Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Văn Chiêu (Có đáp án)

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Hãy đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nước ta đang phát triển theo hướng bền vững, trong đó bảo vệ môi trường là mục tiêu có tính chiến 
lược. Chúng ta đang phải đối mặt trước hiểm họa do đại dịch, do thiên tai gây ra ngày càng khốc liệt hơn, 
gây thiệt hại lớn hơn, khó lường hơn bởi biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Do đó, hơn lúc 
nào hết, câu chuyện về bảo vệ môi trường không chỉ là chuyện ở tầm vĩ mô của Chính phủ, của Nhà nước 
mà đó còn là nhận thức, trách nhiệm của mỗi công dân, của toàn xã hội trong cuộc sống thường ngày. 
Câu châm ngôn của ngàn xưa “Gieo nhân nào, gặt quả nấy” hàm chứa triết lý sâu xa về quy luật muôn 
đời của tạo hóa và nhân sinh, cho ta nhiều suy ngẫm trong thời hiện đại.
(Chúng ta đang sống trong một môi trường như thế nào? Phạm Thanh Tùng, An ninh thế giới 
giữa tháng, Số 153, tháng 10/2020)
Câu 1 (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,5 điểm). Chỉ rõ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu: “Do đó, hơn lúc 
nào hết, câu chuyện về bảo vệ môi trường không chỉ là chuyệ n ở tầm vĩ mô của Chính phủ, của Nhà nướ c
mà đó còn là nhận thức, trách nhiệm của mỗi công dân, của toàn xã hội trong cuộc sống thường ngày. ”
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ tinh thần của đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy trình bày suy nghĩ của em về 
việc bảo vệ môi trường hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn nghị luận giải thích câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”:
pdf 8 trang Bích Lam 24/03/2023 2220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Văn Chiêu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Văn Chiêu (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 PHẠM VĂN CHIÊU Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Hãy đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Nước ta đang phát triển theo hướng bền vững, trong đó bảo vệ môi trường là mục tiêu có tính chiến lược. Chúng ta đang phải đối mặt trước hiểm họa do đại dịch, do thiên tai gây ra ngày càng khốc liệt hơn, gây thiệt hại lớn hơn, khó lường hơn bởi biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Do đó, hơn lúc nào hết, câu chuyện về bảo vệ môi trường không chỉ là chuyện ở tầm vĩ mô của Chính phủ, của Nhà nước mà đó còn là nhận thức, trách nhiệm của mỗi công dân, của toàn xã hội trong cuộc sống thường ngày. Câu châm ngôn của ngàn xưa “Gieo nhân nào, gặt quả nấy” hàm chứa triết lý sâu xa về quy luật muôn đời của tạo hóa và nhân sinh, cho ta nhiều suy ngẫm trong thời hiện đại. (Chúng ta đang sống trong một môi trường như thế nào? Phạm Thanh Tùng, An ninh thế giới giữa tháng, Số 153, tháng 10/2020) Câu 1 (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Chỉ rõ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu: “Do đó, hơn lúc nào hết, câu chuyện về bảo vệ môi trường không chỉ là chuyện ở tầm vĩ mô của Chính phủ, của Nhà nước mà đó còn là nhận thức, trách nhiệm của mỗi công dân, của toàn xã hội trong cuộc sống thường ngày. ” II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ tinh thần của đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường hiện nay. Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn nghị luận giải thích câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”: HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận. Câu 2. - Nội dung chính của đoạn trích trên: Bảo vệ môi trường là mục tiêu lâu dài, là nhiệm vụ của toàn xã hội. W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 1
  2. Câu 3. - Biện pháp tu từ: Liệt kê: “của Chính phủ, của Nhà nước của mỗi công dân, của toàn xã hội ” - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu cho câu văn; làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. + Diễn tả đầy đủ, cụ thể trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, của các cấp, các ngành, của mỗi công dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ môt trường. + Thể hiện sự quan tâm, lo lắng của tác giả đối với môi trường sống. II. LÀM VĂN Câu 1. a. Hình thức, kĩ năng: - Học sinh có thể viết đoạn hoặc gạch ý. - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt b. Nội dung * Nêu vấn đề: bảo vệ môi trường hiện nay. * Nêu ý hiểu về môi trường. * Trình bày thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm. * Những hậu quả của việc ô nhiễm môi trường: + ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người. + làm biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp khó lường, + tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt; . - Nguyên nhân: + Do sự thiếu ý thức và sự thờ ơ của người dân. + Do thói quen sinh hoạt hằng ngày: việc sử dụng túi nilong, không phân loại rác thải, xả rác bừa bãi + Do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan ban ngành trong việc xử phạt và ra quyết định khắc phục sự ô nhiễm môi trường do cá nhân, tập thể gây ra. - Bài học nhận thức và hành động: + Không vứt rác bừa bãi
  3. + Tích cực trồng cây gây rừng tăng diện tích rừng phòng hộ + Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo tồn đa dạng sinh học . - Liên hệ bản thân: Câu 2. 1. Hình thức, kĩ năng a. Hình thức: - Đủ bố cục 3 phần - Chữ viết rõ ràng, không sai chính tả, không mắc lỗi ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc, hành văn trôi chảy. b. Kĩ năng: - Viết đúng thể loại văn nghị luận giải thích. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, - Văn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 2. Nội dung Học sinh có thể có những cách tổ chức bài làm khác nhau song nhìn chung, cần đảm bảo được các nội dung chính như sau: a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Dẫn dắt vào câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi" b. Thân bài: 1. Giải thích - "Học" là gì? - "Học nữa", "học mãi" là như thế nào? Ý nghĩa câu nói: khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc học 2. Tại sao phải "Học, học nữa, học mãi"? (Ý nghĩa của việc học tập) - Học tập giúp ta có tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống - Học tập giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội, hòa nhập với cộng đồng
  4. - Học tập là một quá trình giúp ta thích ứng với sự thay đổi, vận động không ngừng của xã hội - Không ngừng học tập giúp ta luôn trau dồi tri thức, không bị tụt hậu - Tri thức là không giới hạn, càng học càng thu được nhiều tri thức - Nếu không học sẽ không có hiểu biết, không có tri thức, không thể hòa nhập với xã hội. - Không học tập sẽ không nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội, sẽ bị tụt hậu - Chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát triển trong xã hội nếu không học và không ngừng học tập. 3. Làm thế nào để "Học, học nữa, học mãi"? - Không ngừng học hỏi, tìm tòi, khám phá tri thức xung quanh, học ở trường lớp, học bạn bè, thầy cô - Học bất cứ trong hoàn cảnh nào: trong cuộc sống, trong công việc, trong sách vở - Tuy nhiên phải học những cái hay, cái tốt, tránh xa những lối học sai lầm c. Kết bài: - Đánh giá, khẳng định ý nghĩa câu nói của Lê-nin. - Bài học, hành động của bản thân. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Câu 1: (0,5 điểm) Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào? Câu 2: (0,5 điểm) Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó. Câu 4: (1 điểm) Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
  5. Câu 1. (2 điểm) Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 12 dòng) trình bày tình cảm của em đối với quê hương. Câu 2. (5 điểm) Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người.” HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1. - Thể thơ: Lục bát Câu 2. - Thành ngữ: dãi nắng dầm sương Câu 3. - Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê. - Tác dụng: + Điệp ngữ “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn nguôi của người xa quê. + Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương. Câu 4. - Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất nước. II. LÀM VĂN Câu 1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: Nêu được vấn đề; Phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề; Kết đoạn: Kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Tình cảm của em đối với quê hương. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo 2 hướng sau: - Bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp về tình yêu của mình đối với quê hương. Hoặc: - Bộc lộ tình cảm gián tiếp đối với quê hương thông qua các hình ảnh, cảnh vật gắn bó với quê hương.
  6. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Câu 2. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài: Triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài: Khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự hiểu biết và cảm nhận sâu sắc; vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu, trích dẫn câu nói. Nêu nhận xét khái quát về vai trò của sách trong đời sống con người. * Giải thích ý nghĩa câu nói. - Giải thích: Sách là gì? + Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người về mọi phương diện. + Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên mọi phương diện. + Sách mở ra những chân trời mới: mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ, về loài người, về các dân tộc - Tại sao sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người. + Sách giúp ta mở rộng tầm hiểu biết về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội + Sách giúp ta vượt mọi khoảng cách của không gian, thời gian. Giúp hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai. Hiểu về tình hình trong địa phương, trong nước, và cả trên quốc tế * Nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến. - Sách có 2 loại: + Sách tốt: Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết; Khám phá giá trị bản thân; Chắp cánh ước, mơ và khát vọng sáng tạo. + Sách xấu : Tuyên truyền lối sống không lành mạnh. Gieo rắc những tư tưởng, tình cảm tiêu cực, tác động xấu đến nhân cách con người. - Cần có thái độ đúng đắn khi đọc sách. Tạo thói quen tốt và duy trì thói quen đọc sách; Phải biết chọn sách mà đọc; Phê phán, lên án sách xấu. * Bàn bạc mở rộng, liên hệ thực tiễn
  7. - Khẳng định, nhấn mạnh tác dụng to lớn và quan trọng của sách. - Lời kêu gọi của bản thân tới mọi người, và ành động của mình. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1 (2.0 điểm) Xác định và phân tích tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau: Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. (Ca Huế trên sông Hương / Hà Ánh Minh) Câu 2 (2.0 điểm) Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau và nói rõ tác giả sử dụng câu rút gọn nhằm mục đích gì? Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) Câu 3 (6.0 điểm) Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Em hiểu như thế nào về lời khuyên của cha ông ta qua câu ca dao trên? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. - Phép liệt kê: sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán; thong thả, trang trọng, trong sáng; tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. - Tác dụng: diễn tả được sự phong phú của các thể điệu, các cung bậc tình cảm, cảm xúc của ca Huế. Câu 2. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. - Câu rút gọn: + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
  8. - Mục đích: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. Câu 3. Lời khuyên của cha ông ta qua câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. a. Về kỹ năng - Biết cách viết văn nghị luận giải thích. - Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dùng từ đặt câu chính xác, văn phong sáng rõ. b. Về kiến thức Thí sinh có thể cấu trúc bài làm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: * Mở bài: giới thiệu ngắn gọn được vấn đề nghị luận. * Thân bài: - Nghĩa đen: bầu và bí là loại cây rau ăn quả, dây leo, tuy khác giống nhưng có chung điều kiện, hoàn cảnh sống. - Nghĩa bóng: là lời khuyên nhủ về một thái độ sống; người sống trong cùng cộng đồng phải yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Tại sao phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau? + Vì mỗi cá nhân không thể sống tách biệt khỏi những mối quan hệ trong cộng đồng. + Vì nếu mỗi cá nhân biết yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần tạo ra môi trường sống tốt đẹp. + Vì tình yêu thương, giúp đỡ nhau giữa những con người trong cùng cộng đồng sẽ là nhân tố tạo nên sức mạnh đoàn kết, giúp con người có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc. * Kết bài: Khái quát lại vấn đề hoặc rút ra bài học về đạo lí rút ra từ câu ca dao.