Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Câu tục ngữ nào diễn đạt nghĩa bằng hình ảnh so sánh ?
A. Đói cho sạch ,rách cho thơm .
B. Thương người như thể thương thân .
C. Không thầy đố mầy làm nên .
D. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
Câu 2: Trong “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện
pháp nghệ thuật nào?
A. Liệt kê và tăng cấp.
B. Tương phản và phóng đại.
C. Tương phản và tăng cấp.
D. So sánh và đối lập.
Câu 3: Tác giả của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là:
A. Phạm Văn Đồng
B. Hồ Chí Minh
C. Hoài Thanh
D. Đặng Thai Mai
Câu 4: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” được viết theo phương thức biểu đạt:
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Câu tục ngữ nào diễn đạt nghĩa bằng hình ảnh so sánh ?
A. Đói cho sạch ,rách cho thơm .
B. Thương người như thể thương thân .
C. Không thầy đố mầy làm nên .
D. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
Câu 2: Trong “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện
pháp nghệ thuật nào?
A. Liệt kê và tăng cấp.
B. Tương phản và phóng đại.
C. Tương phản và tăng cấp.
D. So sánh và đối lập.
Câu 3: Tác giả của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là:
A. Phạm Văn Đồng
B. Hồ Chí Minh
C. Hoài Thanh
D. Đặng Thai Mai
Câu 4: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” được viết theo phương thức biểu đạt:
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_co_dap_a.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- Đề thi Văn học kì 2 lớp 7 năm 2022 - Đề số 1 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Câu tục ngữ nào diễn đạt nghĩa bằng hình ảnh so sánh ? A. Đói cho sạch ,rách cho thơm . B. Thương người như thể thương thân . C. Không thầy đố mầy làm nên . D. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi. Câu 2: Trong “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào? A. Liệt kê và tăng cấp. B. Tương phản và phóng đại. C. Tương phản và tăng cấp. D. So sánh và đối lập. Câu 3: Tác giả của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là: A. Phạm Văn Đồng B. Hồ Chí Minh C. Hoài Thanh D. Đặng Thai Mai Câu 4: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” được viết theo phương thức biểu đạt: A. Nghị luận B. Biểu cảm
- C. Tự sự D. Miêu tả Câu 5: Trong câu ,trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào ? A. Trạng ngữ chỉ đứng ở đầu câu và cuối câu. B. Trạng ngữ chỉ đứng ở cuối câu và giữa câu. C. Trạng ngữ đứng ở đầu câu và giữa câu. D. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu ,cuối câu hay giữa câu . Câu 6: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau đây có tác dụng gì? Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm,tất tả chạy xông vào thở không ra lời : - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! (Phạm Duy Tốn) A. Tỏ ý còn nhiều sự vật ,hiện tượng chưa liệt kê hết được . B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng,ngắt quãng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn ,chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước ,châm biếm . D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu. PHẦN II. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM) Câu 7. Chép lại 2 câu tục ngữ về con người và xã hội trong chương trình Ngữ văn 7, kì II. (1đ) Câu 8: Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động theo 2 cách: (1đ) “ Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé”. Câu 9: Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" (5đ)
- Đáp án đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 2 năm 2022 (Đề số 1) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C A A D B PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 7: Hs nhớ và chép lại được 2 câu tục ngữ về con người và xã hội Câu 8: HS chuyển đổi câu sau: “ Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé” theo 2 cách: - Cậu bé được nhà vua truyền ngôi cho. - Cậu bé được truyền ngôi. Câu 9: Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. - Lòng biết ơn của con người là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. - Ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu phải luôn sống theo đạo lý đó qua câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”. Thân bài: * Giải thích câu tục ngữ: - Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh. - Nguồn: + Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước.
- + Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng. - Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động ->Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay. * Nhận định, đánh giá câu tục ngữ: - ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay): + Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời. + Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái". + Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội. - Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”, * Bài học rút ra từ câu tục ngữ: + Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc + Cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh + Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. + Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người Kết bài: - Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.
- - Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay. Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Văn 2022 - Đề số 2 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào? A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh. C. Phạm Văn Đồng. D. Hồ Chí Minh. Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào? A. Tùy bút B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kí sự Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Cuộc sống lao động của con người. B. Tình yêu lao động của con người
- C. Do lực lượng thần thánh tạo ra. D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận? A. Cốt truyện. B. Luận cứ. C. Các kiểu lập luận. D. Luận điểm. Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? A. Tranh luận. B. Ngợi ca. C. So sánh. D. Phê phán. Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính? A. Đơn xin chuyển trường. B. Biên bản đại hội Chi đội. C. Thuyết minh cho một bộ phim. D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012 Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. B. Tôi bị ngã C. Con chó cắn con mèo D. Nam bị cô giáo phê bình.
- PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM) Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Sống chết mặc bay”? Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau: a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình. Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” Đáp án đề thi môn Văn lớp 7 cuối học kì 2 năm 2022 (Đề số 2) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D A B C D PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 9: Nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: HS ghi được phần ghi nhớ trong SGK. Câu 10: Xác định được các cụm C – V sau: a. “Huy học giỏi” và cụm “cha mẹ và thầy cô rất vui lòng”. b. “một bàn tay đập vào vai” và cụm “hắn giật mình”. Câu 11: Đề số 1:
- Mở bài: – Con người cần có lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm – Ông bà ta đã khuyên nhủ qua câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” Thân bài: – Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng Nghĩa đen: Một cục sắt to nhưng nếu con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thì sẽ rèn thành 1 cây kim bé nhỏ hữu ích. Nghĩa bóng: Con người có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm và chăm chỉ chịu khó thì sẽ thành công trong cuộc sống. – Con người có lòng kiên trì và có nghị lực thì sẽ thành công. + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động như anh Nguyễn Ngọc Kí, Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền Trong học tập: Bản thân của học sinh Trong kháng chiến: Dân tộc Việt Nam của ta – Nếu con người không có lòng kiên trì và không có nghị lực thì sẽ không thành công. + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động, trong học tập Trong kháng chiến – Khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng kiên trì và có nghị lực. Kết bài: - Khẳng định lòng kiên trì và nghị lực là đức tính quan trọng của con người. - Hình thức: Đảm bảo theo yêu cầu, không mắc lỗi các loại. Đề số 2: Mở bài:
- – Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm của người xưa, thể hiện sự nhớ công ơn của ông cha ta. Thân bài: – Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ. – Triển khai. + Câu tục ngữ có ý nghĩa sâu xa đối với chúng ta. + Thấy được công ơn lớn lao của cha ông đã để lại cho chúng ta. + Cần học tập ở câu tục ngữ trên điều gì. Kết bài: – Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay.