Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Đề số 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: 
Khi con tu hú gọi bầy 
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần. 
Vườn râm dậy tiếng ve ngân 
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào. 
Trời xanh càng rộng càng cao 
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không… 
Ta nghe hè dậy bên lòng 
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! 
Ngột làm sao, chết uất thôi 
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! 
(Khi con tu hú – Tố Hữu) 
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào? 
A. Thất ngôn bát cú. 
B. Thất ngôn tứ tuyệt. 
C. Lục bát. 
D. Tự do. 
Câu 2. Xác định nhịp thơ của hai câu thơ sau: 
“Ngột làm sao, chết uất thôi 
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

A. 2/2/2 - 4/2/2 
B. 4/2 - 4/4 
C. 3/3 - 4/2/2 
D. 3/3 - 6/2 
Câu 3. Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong câu thơ: 
“Ta nghe hè dậy bên lòng 
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. 
A. Ẩn dụ 
B. Hoán dụ 
C. So sánh 
D. Nói quá 

pdf 11 trang Bích Lam 14/06/2023 6360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Đề số 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_canh_dieu_de_so_9_co_huon.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Đề số 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 9 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần. Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào. Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú – Tố Hữu) Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Lục bát. D. Tự do. Câu 2. Xác định nhịp thơ của hai câu thơ sau: “Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” 1
  2. A. 2/2/2 - 4/2/2 B. 4/2 - 4/4 C. 3/3 - 4/2/2 D. 3/3 - 6/2 Câu 3. Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nói quá Câu 4. Trạng ngữ được sử dụng trong câu thơ nào? A. Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần. B. Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào. C. Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không D. Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Câu 5. Nhận xét nào phù hợp với đoạn một của bài thơ? A. Mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống. B. Không gian đồng quê mênh mông. C. Bức tranh mùa hè rực rỡ. D. Thiên nhiên khoáng đãng. Câu 6. Hình ảnh nào sao đây thể hiện không gian khoáng đãng, tự do? A. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần 2
  3. B. Vườn râm dậy tiếng ve ngân C. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào D. Đôi con diều sáo lộn nhào từng không Câu 7. Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong câu thơ nào? A. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần, B. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào C. Trời xanh càng rộng càng cao D. Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi Câu 8. Nhà thơ đã khắc họa một bức tranh mùa hè như thế nào? A. Tràn ngập âm thanh. B. Náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu. C. Ảm đạm, u ám. D. Có sắc màu tươi sáng. Câu 9. Từ bài thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống (trình bày ngắn gọn trong 5 – 7 câu). Câu 10. Qua bài thơ, em nhận xét gì về tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng? Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Lục bát. D. Tự do. Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Bài thơ viết theo thể thơ lục bát => Đáp án: C Câu 2 (0.5 điểm): Xác định nhịp thơ của hai câu thơ sau: “Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” A. 2/2/2 - 4/2/2 B. 4/2 - 4/4 C. 3/3 - 4/2/2 D. 3/3 - 6/2 Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định 4
  5. Lời giải chi tiết: Nhịp thơ 3/3 - 6/2 => Đáp án: D Câu 3 (0.5 điểm): Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nói quá Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong câu thơ là nói quá => Đáp án: D Câu 4 (0.5 điểm): Trạng ngữ được sử dụng trong câu thơ nào? A. Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần. B. Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào. C. Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không D. Ta nghe hè dậy bên lòng 5
  6. Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ Lời giải chi tiết: Trạng ngữ được sử dụng trong câu thơ: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần. => Đáp án: A Câu 5 (0.5 điểm): Nhận xét nào phù hợp với đoạn một của bài thơ? A. Mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống. B. Không gian đồng quê mênh mông. C. Bức tranh mùa hè rực rỡ. D. Thiên nhiên khoáng đãng. Phương pháp giải: Đọc và xác định Lời giải chi tiết: Mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống => Đáp án: A Câu 6 (0.5 điểm): Hình ảnh nào sao đây thể hiện không gian khoáng đãng, tự do? A. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần B. Vườn râm dậy tiếng ve ngân C. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 6
  7. D. Đôi con diều sáo lộn nhào từng không Phương pháp giải: Đọc và xác định Lời giải chi tiết: Hình ảnh “Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ” thể hiện không gian khoáng đãng, tự do => Đáp án: D Câu 7 (0.5 điểm): Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong câu thơ nào? A. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần, B. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào C. Trời xanh càng rộng càng cao D. Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi Phương pháp giải: Đọc và xác định Lời giải chi tiết: Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong câu thơ “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi” => Đáp án: D Câu 8 (0.5 điểm): Nhà thơ đã khắc họa một bức tranh mùa hè như thế nào? A. Tràn ngập âm thanh. B. Náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu. C. Ảm đạm, u ám. 7
  8. D. Có sắc màu tươi sáng. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ Lời giải chi tiết: Nhà thơ đã khắc họa một bức tranh mùa hè náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu => Đáp án: B Câu 9 (1.5 điểm): Từ bài thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống (trình bày ngắn gọn trong 5 – 7 câu) Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra Lời giải chi tiết: Gợi ý: Bài thơ: "Khi con tu hú" của Tố Hữu em đã rút ra bài học về cách sống cho bản thân mình. Đó là dù ở trong hoàn cảnh nào cũng phải khao khát sống và giữ cho mình tình yêu với cuộc đời. Cuộc sống là một bản nhạc có nốt thăng nốt trầm, khôg phải lúc nào cũng đầy rẫy những khó khăn. Vì vậy, khó khăn ồr i sẽ qua đi là điều tốt đẹp lại đến. Trong khó khăn, con người không nên gục ngã mà hãy giữ cho mình ngọn lửa của niềm tin yêu vào cuộc sống. Như người chiến sĩ Cách mạng không bao giờ từ bỏ hi vọng về một cuộc sống tự do tươi đẹp ngoài kia. Câu 10 (0.5 điểm): Qua bài thơ, em nhận xét gì về tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng? Phương pháp giải: 8
  9. Từ nội dung rút ra tâm trạng của tác giả – người chiến sĩ cách mạng Lời giải chi tiết: Gợi ý: Tâm trạng xuyên suốt bài thơ là sự khao khát tự do, tiếng tu hú chính là tiếng gọi tha thiết của tự do với người chiến sĩ cách mạng. Phần II (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. Phương pháp giải: - Mô tả thực trạng hiện tượng; thể hiện thái độ đồng tình hoặc phê phán hiện tượng này. - Lí giải nguyên nhân và mặc lợi, mặc hại của hiện tượng đó - Nêu giải pháp khắc phục/ hướng phấn đấu. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Học tập luôn là một vấn đề quan trọng kéo dài suốt cuộc đời của mỗi con người. Để có thể tiếp thu được những tri thức, những điều hay trong thế giới mênh mông này thì bản thân mỗi chúng ta không thể đi một mình mà cần có sự soi đường chỉ lối của những người xung quanh. Ông cha ta đã từng đề cao vai trò của người thầy qua câu nói “Không thầy đố mày làm nên”. Thế nhưng lại cũng có một câu nói cho rằng “Học thầy không tày học bạn”. Tuần trước cô giáo đã tổ chức cho lớp tôi thảo luận về đề tài này: việc học ai mới là điều đúng đắn nhất của mỗi con người?. Các bạn học sinh mỗi người một ý kiến, bàn luận rất sôi nổi. Có người cho rằng câu “Không thầy đố mày làm nên” là hoàn toàn chính xác bởi vì chúng ta đều không thể phủ nhận được vai trò của người thầy trong quá trình học tập là rất quan trọng. Ngay từ buổi đầu tiên đi học chúng ta đã được dìu dắt bởi các thầy cô giáo. Họ là những người lái đò cần mẫn và tận tụy đem những kiến thức 9
  10. truyền đạt cho muôn thế hệ học trò. Những người thầy cô không chỉ dạy ta trí thức mà còn dạy cho chúng ta đạo đức làm người. Những bài học dễ hiểu, cặn kẽ hơn được chúng ta lĩnh hội dưới đôi bàn tay chỉ dẫn của những người thầy. Vì thế các bạn đều cho rằng câu nói không thầy đố mày làm nên là rất xác đáng bởi nếu như không có thầy thì chúng ta khó có thể làm nên điều gì trong cuộc đời. Tuy nhiên một số bộ phận các bạn học sinh khác lại cho rằng câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” sẽ đúng với hiện thực ngày nay hơn. Cuộc sống của mỗi con người đều có sự giao tiếp với những người xung quanh. Mỗi một người sẽ cho chúng ta học tập được một số những điều khác nhau. Bạn bè luôn là người dạy cho chúng ta những điều gần gũi cùng lứa tuổi. Những bài học mà bạn bè dạy nó có ý nghĩa thực tế hơn rất nhiều những bài học trong sách giáo khoa. Hơn nữa các bạn đều cho rằng không phải lúc nào thầy cô cũng có thể ở bên cạnh để kèm cặp, giáo dục chúng ta. Thực tế cho thấy rằng khoảng thời gian mà các bạn học sinh tiếp xúc với bạn bè và những người xung quanh nhiều hơn. Bạn bè ở đây có thể là đồng trang lứa, cũng có thể là những người hơn tuổi chúng ta. Họ khi cho chúng ta được một bài học trí thức nào đó thì đều có vai trò giống như một người thầy. Riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ kỹ, tôi thấy ý kiến của các bạn đều có điểm đúng. Hai câu nói này tưởng chừng như là mâu thuẫn với nhau nhưng cần phải bổ sung ý nghĩa cho nhau. Mỗi người học sinh chúng ta đều cần có sự dìu dắt và giúp đỡ của các thầy cô, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng có thể học từ bạn bè, những người xung quanh. Nhìn chung, du học ở ai người nào thì cũng đều là tiếp thu những bài học tri thức, đem đến cho chúng ta những bài học giá trị. Vì vậy bản thân mỗi người cần phải giữ vững lập trường, biết chọn bạn, chọn thầy để học và hãy không ngừng lắng nghe tiếp thu giúp bản thân mỗi ngày hoàn thiện hơn. 10
  11. Cả hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học. Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”, “không thầy đố mày làm nên” tách rời nhau, có khía cạnh đúng và hạn chế, nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất: chúng ta phải coi trọng việc học ở thầy, đồng thời phải biết học ở bạn. Hai câu nói trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Muốn nên người chúng ta cần phải có thái độ tôn kính thầy cô quý trọng bạn bè. Con đường đến với tri thức là còn đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối, vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta. 11