Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là
với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững
tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm
thay đổi những người sống chưa tốt… Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những
điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với
người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu
thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời
yêu thương với những người mà ta quý mến họ…
(Nguyễn Hữu Tiến, trích Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ 2014, tr. 92)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Đoạn văn trên viết về vấn đề gì?
A. Sức mạnh của tình yêu thương
B. Sức mạnh của lòng dũng cảm
C. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết
D. Sức mạnh của sự hy sinh
Câu 3. Theo tác giả, chúng ta nên nói lời yêu thương đối với người khác như
thế nào?
A. Nên nói thẳng, nói thật
B. Nói tế nhị, nói khéo
C. Nói một cách thật lòng
D. A và C đúng
Câu 4. Cụm từ nào sau đây trong đoạn văn sử dụng biện pháp nói giảm nói
tránh?
A. những người sống chưa tốt
B. những điều tầm thường
C. người mà ta quý mến
D. điều quý giá nhất trên đời
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_de_so.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ (Nguyễn Hữu Tiến, trích Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ 2014, tr. 92) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Đoạn văn trên viết về vấn đề gì? A. Sức mạnh của tình yêu thương 1
- B. Sức mạnh của lòng dũng cảm C. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết D. Sức mạnh của sự hy sinh Câu 3. Theo tác giả, chúng ta nên nói lời yêu thương đối với người khác như thế nào? A. Nên nói thẳng, nói thật B. Nói tế nhị, nói khéo C. Nói một cách thật lòng D. A và C đúng Câu 4. Cụm từ nào sau đây trong đoạn văn sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? A. những người sống chưa tốt B. những điều tầm thường C. người mà ta quý mến D. điều quý giá nhất trên đời Câu 5. Những câu nào sau đây nói lên giá trị của lòng yêu thương? A. Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân B. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt C. Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường D. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ 2
- Câu 6. Xác định phép liên kết được sử dụng trong câu sau: Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt Câu 7. Em hãy tìm câu ca dao, tục ngữ có nội dung nói về tình yêu thương con người. Câu 8. Em hiểu như thế nào là tình yêu thương và theo em, cần làm gì để thể hiện tình yêu thương với mọi người? Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) để trình bày suy nghĩ của em. Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Câu 1. Nối các từ ngữ cột A với các từ ngữ cột B sao cho phùhợp A B a, Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác 1. Phép lặp từ ngữ dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước 2. Phép đồng nghĩa, trái b, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan nghĩa, liên tưởng hệ với câu đứng trước c, Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng 3. Phép thế trước d, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, 4. Phép nối trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước Câu 2. Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người thân trong gia đình. 3
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm): Đoạn văn trên viết về vấn đề gì? A. Sức mạnh của tình yêu thương B. Sức mạnh của lòng dũng cảm C. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết D. Sức mạnh của sự hy sinh Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn Lời giải chi tiết: Đoạn văn trên viết về vấn đề: sức mạnh của tình yêu thương 4
- => Đáp án: A Câu 3 (0.25 điểm): Theo tác giả, chúng ta nên nói lời yêu thương đối với người khác như thế nào? A. Nên nói thẳng, nói thật B. Nói tế nhị, nói khéo C. Nói một cách thật lòng D. A và C đúng Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn Lời giải chi tiết: Theo tác giả, chúng ta nên nói lời yêu thương đối với người khác một cách thật lòng => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm): Cụm từ nào sau đây trong đoạn văn sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? A. những người sống chưa tốt B. những điều tầm thường C. người mà ta quý mến D. điều quý giá nhất trên đời Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh Lời giải chi tiết: Cụm từ “những người sống chưa tốt” sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh => Đáp án: A 5
- Câu 5 (0.25 điểm): Những câu nào sau đây nói lên giá trị của lòng yêu thương? A. Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân B. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt C. Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường D. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ Phương pháp giải: Đọc và xác định câu nói lên giá trị của lòng yêu thương Lời giải chi tiết: Câu: “Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt ” nói lên giá trị của lòng yêu thương => Đáp án: B Câu 6 (0.25 điểm): Xác định phép liên kết được sử dụng trong câu sau: Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học về các phép liên kết Lời giải chi tiết: Phép liên kết thế: tình thương yêu – nó 6
- Câu 7 (0.5 điểm): Em hãy tìm câu ca dao, tục ngữ có nội dung nói về tình yêu thương con người. Phương pháp giải: Nhớ lại các câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Lá lành đùm lá rách - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Câu 8 (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào là tình yêu thương và theo em, cần làm gì để thể hiện tình yêu thương với mọi người? Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) để trình bày suy nghĩ của em. Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: - Tình yêu thương là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau, cảm thông, gắn bó lẫn nhau để cùng sống và tồn tại. Là thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, xuất phát từ thành tâm, thành ý. 7
- - Thể hiện tình yêu thương: sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn; Ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam; biết tha thứ khi người khác mắc lỗi Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Câu 1. Nối các từ ngữ cột A với các từ ngữ cột B sao cho phùhợp A B a, Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác 1. Phép lặp từ ngữ dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước 2. Phép đồng nghĩa, trái b, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan nghĩa, liên tưởng hệ với câu đứng trước c, Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng 3. Phép thế trước d, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, 4. Phép nối trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về các phép liên kết trong câu Lời giải chi tiết: 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 - b Câu 2 (5 điểm): Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người thân trong gia đình. Phương pháp giải: 8
- Nêu cảm nghĩ của em về một người thân yêu bất kì trong gia đình Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Trong gia đình, người em dành tình cảm nhiều nhất là bà em. Bà không chỉ là người thân mà cũng là người bạn luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với em. Kể từ lúc sinh ra, bao giờ bà cũng hết lòng nâng niu chăm sóc em. Bà em năm nay đã hơn bảy mươi tuổi rồi nhưng bà vẫn khỏe mạnh và minh mẫn lắm. Mái tóc bà bạc trắng như cước, được búi gọn vào nhau trông rất đẹp. Gương mặt bà đầy đặn. Đôi mắt bà rất hiền từ đôn hậu cùng với đôi môi luôn nở nụ cười ấm áp, tạo cho bà một vẻ dễ gần, thân thiện và cởi mở. Em rất yêu quý bà! Nhớ lại thời em còn nhỏ, vào những buổi tối, trên chiếc võng cũ đã nhiều năm, bà bế em vào lòng trên đôi tay gầy guộc nhưng ấm áp vô cùng. Bà kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích rất hay. Đó là những câu chuyện dân gian mang đầy ý nghĩa giáo dục về cuộc sống như “Thạch Sanh”, “Tấm Cám” Chuyện gì bà kể cũng hay. Tối nào bà cũng kể. Lúc nghe bà kể em rất phấn khích! Hình ảnh cô Tấm, cậu bé làng Gióng như in sâu trong đầu em, luôn nhắc nhở cho em cách sống sao cho tốt. Lâu dần nên thành thói quen, tối nào em cũng nằng nặc đòi bà kể chuyện. Bà là người mà em yêu quý nhất, chuyện ở nhà hay trong lớp em luôn hỏi ý kiến bà và luôn nhận được lời khuyên đúng đắn, ý nghĩa. Đó là những lời khuyên rất hay về cuộc sống, về xã hội và cách cư xử với người trên, người dưới sao cho phải. Những lần được điểm mười em thường chạy ngay về nhà khoe bà. Lúc đó bà đã không giấu nổi niềm vui sướng và tự hào về cháu mình. Mẹ đã kể cho em nghe chuyện về bà từ hồi xa xưa, khi em chưa ra đời. Hồi đó, gia đình ông bà em rất nghèo. Ông em đi bộ đội, ở nhà một thân một mình bà 9
- nuôi mẹ em và bác, dì của em. Với đồng lương ít ỏi của mình, sáng sáng bà phải dậy thật sớm để đi làm thuê, làm mướn. Tối về lại xe sợi, dệt vải, chẳng lúc nào ngơi tay. Vậy mà bà vẫn nuôi các con ăn học tử tế. Em rất tự hào về bà. Giờ đây, em không còn được gặp bà thường xuyên nữa, gia đình em đã chuyển lên sống ở thành phố. Ngày ngày, em rất nhớ bà, cứ nhìn vào tấm ảnh của bà và những ngày tháng kỉ niệm giữa bà và em, em như không khỏi xúc động. Chỉ khi nào đến dịp hè, dịp thanh minh em mưới được về quê thăm lại bà. Mỗi lần về đến quê, điều mà em mong ước nhất là được nhìn thấy bà, được bà âu yếm vào lòng như những ngày thơ ấu. Thích nhất là khi đưuọc bà cầm tay dẫn ra vườn. Đôi tay bà hái từng quả đào, quả cam cho em ăn. Nhìn những quả đó do bà trồng em không muốn ăn mà chỉ muốn nhìn ngắm nó mãi thôi. Rồi thời gian thoắt qua đi, em lại phải chia tay với bà. Khi ra về, em rất quyết luyến và bịn rịn, nhìn hình dáng nhỏ bé, thân thương và đôi mắt trìu mến của bà, em như muốn được mãi luôn ở bên bà. Được sống trong vòng tay âu yếm của bà, em cảm thấy rất hạnh phúc và sung sướng. Bà đã để dành cho em tình cảm sâu nặng nhất, em tự hứa với mình sẽ học thật giỏi cho bà vui lòng. 10