bạch tuộc tức giận? Hẳn là vì sự xuất hiện của tàu No-ti-lớt to lớn hơn nó và vì vòi cũng như hai hàm răng của nó chẳng làm nên chuyện gì [ ] Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu. Thuyền trưởng Nê-mô, mình nhuốm đầy máu, đứng lặn người bên chiếc đèn pha mà nhìn xuống biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình. Mắt Nê- mô ứa lệ. (Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ) 1
  2. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Thể loại của đoạn trích trên là? A. Truyện cổ tích B. Truyền thuyết C. Truyện cười D. Truyện khoa học viễn tưởng. Câu 3. Đề tài của văn bản là? A. phát minh khoa học, công nghệ. B. khám phá thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương. C. chế tạo dược liệu. D. du hành vũ trụ. Câu 4. Không gian trong đoạn trích trên là ở đâu? A. Vũ trụ. B. Lòng đất. C. Biển cả. D. Âm phủ. Câu 5. Nê-mô ứa lệ vì lí do gì? A. Bạch tuộc nuốt mất người đồng hương của mình. B. Lũ bạch tuộc chiến bại. C. Anh ta nhìn thấy con quái vật đáng sợ. D. Bạch tuộc bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu. 2
  3. Câu 6. Có thể đặt tên cho đoạn trích là? A. Dòng Sông Đen. B. Xưởng Sô-cô-la. C. Một ngày của Ích-chi-an. D. Bạch tuộc. Câu 7. Trong câu Mắt Nê-mô ứa lệ, từ “lệ” có nghĩa là gì? A. Bạch tuộc. B. Thuyền trưởng. C. Chảy nước mắt. D. Nước mắt. Câu 8. Thành phần nào được mở rộng trong câu sau là gì? Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Chủ ngữ và vị ngữ. D. Trạng ngữ. Câu 9. Trong câu “Vì sao con bạch tuộc tức giận?” có sử dụng phép tu từ nhân hóa. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 10. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) về sự kì diệu của trí tưởng tượng Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm) Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một thầy cô mà em yêu quý. 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự => Đáp án: A Câu 2 (0.5 điểm): Thể loại của đoạn trích trên là? A. Truyện cổ tích B. Truyền thuyết C. Truyện cười D. Truyện khoa học viễn tưởng. Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại 4
  5. Lời giải chi tiết: Thể loại của đoạn trích trên là truyện khoa học viễn tưởng => Đáp án: D Câu 3 (0.5 điểm): Đề tài của văn bản là? A. phát minh khoa học, công nghệ. B. khám phá thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương. C. chế tạo dược liệu. D. du hành vũ trụ. Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra đề tài Lời giải chi tiết: Đề tài của văn bản là khám phá thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương => Đáp án: B Câu 4 (0.5 điểm): Không gian trong đoạn trích trên là ở đâu? A. Vũ trụ. B. Lòng đất. C. Biển cả. D. Âm phủ. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích 5
  6. Lời giải chi tiết: Không gian trong đoạn trích trên là ở biển cả => Đáp án: C Câu 5 (0.5 điểm): Nê-mô ứa lệ vì lí do gì? A. Bạch tuộc nuốt mất người đồng hương của mình. B. Lũ bạch tuộc chiến bại. C. Anh ta nhìn thấy con quái vật đáng sợ. D. Bạch tuộc bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển sâu. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Nê-mô ứa lệ vì bạch tuộc nuốt mất người đồng hương của mình => Đáp án: A Câu 6 (0.5 điểm): Có thể đặt tên cho đoạn trích là? A. Dòng Sông Đen. B. Xưởng Sô-cô-la. C. Một ngày của Ích-chi-an. D. Bạch tuộc. Phương pháp giải: Đọc kĩ nội dung đoạn trích 6
  7. Lời giải chi tiết: Có thể đặt tên cho đoạn trích là Bạch tuộc => Đáp án: D Câu 7 (0.5 điểm): Trong câu Mắt Nê-mô ứa lệ, từ “lệ” có nghĩa là gì? A. Bạch tuộc. B. Thuyền trưởng. C. Chảy nước mắt. D. Nước mắt. Phương pháp giải: Dựa vào ngữ cảnh xác định nghĩa của từ Lời giải chi tiết: Từ “lệ” có nghĩa là nước mắt => Đáp án: D Câu 8 (0.5 điểm): Thành phần nào được mở rộng trong câu sau là gì? Tám cánh tay, hay đúng hơn, tám chân từ đầu mọc dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Chủ ngữ và vị ngữ. D. Trạng ngữ. 7
  8. Phương pháp giải: Đọc và xác định Lời giải chi tiết: Thành phần nào được mở rộng là chủ ngữ => Đáp án: A Câu 9 (0.5 điểm): Trong câu “Vì sao con bạch tuộc tức giận?” có sử dụng phép tu từ nhân hóa. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp giải: Nêu ý kiến Lời giải chi tiết: Đúng => Đáp án: A Câu 10 (1.5 điểm): Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) về sự kì diệu của trí tưởng tượng Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em về vấn đề Lời giải chi tiết: 8
  9. Sự kì diệu của trí tưởng tượng: Trí tưởng tượng đưa chúng ta đến với những thế giới không có trong đời thực, hấp dẫn, độc đáo. Trí tưởng tượng là động lực thúc đẩy sự sáng tạo trong lao động theo sự hình dung, mơ ước của mình. Trí tưởng tượng giúp con người hình dung hoặc đưa ra dự báo về sự thay đổi của thế giới trong tương lai. Phần II (4 điểm) Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một thầy cô mà em yêu quý. Phương pháp giải: 1. Mở bài - Giới thiệu thầy, cô giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em - Nêu cảm xúc, suy nghĩ khái quát của em về đối tượng 2. Thân bài - Miêu tả kết hợp với biểu cảm về ngoại hình của thầy/ cô giáo: Dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, mái tóc, - Biểu cảm về tính cách, phẩm chất của thầy/ cô giáo - Kể lại một kỉ niệm sau đậm nhất giữa em và thầy/cô giáo, qua đó bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình về đối tượng 3. Kết bài: - Khẳng định lại một lần nữa tình cảm của bản thân đối với thầy, cô giáo Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Tuổi học trò – cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp 9
  10. nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta. “Thầy cô” chỉ với hai tiếng thôi mà sao em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành những thầy giáo, cô giáo sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy, cô giáo chính là những người dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, người vun đắp những ước mơ của chúng em vào một tương lai tươi sáng hơn. Mỗi thầy, cô giáo là một người lái đò cần mẫn. Khi năm học kết thúc cũng chính là lúc những chuyến đò đã bắt đầu cập bến. Một chuyến đò với biết bao công sức và tâm huyết. Một chuyến đò chở biết bao tri thức, tình cảm mà thầy, cô muốn gửi vào mỗi chúng em. Chúng em biết rằng để làm được điều đó thầy cô đã phải thức khuya, miệt mài, cặm cụi bên trang giáo án. Chúng em biết rằng đó là tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt của các thầy, cô. Tình yêu thương vô bờ bến ấy chúng em sẽ luôn trân trọng và cất giữ mãi trong trái tim. Thầy, cô giáo không những cho chúng em tri thức để từng ngày trôi qua là lúc chúng em bước lên cao hơn với nấc thang kiến thức. Thầy, cô giáo còn là người dạy cho chúng em biết, dạy cho chúng em hay về những đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đường đời đầu tiên mà chúng em được học từ thầy, cô giáo. Thầy, cô là người dạy chúng em biết học, biết viết, biết làm những gì nên làm, biết nói những gì nên nói, biết khi nào nên im lặng để lắng nghe ý kiến của người khác; Người đã dạy em biết khóc, biết cười đúng lúc, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết không làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh; Người dạy em biết thế nào là tình yêu thương, thế nào là đoàn kết cũng như làm thế nào để vượt qua đau khổ, thất bại. Những bài học tưởng chừng như đơn giản ấy sẽ là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em bước vào đời. 10
  11. Tình yêu thương mà mỗi thầy, cô giáo dành cho những đứa học trò yêu quý của mình cũng giống như tình cảm cha mẹ dành cho chún em vậy. Chẳng vậy mà người ta vẫn thường hay nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em. Thầy, cô giáo an ủi và là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với chúng em mỗi lần chúng em thất bại, vấp ngã hay là niềm hạnh phúc được nhân đôi những khi thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em mỗi lần vấp ngã, thầy cô cũng chẳng dấu nổi nước mắt. Những lần như thế thầy cô đều ôm chúng em vào lòng và mong sao sự ấm áp đó sẽ xoa dịu nỗi đau trong lòng mỗi học trò mà thầy cô yêu thương như con. Chúng em đang dần lớn lên và cũng đã được học rất nhiều thầy giáo, cô giáo. Mỗi người thầy, người cô là một người chăm sóc vườn hoa để mỗi bông hoa sẽ tươi tốt và trở thành một con người có ích cho xã hội. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tình yêu nghề, yêu học trò và cả sự nhiệt huyết mỗi con người. Thầy cô kính mến! Dù không biết làm gì để đáp lại công ơn to lớn ấy nhưng chúng em cũng xin kính dâng lên các thầy, các cô những lời thành kính và tri ân nhất xuất phát từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Chúng em xin hứa sẽ học tập thật tốt, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống để xứng đáng với những kì vọng và mong mỏi của thầy, cô. Dù sau này trên con đường của chúng em dẫu có phong ba, bão táp, chúng em sẽ luôn vững tin bước qua vì chúng em biết ở một nơi nào đó thầy cô vẫn đang mỉm cười và dõi theo chúng em. “Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi. Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa. Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ” 11