Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình (Có đáp án)

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: 
Câu 1. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết? 
A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. 
B. Uống nước nhớ nguồn. 
C. Lá lành đùm lá rách. 
D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. 
Câu 2. Trong những câu sau, câu nào có ý trái ngược với các câu còn lại? 
A. Uống nước nhớ nguồn. 
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
C. Ăn cháo đá bát. 
D. Uống nước nhớ người đào giếng. 
Câu 3. Theo tác giả Hoài Thanh trong bài “Ý nghĩa văn chương”, nguồn gốc cốt yếu của văn chương 
là ở đâu? 
A. Cuộc sống lao động của loài người. 
B. Tình yêu lao động của con người. 
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra. 
D. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. 
Câu 4. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết? 
A. Vì Bác có năng khiếu văn chương. 
B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn. 
C, Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác. 
D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. 
Câu 5. Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai được viết theo phương thức biểu 
đạt nào? 
A. Biểu cảm.
pdf 9 trang Bích Lam 24/03/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 NGUYỄN THÁI BÌNH Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất . Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Trích Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm) Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1 điểm) Nội dung của đoạn trích trên là gì ? Câu 4 (1 điểm) Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên? Câu 2 (5 điểm) Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”? HẾT W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 1
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC – HIỂU 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Sống chết mặc bay” - Tác giả: Phạm Duy Tốn 2. Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là truyện ngắn hiện đại 3. Nội dung của đoạn trích trên là: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. 4. Câu đặt biệt: Gần một giờ đêm. - Tác dụng: Xác định thời gian. II. LÀM VĂN Câu 1. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn - Học sinh có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp b. Xác định đúng nội dung của đoạn văn: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. c. Triển khai nội dung của đoạn vă - Trình bày đảm bảo được các ý sau: + Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đê + Cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. Có suy nghĩ và nhận xét về hình ảnh đó. d. Chính tả, ngữ pháp - Viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo - Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ. Câu 2. a. Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. c. Bài văn nghị luận chứng minh cần đảm bảo theo dàn ý sau:
  3. * Mở bài - Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Thân bài (Chứng minh) - Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích: + Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. + Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá + Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu + Rừng là kho tàng thiên nhiên, phong phú vô tận. + Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để cho con người thư giãn tinh thần, bồi bổ tâm hồn. - Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người: + ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Ví dụ : Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi, lũ quét tàn phá nhà cửa, mùa màng. Cướp đi sinh mạng của con người. + Đốt nương làm rẫy sơ ý làm cháy rừng phá vỡ cân bằng sinh thái, gây thiệt hại không thể bù đắp được. + Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của con người. + Mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng * Kết bài - Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng. - Mỗi chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp. d. Chính tả, ngữ pháp - Bài viết mạch lạc, đúng chính tả, đảm bảo chuẩn ngữ pháp. e. Sáng tạo - Cách viết hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
  4. I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết? A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Lá lành đùm lá rách. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. Câu 2. Trong những câu sau, câu nào có ý trái ngược với các câu còn lại? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Ăn cháo đá bát. D. Uống nước nhớ người đào giếng. Câu 3. Theo tác giả Hoài Thanh trong bài “Ý nghĩa văn chương”, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở đâu? A. Cuộc sống lao động của loài người. B. Tình yêu lao động của con người. C. Do lực lượng thần thánh tạo ra. D. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Câu 4. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết? A. Vì Bác có năng khiếu văn chương. B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn. C, Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác. D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Câu 5. Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm.
  5. B. Nghị luận. C. Tự sự. D. Miêu tả. Câu 6. Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” được sử dụng phép tu từ gì? A. So sánh. B. Nhân hóa C. Liệt kê. D. Điệp ngữ. Câu 7. Dòng nào sau đây không phải là câu đặc biệt? A. Mùa xuân. B. Trời đang mưa. C. Hoàng hôn. D. Một hồi còi. Câu 8. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cần viết báo cáo? A. Nhà trường cần biết kết quả chuyến đi tham quan của lớp em. B. Gia đình chuyển nơi ở, em phải chuyển trường. C. Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài. D. Em bị ốm không thể đi học được. Phần tự luận (8,0 điểm): Câu 9. Đọc đoạn trích sau: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Văn 7 – tập 2, NXBGD). a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó?
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 10. a) Thế nào là câu chủ động? b) Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động: Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV. Câu 11. Em hãy viết bài văn giải thích câu nói của Lê - nin: Học, học nữa, học mãi HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Phần A. Trắc nghiệm: (2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D D B C B A Phần B. Phần tự luận: (8,0 điểm) Câu 9. Học sinh cần nêu được đúng tên tác giả, tác phẩm và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó. a, Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay”. - Tác giả: Phạm Duy Tốn. b, Nội dung, nghệ thuật: - Nội dung: Qua cảnh hộ đê, tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. - Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động. Sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật. Câu 10 a, Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). b, Học sinh chuyển được câu chủ động thành câu bị động: Ví dụ: Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV. Câu 11 * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận giải thích. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Trang | 6
  7. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh giải thích được câu nói của Lê – nin. Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau: A. Mở bài: Nêu vấn đề giải thích và trích dẫn câu nói của Lê – nin. B. Thân bài: 1. Giải thích thế nào là Học, học nữa, học mãi. - Học: là một hoạt động tư duy trí tuệ, là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức về mọi mặt. - Học nữa: là tiếp tục học tập để có thêm, nâng cao kiến thức vào những điều đã được học. - Học mãi: là học không ngừng nghỉ, học suốt đời để nâng cao tri thức, trình độ hiểu biết của mình, học liên tục không kể gì tuổi tác. -> Câu nói có ba vế ngắt thành ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”,“mãi”, điệp từ “học” để khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học và nhấn mạnh việc học tập phải được duy trì suốt cuộc đời. 2. Tại sao phải Học, học nữa, học mãi? - Học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại, sống tốt trong xã hội. - Những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải mở rộng, nâng cao trình độ để có kiến thức sâu rộng. - Tri thức của nhân loại là vô hạn “biển học mênh mông”, hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để làm cho tâm hồn phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập - Xã hội, khoa học kĩ thuật cũng ngày càng phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, ảnh hưởng đến bản thân và xã hội. Cần phải học để bản thân và gia đình sống tốt hơn, để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. 3. Làm thế nào để thực hiện Học, học nữa, học mãi. - Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cần phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao. Học trong cuộc sống, học ở mọi nơi, mọi lúc. - Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích. - Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch học tập, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống: học đi đôi với hành. - Cần say mê học tập và luôn sáng tạo trong việc học của mình để học tốt hơn. C. Kết bài:
  8. - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề: câu nói cho ta hiểu được ý nghĩa của việc học. Đó là một lời khuyên chúng ta cần không ngừng học tập và học suốt đời. - Liên hệ, bài học. ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Câu rút gọn là gì? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì? Câu 2 (1 điểm): Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động (theo hai cách). “Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi trường này vào năm 2015”. Câu 3 (3 điểm): Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.” a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người. Câu 4 (5 điểm): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ:“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1. Rút gọn câu là việc chúng ta lược bỏ bớt một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả hai nhưng người đọc, người nghe vẫn hiểu được câu rút gọn đó. Ví dụ: Rút gọn thành phần chủ ngữ câu Học ăn, học nói, học gói, học mở Trong câu này đã lược bỏ thành phần chủ ngữ “ chúng ta” có ngụ ý đó là hành động chung của mọi người. Câu 2. Cách 1: Ngôi trường này được các công nhân lành nghề xây dựng năm 2015 Cách 2: Ngôi trường này xây dựng năm 2015. Câu 3.
  9. a. - Những câu văn trích từ văn bản: “Ý nghĩa văn chương”. -Tác giả: Hoài Thanh. b. -Viết đúng cấu trúc đoạn văn - Nội dung: ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người. Câu 4 Mở bài. - Giới thiệu câu tục ngữ. - Khái quát nội dung của câu tục ngữ: Đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể. Thân bài. *Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”: - Nghĩa đen: “tàu”: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Nghĩa của cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình. - Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng. * Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: - Trong gia đình, nếu có người ốm đau, hoạn nạn, những người khác đều lo lắng, cố gắng giúp đỡ những người không may qua bước khó khăn. -Trong cộng đồng, còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân chất độc màu da cam Có rất nhiều người, rất nhiều phong trào chia sẻ những nỗi đau đó như: Ngày vì người nghèo, các chương trình: Trái tim cho em, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam - Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh có thể góp sức nhỏ bé của mình, chia sẻ khó khăn cùng những người trong gia đình, trong lớp học, trong xã hội: tham gia làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp, tham gia các hoạt động từ thiện Kết bài. Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. Liên hệ bản thân