Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những 
bông hoa nhỏ, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng 
lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. 
Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa 
khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những 
nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. (…) 
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.” 
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh 
dịch, NXB Thế giới, 2018) 
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 
A. Biểu cảm 
B. Tự sự 
C. Thuyết minh 
D. Nghị luận 
Câu 2. Mỗi chúng ta được tác giả so sánh với sự vật nào? 
A. Những bông hoa lớn

B. Những bông hoa nhỏ 
C. Những đóa hoa rực rỡ sắc màu 
D. Một đoa hoa 
Câu 3. Theo tác giả của bài viết, sứ mệnh của loài hoa gì? 
A. Sứ mệnh của hoa là tỏa hương thơm 
B. Sứ mệnh của hoa là khoe sắc thắm 
C. Sứ mệnh của hoa là nở 
D. Sứ mệnh của hoa là làm đẹp cho cuộc sống 
Câu 4. Trong các cách hiểu sau về từ “hoa”, cách hiểu nào được gọi là thuật 
ngữ? 
A. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương 
thơm 
B. Vật có hình đẹp, tựa như bông hoa dùng để trang trí 
C. Cây trồng ở trong vườn để lấy hoa làm cảnh 
D. Hình hoa trang trí trên các vật giúp cho vật trở nên đẹp đẽ, hấp dẫn 

pdf 12 trang Bích Lam 14/06/2023 4420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_7_sach_canh_dieu_de_so_3_co_huon.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Đề số 3 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. ( ) Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.” (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. A. Biểu cảm B. Tự sự C. Thuyết minh D. Nghị luận Câu 2. Mỗi chúng ta được tác giả so sánh với sự vật nào? A. Những bông hoa lớn 1
  2. B. Những bông hoa nhỏ C. Những đóa hoa rực rỡ sắc màu D. Một đoa hoa Câu 3. Theo tác giả của bài viết, sứ mệnh của loài hoa gì? A. Sứ mệnh của hoa là tỏa hương thơm B. Sứ mệnh của hoa là khoe sắc thắm C. Sứ mệnh của hoa là nở D. Sứ mệnh của hoa là làm đẹp cho cuộc sống Câu 4. Trong các cách hiểu sau về từ “hoa”, cách hiểu nào được gọi là thuật ngữ? A. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm B. Vật có hình đẹp, tựa như bông hoa dùng để trang trí C. Cây trồng ở trong vườn để lấy hoa làm cảnh D. Hình hoa trang trí trên các vật giúp cho vật trở nên đẹp đẽ, hấp dẫn Câu 5. Theo tác giả, sự khác nhau giữa những đóa hoa đơn sắc với các hoa khác là gì? A. Chỉ có một màu duy nhất chứ không rực rỡ sắc màu B. Luôn được bày bán trong các cửa hàng lớn C. Sẽ kết thúc “đời hoa” bên vệ đường D. A và C đều đúng Câu 6. Nếu là một bông hoa, em sẽ lựa chọn cách sống như thế nào để thể hiện thái độ sống tích cực? 2
  3. A. Chỉ khoe sắc, tỏa hương ở những nơi sang trọng B. Chỉ khoe sắc, tỏa hương ở những nơi bình dị C. Chỉ giữ lại hương sắc cho riêng bản thân mình D. Luôn khoe sắc tỏa hương ở bất cứ nơi đâu Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 8. Em hãy viết 5-7 dòng để trình bày về một bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đoạn trích? Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các vídụ sau: a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất) b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thểđi lên đến tận trời được. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) c) [ ] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vàonhà xơi nước. (Nam Cao, Chí Phèo) d) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Câu 2. Cảm nhận văn bản Cây tre Việt Nam. 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. A. Biểu cảm B. Tự sự C. Thuyết minh D. Nghị luận Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm): Mỗi chúng ta được tác giả so sánh với sự vật nào? A. Những bông hoa lớn B. Những bông hoa nhỏ C. Những đóa hoa rực rỡ sắc màu D. Một đoa hoa Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Mỗi chúng ta được tác giả so sánh với một đóa hoa 4
  5. => Đáp án: D Câu 3 (0.25 điểm): Theo tác giả của bài viết, sứ mệnh của loài hoa gì? A. Sứ mệnh của hoa là tỏa hương thơm B. Sứ mệnh của hoa là khoe sắc thắm C. Sứ mệnh của hoa là nở D. Sứ mệnh của hoa là làm đẹp cho cuộc sống Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Theo tác giả bài viết, sứ mệnh của loài hoa là nở => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm): Trong các cách hiểu sau về từ “hoa”, cách hiểu nào được gọi là thuật ngữ? A. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm B. Vật có hình đẹp, tựa như bông hoa dùng để trang trí C. Cây trồng ở trong vườn để lấy hoa làm cảnh D. Hình hoa trang trí trên các vật giúp cho vật trở nên đẹp đẽ, hấp dẫn Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thuật ngữ Lời giải chi tiết: Cách hiểu “Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm” được gọi là thuật ngữ => Đáp án: A 5
  6. Câu 5 (0.25 điểm): Theo tác giả, sự khác nhau giữa những đóa hoa đơn sắc với các hoa khác là gì? A. Chỉ có một màu duy nhất chứ không rực rỡ sắc màu B. Luôn được bày bán trong các cửa hàng lớn C. Sẽ kết thúc “đời hoa” bên vệ đường D. A và C đều đúng Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Theo tác giả, sự khác nhau giữa những đóa hoa đơn sắc với các hoa khác là sẽ kết thúc “đời hoa” bên vệ đường => Đáp án: C Câu 6 (0.25 điểm): Nếu là một bông hoa, em sẽ lựa chọn cách sống như thế nào để thể hiện thái độ sống tích cực? A. Chỉ khoe sắc, tỏa hương ở những nơi sang trọng B. Chỉ khoe sắc, tỏa hương ở những nơi bình dị C. Chỉ giữ lại hương sắc cho riêng bản thân mình D. Luôn khoe sắc tỏa hương ở bất cứ nơi đâu Phương pháp giải: Chọn đáp án chính xác nhất Lời giải chi tiết: Nếu là một bông hoa, em sẽ lựa chọn cách sống luôn khoe sắc tỏa hương ở bất cứ nơi đâu để thể hiện thái độ sống tích cực 6
  7. => Đáp án: D Câu 7 (0.5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Khẳng định giá trị to lớn của cuộc đời con người qua hình ảnh cuộc đời của những bông hoa. - Dù ở đâu con người đều là một bản sắc riêng của chính mình, bản sắc sáng ngời hay mù mịt con người đều là bản sắc riêng của họ. Câu 8 (1.0 điểm): Em hãy viết 5-7 dòng để trình bày về một bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đoạn trích? Phương pháp giải: Trình bày một thông điệp mà em cho là tâm đắc nhất Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Mỗi con người đều có một cuộc đời mỗi số phận khác nhau như những bông hoa, nhưng dù bất hạnh hay đau khổ ta vẫn phải sống phải thể hiện vẻ đẹp trong mình. - Mỗi con người sinh ra trong cuộc đời này dù ở bất cứ nơi đâu, điều kiện hoàn cảnh sống như thế nào thì cũng khẳng định giá trị của bản thân, sống có ý nghĩa Phần II (7 điểm) 7
  8. Câu 1 (2 điểm): Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các vídụsau: a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất) b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thểđi lên đến tận trời được. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) c) [ ] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vàonhà xơi nước. (Nam Cao, Chí Phèo) d) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về biện pháp nói quá Lời giải chi tiết: a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. => Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạotự nhiên mang lại nguồn sống. b) em có thể đi lên đến tận trời. => Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ c) thét ra lửa. => Nói quá thể hiện nhân vật có quyền lực. d) chưa nằm đã sáng – chưa cười đã tối. 8
  9. => Nói quá nhằm tăng sức biểu cảm cho người đọc. Nếu hiểu theo nghĩa thực thì câu ca dao này được hiểu là đêm tháng năm trời nhanh sáng hơn so với các tháng khác và tháng mười thì trời nhanh tối hơn các tháng mùa hè. Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận văn bản Cây tre Việt Nam. Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản và nêu cảm nhận Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Bài kí Cây tre Việt Nam được tác giả Thép Mới viết để dùng làm lời bình, để thuyết minh cho cuốn phim cùng tên. Tuy được xếp vào thể loại kí nhưng được sáng tác với mục đích trên, Cây tre Việt Nam còn thể hiện rất nhiều đặc điểm của thể loại tùy bút kết hợp với miêu tả, thuyết minh, trữ tình và bình luận. Bản thân nó cũng là một cuốn phim quay chậm giúp bạn đọc có được một cái nhìn toàn cảnh về cây tre Việt Nam. Mở đầu đoạn kí là một nhận định: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Lối kết cấu trùng điệp (ý sau gần như lặp lại ý trước, chỉ thay đổi một từ, một chữ) của bài kí có tác dụng nhấn mạnh, nâng cao và mở rộng vấn đề. Nói cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam là đã rất sát, rất đúng nhưng dường như vẫn chưa đủ, tác giả khái quát lên một cấp độ mới: bạn thân của nhân dân Việt Nam, để xác định chủ đề trung tâm của toàn bài. Để minh chứng cho điều đó, lời văn của Thép Mới như một ống kính quay phim mở khẩn độ lướt khắp chiều dài đất nước, từ Nam ra Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi, cuối cùng cận cnarh ở những thôn xóm ngàn đời. Tre có mặt ở khắp nơi. Có thể mỗi miền đất nước có một vài loại cây khác nhau nhưng tre thì không 9
  10. nơi nào không có. Gần gũi, gắn bó đến mức với con người, tre đã thành bầu bạn thân thiết từ suốt đời. Người bạn thân thiết nhất của nhân dân Việt Nam là cây tre. Và cây tre là ẩn dụ tượng trưng cho người nông dân chân lấm tay bùn, nhọc nhằn, lam lũ, cương trực, ngay thẳng, mạnh mẽ, luôn luôn hướng đến sự thanh cao, trong sạch. Cũng như con người Việt Nam, tre có một sức sống mạnh mẽ, ngay thẳng: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Một phần chất đáng quý của tre là khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện, hoàn cảnh bởi thế nên tre mới có thể có mặt mà làm bạn với con người Việt Nam khắp trong Nam ngoài Bắc, từ miền xuôi tới miền ngược. Tác giả có những phát hiện khá tinh tế khi thấy dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn, thể hiện tính cách của con người Việt Nam: mộc mạc, tinh tế, uyển chuyển trong cách đối nhân xử thế. Nhưng trên hết vẫn là sức mạnh bền bỉ, sức sống dẻo dai của con người như cũng được truyền vào thiên nhiên, cây cỏ: Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Chỉ trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã vận dụng tối đa hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp nhân hóa, so sánh, đem đến cho bạn đọc những sự cảm nhận rất mới mẻ về cây tre thân thuộc. Tuy nhiên, ở phần này, đoạn văn thể hiện màu sắc chính luận là chủ yếu. Khi gắn cây tre với đời sống lao động, chiến đấu của nhân dân Việt Nam, mạch cảm xúc của tác giả mới thực sự tuôn trào. Đoạn thứ hai được mở đầu bằng một câu thơ: Bóng tre trùm mát rượi. Tre cho con người bóng mát, điều giản dị ấy ai cũng nhận thấy. Nhưng bởi tre đã là bạn của con người từ ngàn đời nay nên dưới bóng mát của tre là cuộc sống của một dân tộc với cả một truyền thống văn hoa lâu đời. Trong mạch cảm xúc ấy, tác giả đã viết những câu văn có thể xếp vào những câu văn xuôi hay nhất của nền văn học nước nhà: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính , cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay năm thóc. Đằng sau những câu chữ 10
  11. diễn tả mối quan hệ mật thiết giữa tre và người là chiều sâu văn hóa tinh thần của dân tộc và cũng phần nào thể hiện những nỗi nhọc nhằn, vất vả dằng dặc mà những người nông dân Việt Nam đã phải trải qua. Mạch cảm xúc của tác giả tiếp tục được khai triển theo hướng cụ thể hóa. Tre gắn bó với người từ lúc còn nằm trong nôi cho đến khi già yếu. Với mỗi lứa tuổi tre lại mang đến những niềm vui khác nhau. Trẻ mới sinh có chiếc nôi êm, lớn thêm mọt chút có que chắt que chuyền, là diều làm sáo, tre kết nối những tình quê mộc mạc qua chiếc lạt mềm gói bánh chưng xanh để “cho mai lấy trúc, cho anh alasy nàng”, đến khi già cả một khúc tre thành chiếc điếu cày cũng đủ làm vui Thật không có cây gì lại gắn bó sâu sắc, thủy chung với con người như cây tre. Cùng gắn bó với con người trong lao động sản xuất, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày; tre còn có sự đóng góp rất lớn lao trong cuộc chiến đấu chống quân thù. Lũ cướp nước dẫu có vũ khí tối tân như máy bay, xe tăng, đại bác cuối cùng phải cúi đầu khuất phục, phải tháo chạy trước gậy tầm vông, trước cây tre Việt Nam kiên cường bất khuất. Tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, ý chí của con người Việt Nam. Có lẽ khi dựng phim, ý này cũng là mạch cảm xúc chủ đạo nên khi thuyết minh đến đoạn này, giọng điệu của tác giả cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những câu văn được ngắt theo nhịp ngắn, dồn dập. Những biện pháp nghệ thuật chủ đạo như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc được sử dụng tập trung, đan xen, kết hợp với nhau tạo nên những trường đoạn văn xuôi hoành tráng. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vuông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre. 11
  12. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người Từ thuở các vua Hùng dựng nước, tre đã cùng Thánh Gióng đánh tan giặc Ân, nay lại góp sức lập nên những chiến công vang dội. Với những chiến công ấy, tre xứng đáng được phong tặng những danh hiệu cao quý: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! Chiến tranh kết thúc, đất nước sạch bóng quân thù (bộ phim được quay và bài kí này được viết năm 1955, khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa mới kết thúc), Thánh Gióng một mình một ngựa bay thẳng về trời, những người nông dân lại về với vườn ruộng và cây tre – dũng sĩ lại trở về với lũy tre quen thuộc ngàn đời. những thước phim chầm chậm trôi, chiếu những cảnh thanh bình êm ả, và bài kí cũng đi vào phần kết bằng giai điệu khoan thai dìu dặt: Diều bay, diều lá tre bay lưng trời Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời Một cái kết thật đẹp, thật ý nghĩa. Nó là những nốt nhạc xanh cuối cùng của một bản giao hưởng, những nốt chấm phá cuối cùng cho một bức tranh toàn bích và cũng là những giai điệu, hình ảnh cuối cùng của một bộ phim tràn đầy sức sống. Nhưng mạch cảm xúc của tác giả như vẫn còn đang tràn trề, dào dạt 12