Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Có đáp án)

I. ĐỌC - HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, 
kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các 
ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. 
Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Câu 1: Nhận biết

Đoạn trích trên có trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: Thông hiểu

Trong câu văn in đậm, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3: Vận dụng

Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết về tác phẩm này hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu, trình 
bày cảm nhận của em về cách thưởng thức ca Huế. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch 
chân)

II. LÀM VĂN (5 điểm)

Học sinh chọn một trong hai đề sau;

Đề 1: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

Đề 2: Nhận xét truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng: Toàn bộ câu 
chuyện đã phơi bày hiện thực đen tối thê thảm của người dân đồng thời vạch trần bộ mặt tàn ác, vô 
lương tâm của giai cấp thống trị xưa. 

pdf 15 trang Bích Lam 24/03/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 NGUYỄN TRI PHƯƠNG Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1: (3 điểm ) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày . a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn . c. Chỉ ra hình ảnh đặc sắc trong đoạn văn và tác dụng của việc sử dụng hình ảnh đó . d. Nêu những việc học sinh nên làm để thể hiện lòng yêu nước trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước . Câu 2: (2 điểm ) a. Thế nào là rút gọn câu? Mục đích của rút gọn câu là gì ? b. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích đã in nghiêng ở câu hỏi 1. Chỉ ra thành phần đã được rút gọn trong câu vừa xác định . Câu 3: (5 điểm ) "Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên ? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1: (3 điểm ) Trang | 1
  2. a. *Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta *Cách giải: - Tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả: Hồ Chí Minh b.*Phương pháp: Đọc kĩ nội dung đoạn trích. *Cách giải: - Nội dung: Đoạn trích khẳng định phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng. c.*Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và rút ra hình ảnh đặc sắc. *Cách giải: - Hình ảnh đặc sắc: “thứ của quý”. - Tác dụng: so sánh “tinh thần yêu nước” giống như “cái thứ của quý” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng và sự quý giá của tinh thần yêu nước. d.*Phương pháp: Suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của cá nhân. *Cách giải: - Ra sức học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân. - Thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông đó là làm giàu cho đất nước, cho xã hội. - Yêu và trân quý tất cả những thứ nhỏ bé xung quanh: dòng sông, con đường, biển cả những tài sản của đất nước. - Luôn yêu quý đồng bào, giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Câu 2: (2 điểm) a.*Phương pháp: Căn cứ vào bài “Rút gọn câu”.
  3. *Cách giải: - Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần của câu (lược bỏ chủ ngữ hoặc vị ngữ). - Mục đích rút gọn câu: + Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). b.*Phương pháp: Căn cứ vào bài “Rút gọn câu”. *Cách giải: - Câu rút gọn: + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. - Thành phần rút gọn: chủ ngữ. Câu 3: (5 điểm) *Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng thao tác lập luận phân tích, bàn luận, ) để tạo lập văn bản nghị luận xã hội. *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung:
  4. 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Tình thương người, lòng tương thân tương ái là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Nhiễu điều ” đã cho chúng ta một bài học quý giá về truyền thống đạo đức này. 2. Thân bài: a. Giải thích - Nghĩa đen: + Nhiễu điều: tấm vải lụa tơ mềm, mịn, có màu đỏ + giá gương: Giá để gương soi + phủ: phủ lên, trùm lên ⇒ Nhiễu điều và giá gương nếu để riêng lẻ từng thứ một thì chỉ là những vật bình thường không liên quan đến nhau, nhưng khi đặt tấm nhiễu điều vào giá gương thì cả 2 đều nâng nhau lên, trở thành vật đẹp đẽ và sang trọng. - “Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Đây là lời răn dạy trực tiếp của ông cha ta: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. - Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. b. Chứng minh - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. - Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường, thì đều là con cháu Rồng Tiên, mang trong mình dòng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước.
  5. - Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm. (Dẫn chứng: cả nước hướng về đồng bào miền Trung) - Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đoàn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, sai trái, và chính những lỗ hỏng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước. c. Bài học rút ra - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Mỗi người cần tạo cho mình lối sống cao đẹp này bằng các hạnh động cụ thể như chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, d. Mở rộng vấn đề - Lên án một bộ phận người vẫn còn sống ích kỉ, vụ lợi, tư lợi, vô cảm, sống cô lập mình với xã hội. Đó đều là những “con sâu bỏ dầu nồi canh”, ngăn chặn sự phát triển của đất nước. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Cho đến ngày nay, câu ca dao vẫn luôn là bài học quý giá được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống, lối sống cao đẹp của dân tộc. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC - HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.
  6. (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2) Câu 1: Nhận biết Đoạn trích trên có trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2: Thông hiểu Trong câu văn in đậm, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Câu 3: Vận dụng Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết về tác phẩm này hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu, trình bày cảm nhận của em về cách thưởng thức ca Huế. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân) II. LÀM VĂN (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau; Đề 1: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. Đề 2: Nhận xét truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng: Toàn bộ câu chuyện đã phơi bày hiện thực đen tối thê thảm của người dân đồng thời vạch trần bộ mặt tàn ác, vô lương tâm của giai cấp thống trị xưa. Hãy chứng minh. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU 1. Phương pháp: căn cứ bài Ca Huế trên sông Hương Cách giải: - Văn bản: Ca Huế trên sông Hương - Tác giả: Hà Ánh Minh
  7. 2. Phương pháp: căn cứ bài Liệt kê Cách giải: - Biện pháp liệt kê - Tác dụng: cho thấy sự đa dạng trong cách biểu diễn ca Huế 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Yêu cầu - Đoạn văn khoảng 7 câu - Trong đoạn văn sử dụng câu bị động Gợi ý: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khẳng định thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã. * Thưởng thức ca Huế: - Thời gian: thưởng thức vào đêm, khi ánh trăng đã lên cao. - Không gian: +Trên thuyền rồng, trang trí lộng lẫy. +Xuôi dòng sông Hương đầy thơ mộng, trữ tình. - Cảnh vật: +Trăng lên cao, tỏa sáng bốn phương. +Sóng vỗ mạn thuyền rì rào không ngớt +Thiên Mụ mờ ảo trong sương càng làm tăng thêm không khí cho buổi thưởng thức âm nhạc. +Tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng
  8. => Đây là bức phông nền hoàn hảo cho ca Huế cất lên. - Con người +Ca công: trẻ, trang trọng, duyên dáng +Nhạc công: điêu luyện, trau chuốt, lay động chốn này +Trút bỏ mệt mỏi, lo toan, hòa mình vào không gian nghệ thuật. + Người nghe vừa thưởng thức âm nhạc vừa ngắm cảnh về đêm. => Cảm nhận cả chiều sâu nội tâm của con người Huế. => Thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã, không chỉ giúp ta thư thái tâm hồn mà còn giúp mỗi người nghe hiểu hơn về con người và cuộc sống của đất Huế mộng mơ. II. LÀM VĂN Đề 1: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Mở bài: - Khẳng định học tập là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết và lâu dài của mỗi người. - Dẫn lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi 2. Thân bài: * Giải thích câu nói của Lê-nin: - Học là gì? - Học nữa, học mãi là như thế nào? * Giải thích lí do tại sao phải “Học, học nữa, học mãi”
  9. - Học tập giúp chúng ta nắm bắt được những tri thức văn hóa, khoa học kĩ thuật. - Học tập để biết áp dụng khoa học kĩ thuật. - Phải học cả đời vì kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng rộng lớn -> học để không lạc hậu, để bắt kịp với nền văn minh thế giới. * Cách học: - Học ở nhà trường, tự học, học trong đời sống - Học từ những người xung quanh, từ các phương tiện truyền thông. * Lứa tuổi: - bé: học ăn, học nói, học đi đứng, giao tiếp - lớn lên: học các kiến thức khoa học, kĩ thuật - về già: học để không lạc hậu, lamg gương cho con cháu noi theo * Để có thể “Học, học nữa, học mãi” cần những yếu tố gì? - Cần cù, siêng năng, ham học hỏi 3.Kết bài: - Khẳng định vai trò của việc học - Đánh giá lại lời khuyên của Lê-nin - Nêu liên hệ bản thân và mọi người xung quanh. Đề 2: Nhận xét truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng: Toàn bộ câu chuyện đã phơi bày hiện thực đen tối thê thảm của người dân đồng thời vạch trần bộ mặt tàn ác, vô lương tâm của giai cấp thống trị xưa. Hãy chứng minh. Phương pháp: phân tích, tổng hợp
  10. Cách giải: 1. Mở bài: Giới thiệu chung và dẫn được nhận định 2. Thân bài a. Sự khốn cùng của nhân dân * Cảnh ngoài đê -Trăm nghìn con người hết sức giữ gìn, mong sao cho đê khỏi vỡ. - Họ phải bì bõm dưới bùn lầy, kẻ cuốc, người thuổng đào đắp không lúc nào ngơi tay. - Nước mưa lien tục trút xuống làm những người nông dân ướt lướt thướt như chuột lột. - Tiếng người xao xác gọi nhau. - Sau những giờ phút chống chọi ai nấy đều đã mệt lử cả rồi. => Tác giả tái hiện thiên nhiên, lũ lụt dữ dội và cho thấy tình cảnh vô vọng, yếu ớt, mệt mỏi của con người. * Khi đê vỡ - Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, sống không chỗ ở, chết không chỗ chôn. => Số phận thảm thương, bất hạnh. Thể hiện long thương cảm sâu sắc của tác giả b. Bộ mặt bất nhân của viên quan phụ mẫu – Sống sang trọng xa hoa: + Đi hộ đê mà mang theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm trông mà thích mắt. + Ăn của ngon vật lạ: yến hấp đường phèn. – Sống nhàn nhã vương giả:
  11. + Trong lúc hàng trăm con người đội đất, vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió lướt thướt như chuột lột thì quan phụ mẫu “uy nghi, chễm chệ ngồi” trong đình đèn thắp sáng choang. + Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm. + Trong lúc trăm họ “gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến” ở trên đê, thì trong đình, quan ngồi trên, nha ngồi dưới, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh – Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung: + Đê sắp vỡ! “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ!”. Quan lớn ngài ăn, ngài đánh; người hầu, kẻ dạ, kẻ vâng! + Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc. – Sống chết mặc bay: + Có người khẽ nói: “dễ có khi đê vỡ”, quan gắt: “mặc kệ!”. + Có người nhà quê hốt hoảng chạy vào đình báo “đê vỡ mất rồi!”, quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! ”. + Quan sai bọn lính đuổi người nhà quê ra khỏi đình, rồi vẫn thản nhiên đánh bài. + Quan vỗ tay xuống sập kêu to, tay xòe bài, miệng cười: “Ù! Thông tôm chi chi nẩy! Điếu, mày!”. – Quan sung sướng ù ván bài to khi đê đã vỡ: Cả một miền quê nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết: kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết! c. Nghệ thuật - Thủ pháp đối lập và tăng tiến vừa làm rõ sự cực khổ của người dân, vừa vạch trần bộ mặt bất nhân của tên quan phụ mẫu. - Kể, tả kết hợp với biểu cảm. 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề - Thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
  12. - Bút pháp nghệ thuật xuất sắc của Phạm Duy Tốn. ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏtinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” (Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1: Nhận biết Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) Câu 2: Nhận biết Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Câu 3: Thông hiểu Nội dung đoạn trích trên là gì? (1,0 điểm) Câu 4: Thông hiểu Trong câu: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, .” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. (2 điểm) Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao
  13. Giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU 1. Phương pháp: căn cứ bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Cách giải: - Trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả Hồ Chí Minh. 2. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt: Nghị luận 3. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: Nội dung: Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu biện của lòng yêu nước trong quá khứ 4. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Gợi ý: HS chỉ rõ biện pháp liệt kê trong câu: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ” – Tác dụng biện pháp tu từ liệt kê: Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. II. LÀM VĂN Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm tốt. * Yêu cầu kiến thức:
  14. - Giới thiệu vấn đề - Yêu nước là truyền thống lâu đời của dân tộc ta (dẫn chứng) - Là thế hệ trẻ chúng ta phải tiếp bước cha anh, thể hiện lòng yêu nước qua những hành động: + Chăm ngoan học tập, bồi đắp tri thức. + Rèn luyện đạo đức. + Có mục đích học tập và phương hướng phấn đấu rõ ràng: học tập để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. - Liên hệ bản thân. Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: a. Mở bài : - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào? Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. b. Thân bài: * “Học, học nữa, học mãi” nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. *Tại sao phải “Học, học nữa, học mãi”? - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
  15. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ ) c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta