Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 10 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc câu chuyện sau: 
RÙA VÀ THỎ 
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông 
thấy liền mỉa mai Rùa: 
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à? 
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn? 
Thỏ vểnh tai tự đắc: 
- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó. 
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. 
Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta 
phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó 
lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. 
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới 
đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó. 
         (Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten) 
Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết 
B. Thần thoại 
C. Truyện cổ tích 
D. Truyện ngụ ngôn 
Câu 2. Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai? 
A. Rùa 
B. Thỏ 
C. Rùa và Thỏ 
D. Sên 
Câu 3. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào? 
A. Bảo Rùa là chậm như sên. 
B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn … 
C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi” 
D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ. 

pdf 10 trang Bích Lam 14/06/2023 5380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 10 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_de_so.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 10 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc câu chuyện sau: RÙA VÀ THỎ Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa: - Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à? - Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn? Thỏ vểnh tai tự đắc: - Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó. (Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten) Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào? 1
  2. A. Truyền thuyết B. Thần thoại C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai? A. Rùa B. Thỏ C. Rùa và Thỏ D. Sên Câu 3. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào? A. Bảo Rùa là chậm như sên. B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi” D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ. Câu 4. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? A. Rùa thích chạy thi với Thỏ B. Thỏ thách Rùa chạy thi C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi. D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình Câu 5. Vì sao Thỏ thua Rùa? A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ. B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa. C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết. D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước. Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ 2
  3. C. So sánh D. Điệp ngữ Câu 7. Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì? A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang. B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo. C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ. D. Phê phán những người coi thường người khác. Câu 8. Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì? A. Thỏ đi học muộn. B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo. C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã. D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về. Câu 9. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? Câu 10. Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”. Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm) Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.5 điểm): Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Thần thoại C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại truyện ngụ ngôn => Đáp án: D Câu 2 (0.5 điểm): Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai? A. Rùa B. Thỏ C. Rùa và Thỏ D. Sên Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Nhân vật chính trong truyện là rùa và thỏ 4
  5. => Đáp án: C Câu 3 (0.5 điểm): Thỏ chế giễu Rùa như thế nào? A. Bảo Rùa là chậm như sên. B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi” D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Thỏ chế giễu Rùa là chậm như sên => Đáp án: A Câu 4 (0.5 điểm): Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? A. Rùa thích chạy thi với Thỏ B. Thỏ thách Rùa chạy thi C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi. D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Vì Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi => Đáp án: C Câu 5 (0.5 điểm): 5
  6. Vì sao Thỏ thua Rùa? A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ. B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa. C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết. D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Vì Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa => Đáp án: B Câu 6 (0.5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Điệp ngữ Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ được sử dụng Lời giải chi tiết: Biện pháp so sánh => Đáp án: C Câu 7 (0.5 điểm): Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì? A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang. 6
  7. B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo. C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ. D. Phê phán những người coi thường người khác. Phương pháp giải: Đọc kĩ nội dung đoạn trích Lời giải chi tiết: Truyện Thỏ và Rùa phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo => Đáp án: B Câu 8 (0.5 điểm): Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì? A. Thỏ đi học muộn. B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo. C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã. D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo. => Đáp án: B Câu 9 (1.0 điểm): Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra bài học 7
  8. Lời giải chi tiết: Bài học: chậm mà kiên trì sẽ chiến thắng nhanh mà chủ quan kiêu ngạo. Chỉ cần chúng ta kiên trì chắc chắn thì sẽ thành công. Câu 10 (1.0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”. Phương pháp giải: Nhận xét tính cách nhân vật Thỏ Lời giải chi tiết: Qua câu nói trên ta nhận thấy Thỏ là kẻ kiêu căng ngạo mạn, chủ quan, coi thường người khác. Phần II (4.0 điểm) Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. Phương pháp giải: - Nêu vấn đề cần nghị luận: Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. - Người viết tán thành ý kiến đã nêu. - Sử dụng lí lẽ. + Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là việc làm rất đúng đắn vì . - Nêu bằng chứng: xác thực (số liệu .) - Kết hợp lí lẽ với bằng chứng Khẳng định lại sự tán thành ý kiến. 8
  9. Lời giải chi tiết: Dàn ý tham khảo: I. Mở bài: – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện nay khi tham gia giao thông có nhiều không sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. II. Thân bài: 1. Giải thích vấn đề: – Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT. – Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ. 2. Thực trạng: – Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. – Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm. – Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông 3. Nguyên nhân: – Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông. – Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân. – Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn. 9
  10. – Thích thể hiện mình khác người. – Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ 4. Hậu quả: – Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân. – Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. 5. Biện pháp: – Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy). – Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định. – Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người. III. Kết bài: – Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại. – Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình. 10