Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, 
réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, 
rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng 
một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang 
phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới 
cái thác rồi. Ngoặc khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. 
Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có 
chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc 
nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. 
Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả 
cái mặt nước chỗ này”. 
(Trích Tùy bút Sông Đà – Nguyễn Tuân) 
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
A. Miêu tả 
B. Tự sự 
C. Thuyết minh

D. Nghị luận 
Câu 2. Đối tượng chính được thể hiện trong đoạn văn là gì? 
A. Dòng sông 
B. Rừng lửa 
C. Thác nước 
D. Đá núi 
Câu 3. Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ đặc tả âm thanh vang vọng, dữ dội 
của đối tượng được nói đến trong đoạn văn? 
A. Réo, rống, gầm thét, ầm ầm 
B. Réo, rống, lồng lộn, ầm ầm 
C. Réo, rống, bùng bùng, ầm ầm 
D. Réo, rống, ầm ầm, ngỗ ngược 

pdf 13 trang Bích Lam 14/06/2023 5060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_de_so.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 6 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặc khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. (Trích Tùy bút Sông Đà – Nguyễn Tuân) Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Thuyết minh 1
  2. D. Nghị luận Câu 2. Đối tượng chính được thể hiện trong đoạn văn là gì? A. Dòng sông B. Rừng lửa C. Thác nước D. Đá núi Câu 3. Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ đặc tả âm thanh vang vọng, dữ dội của đối tượng được nói đến trong đoạn văn? A. Réo, rống, gầm thét, ầm ầm B. Réo, rống, lồng lộn, ầm ầm C. Réo, rống, bùng bùng, ầm ầm D. Réo, rống, ầm ầm, ngỗ ngược Câu 4. Từ mai phục là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực nào sau đây? A. Giáo dục B. Y tế C. Kinh tế D. Quân sự Câu 5. Trình tự nào sau đây phù hợp với cách thể hiện nội dung trong đoạn trích? A. Từ xa đến gần B. Từ gần ra xa 2
  3. C. Từ trong ra ngoài D. Từ ngoài vào trong Câu 6. Câu văn nào sau đây giúp người đọc hình dung rõ nhất sự nguy hiểm của đối tượng được thể hiện trong đoạn văn? A. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo B. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá C. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền D. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Câu 7. Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày cảm xúc của em về đoạn thơ sau: Này em, mở cửa ra Một trời xanh vẫn đợi Cánh buồm là tiếng gọi Mặt biển và dòng sông Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát 3
  4. Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa (Trích Ngày em vào Đội, Xuân Quỳnh) Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về Trách nhiệm của thế hệ trẻ với Tổ quốc. Câu 2. Cảm nhận bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai. 4
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Thuyết minh D. Nghị luận Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: miêu tả => Đáp án: A Câu 2 (0.25 điểm): Đối tượng chính được thể hiện trong đoạn văn là gì? A. Dòng sông B. Rừng lửa C. Thác nước D. Đá núi Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Đối tượng chính được thể hiện trong đoạn văn là thác nước 5
  6. => Đáp án: C Câu 3 (0.25 điểm): Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ đặc tả âm thanh vang vọng, dữ dội của đối tượng được nói đến trong đoạn văn? A. Réo, rống, gầm thét, ầm ầm B. Réo, rống, lồng lộn, ầm ầm C. Réo, rống, bùng bùng, ầm ầm D. Réo, rống, ầm ầm, ngỗ ngược Phương pháp giải: Đọc và xác định Lời giải chi tiết: Các từ ngữ đặc tả âm thanh vang vọng, dữ dội của đối tượng được nói đến trong đoạn văn: Réo, rống, gầm thét, ầm ầm => Đáp án: A Câu 4 (0.25 điểm): Từ mai phục là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực nào sau đây? A. Giáo dục B. Y tế C. Kinh tế D. Quân sự Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thuật ngữ Lời giải chi tiết: Từ mai phục là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực quân sự => Đáp án: D 6
  7. Câu 5 (0.25 điểm): Trình tự nào sau đây phù hợp với cách thể hiện nội dung trong đoạn trích? A. Từ xa đến gần B. Từ gần ra xa C. Từ trong ra ngoài D. Từ ngoài vào trong Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Trình tự từ xa đến gần => Đáp án: A Câu 6 (0.25 điểm): Câu văn nào sau đây giúp người đọc hình dung rõ nhất sự nguy hiểm của đối tượng được thể hiện trong đoạn văn? A. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo B. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá C. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền D. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: 7
  8. Câu văn: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền => Đáp án: C Câu 7 (0.5 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Đoạn trích miêu tả hình ảnh thác nước sông Đà hùng vĩ, dữ dội, nguy hiểm, giúp cho người đọc cảm nhận rõ ràng, sinh động, khoáng đạt về sự dữ dội, mãnh liệt của dòng sông hung bạo. Câu 8 (1.0 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày cảm xúc của em về đoạn thơ sau: Này em, mở cửa ra Một trời xanh vẫn đợi Cánh buồm là tiếng gọi Mặt biển và dòng sông Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa (Trích Ngày em vào Đội, Xuân Quỳnh) 8
  9. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn và nêu cảm nhận của em Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Đoạn thơ đã khơi gợi cho em về một chân trời bao la, tràn ngập ước mơ và đong đầy khát vọng. Lời gợi ngọt ngào “này em” đi cùng lời khuyên em “mở cửa ra” cho thấy chị vừa ân cần nhắn nhủ, vừa trìu mến yêu thương đối với em mình. - Các hình tượng trời xanh, cánh buồm, mặt biển, dòng sông hiện lên gần gũi, bình dị nhưng đã ẩn dụ cho những khát vọng đi xa, hướng đến những gì lớn lao hơn so với hiện tại. - Chị đã vẽ ra cho em mình một tương lai rộng mở, một khát vọng vươn xa trong ngày vào Đội, bộc lộ niềm vui sướng vô biên khi miêu tả không gian nghệ thuật tràn ngập nắng vàng nơi vườn trưa mênh mông, rực rỡ. Một không gian thanh bình, yên ả, rập rờn muôn cánh bướm bay như lời hát cất lên hồn nhiên, trong trẻo. - Phép so sánh ở đây thật mới mẻ, giàu hình tượng: Bướm bay như lời hát. Đó là tiếng hát của cuộc sống đang hiện ra trong ngày em vào Đội, đó cũng là tiếng hát ngân lên trong tâm hồn của người chị và đứa em mình đang hạnh phúc ngập tràn. Con tàu là đất nước mở ra cho người em nhỏ niềm ước mơ và khát vọng về một chân trời rộng lớn phía tương lai. Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về Trách nhiệm của thế hệ trẻ với Tổ quốc. 9
  10. Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Gợi ý: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. trước tiên thế hệ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tham gia tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”. Như vậy, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung. Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai. Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung bài thơ và nêu cảm nhận 10
  11. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Đỗ Trung Lai (07/04/1950) quê ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hóa quân đội, phóng viên báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày. Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai nằm trong tập thơ Đêm sông Cầu là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Cau-ngọn xanh rờn Mẹ-đầu bạc trắng Cau ngày càng cao Mẹ ngày một thấp Cau gần với giời Mẹ thì gần đất! Ngày con còn bé Cau mẹ bổ tư Giờ cau bổ tám Mẹ còn ngại to! Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay 11
  12. Không cầm được lệ Ngẩng hỏi giời vậy -Sao mẹ ta già? Không một lời đáp Mây bay về xa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Túi trầu mẹ nhẹ hay nặng cũng đầy vơi nỗi niềm. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người Làng quê nông thôn Việt Nam vườn ai mà chẳng thấy bóng dáng cây cau cũng như xóm thôn làm sao thiếu vắng được bóng mẹ. Mẹ tựa vào cây cau không chỉ như là cây gậy chống lưng mà còn là khát khao từng nấc như ước vọng về tương lai con cháu về sự sum vầy sum suê của buồng cau trĩu quả. Thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng” và “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ – Đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh lập tứ cho tiếng thơ, tiếng lòng dâng lên bao nỗi đau thắt khi: “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”. Trời và đất, cao và thấp cứ chênh chao nhất là khi nhà thơ sử dụng nhịp thơ bốn chữ cứ có cảm giác như lập cập, thổn thức, gieo từng giọt nước mắt lặn vào trong, buốt nhói với bao chiêm nghiệm. Miếng cau bổ ra ngày càng nhỏ cũng đủ gợi cho ta tuổi già móm mém của mẹ. Cau bổ tư rồi cau bổ tám như những chia sẻ, san sẻ hút dần sức lực của mẹ. Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô – Khô gần như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi: “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” 12
  13. và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng, kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng đót bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời sit mà vọng xa. Đây cũng là sự vận động cảm xúc dồn nén để thốt ra câu cảm thán mang âm hưởng vang vọng: Ngẩng hỏi giời vậy – sao mẹ ta già”. Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là nhà thơ tự vấn lòng mình. Thơ đã chạm được đến nỗi lòng người, nỗi lòng trống trải, nỗi cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáp – Mây bay về xa”. Bài thơ không gây cảm giác thất vọng vì hàng cau còn đó – vun vút cao như một nỗi lòng và niềm tin của mẹ. Đó là một niềm tin bền bỉ. Và “mây bay về xa” hay mái đầu mẹ bạc hòa vào mây trắng? 13