Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Ca dao.

B. Tục ngữ.

C. vè.

D. câu đố .

Câu 2. Hãy xác định thể thơ của văn bản?

A. Thơ tự do.

B. Thơ ngũ ngôn.

C. Thơ lục bát.

D. Thơ song thất lục bát.

Câu 3. Nội dung của văn bản là gì?

A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

B. Ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu.

C. Nhắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ.

D. Nhắc nhở người làm con phải có hiếu với cha mẹ .

Câu 4. Văn bản trên viết về chủ đề gì ?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương đất nước.

C. Tình yêu đôi lứa.

D. Tình yêu thương con người.

docx 16 trang Thái Bảo 02/07/2024 1560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_chan_troi_sang_tao_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN 7 CTST (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Ca dao. B. Tục ngữ. C. vè. D. câu đố . Câu 2. Hãy xác định thể thơ của văn bản? A. Thơ tự do. B. Thơ ngũ ngôn. C. Thơ lục bát. D. Thơ song thất lục bát. Câu 3. Nội dung của văn bản là gì? A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
  2. B. Ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu. C. Nhắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ. D. Nhắc nhở người làm con phải có hiếu với cha mẹ . Câu 4. Văn bản trên viết về chủ đề gì ? A. Tình cảm gia đình B. Tình yêu quê hương đất nước. C. Tình yêu đôi lứa. D. Tình yêu thương con người. Câu 5. Địa danh được nhắc đến trong văn bản là gì? A. Núi Tản Viên. B. Biển Đông . C. Núi Thái Sơn. D. Núi Hồng Lĩnh. Câu 6. Theo em, trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt? A. Công cha. B. Nghĩa mẹ. C. Thờ mẹ. D. Thái sơn. Câu 7. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai câu đầu văn bản? A. Liệt kê. B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ. Câu 8. Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào??
  3. A. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao. B. Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ. C. Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc. D. Tất cả đều đúng. Câu 9. Hãy kể thêm một văn bản mà em biết có cùng chủ đề với văn bản trên? Câu 10 . Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân ? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Hết ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5
  4. 8 D 0,5 9 - HS kể được : (Giáo viên linh hoạt chấm cho học sinh) 1,0 Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông. 10 Bài học rút ra: 1,0 - Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn trời biển cha mẹ dành cho ta rất lớn. - Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận trình bày quan 0,25 điểm về tinh thần tự học c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận: HS có thể trình bày theo nhiều cách, 3,0 nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Có rất nhiều con đường để tích lũy tri thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau. Tự học là cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức. - Giải thích khái niệm tự học: + Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài. + Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức.
  5. - Biểu hiện của người có tinh thần tự học: + Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. + Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình. + Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. - Vai trò, ý nghĩa của việc tự học: + Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. + Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. + Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. - Phên phán một số người không có tinh thần tự học. - Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình. - Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng 0,25 để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
  6. Đọc đoạn văn sau: Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. (Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021) Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A.Tự sự B.Miêu tả C.Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Theo tác giả, tại sao Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại? A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công
  7. Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2? A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. Câu 4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: “Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”. A. Ẩn dụ, so sánh B. So sánh, liệt kê C. So sánh, điệp ngữ D. So sánh, nhân hoá Câu 5.Từ “thành công” trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào? A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước. B. Điều mình mong muốn đạt được. C. Những điều có ích cho cuộc sống. D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định. Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào? “Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc”. A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì?
  8. Đặng Thuỳ Trâm từng viết: ”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai. D. Đánh dấu tên tác phẩm. Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào? A. Đoàn kết là sức mạnh. B. Thất bại là mẹ thành công. C. Thất bại là thầy của chúng ta. D. Đừng sợ thất bại. Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao? Câu 10. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương. Hết ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 D 0.5
  9. 2 A 0.5 3 A 0.5 4 B 0.5 5 D 0.5 6 C 0.5 7 A 0.5 8 B 0,5 9 HS đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải được tại sao mình có 1.0 quan điểm đó 10 Học sinh viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của 0,25 bản thân về thái độ sống của thế hệ trẻ ngày nay. - Về hình thức: đoạn văn ngăn khoảng từ 5 đến 7 câu có mở đoạn, 0,75 thân đoạn, kết đoạn - Về nội dung: Nêu được suy nghĩ của bản thân về thái độ sống của thế hệ trẻ ngày nay. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần: mở bài, thân bài, 0.25 kết bài. b Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận trình bày ý 0.25 kiến phản đối về một vấn đề trong đời sống.
  10. c.Yêu cầu về nội dung: 3.0 * Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề. * Trình bày vấn đề: - Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận. - Phản đối các khía cạnh của ý kiến,quan niệm (lí lẽ, bằng chứng) - Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến,quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng) * Kết thúc vấn đề: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kién phản đối. d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo lời thuyết minh, sinh động; bài viết lôi cuốn hấp dẫn. 0.25 ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10: CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO Thằng Tùng ôm khư khư chồng báo trước ngực. Nó len lỏi đi dọc đường Hàng Mã rồi xuôi theo phố Lương Văn Can. Đèn điện sáng trưng. Một thế giới của tuổi thơ ở đây. Đủ các loại đồ chơi. Những chiếc đèn lồng, đèn ông sao treo kín lối đi, xếp đầy trong thùng giấy, tràn cả xuống lòng đường. Dòng người, dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông. Thằng Tùng thẫn thờ nhìn. Có cậu bé, cô bé cũng chỉ trạc tuổi nó ngồi trên những chiếc xe máy đắt tiền bắt bố mẹ đi hết cửa hàng này sang cửa hiệu nọ để chọn mua đồ chơi. Những thứ đồ chơi cao cấp giá hàng trăm, hàng triệu đồng mà chúng vẫn chê khiến bố mẹ chúng phải chạy xe lòng vòng mãi. Nhìn những chiếc đèn ông sao bày la liệt bên đường, thằng Tùng chỉ ước ao có được một chiếc. Nó và em Bi sẽ chơi chung. Nhất định nó sẽ nhường cho cu Bi cầm lâu hơn
  11. Chợt nhớ tới chồng báo còn nặng trên tay, thằng Tùng vội cất tiếng rao. Giọng nó đã khản đặc: - Ai báo đây ! Báo công an, báo pháp luật, báo an ninh thủ đô một vụ giết người hai vụ cướp hiếp đây Không ai gọi mua báo. Thằng Tùng thấy lo lắng. Báo không bán hết phải trả lại đại lý thì sẽ bị khấu trừ vào số tiền những tờ đã bán được, lời lãi chả còn là bao. "Nhưng thôi - Nó nghĩ - cũng vẫn đủ tiền ăn một ngày của hai anh em nó". Mẹ nó đang ốm mệt không gánh hàng rong vào phố được, chỉ loanh quanh ở cái chợ ngoài bãi sông quét dọn, rửa bát thuê. Chắc giờ này trong gian nhà nhỏ ở chân đê mẹ và cu Bi đang mong nó về. Nó lại định cất tiếng rao thì có người gọi: - Ê báo! Còn "Mua và bán" không? Một bà chủ cửa hiệu bên đường vẫy nó. Thằng Tùng mừng quýnh: - Dạ! Còn còn ạ! Thằng Tùng rút tờ "Mua và bán" đưa cho bà chủ cửa hiệu. Nhận tiền xong nó vừa định bước đi thì bà ta lại bảo: - Khênh giúp cái thùng đèn ông sao kia vào trong nhà! Hết khách rồi - Vâng ạ! Thằng Tùng đáp và đặt tập báo xuống bậc cửa. Vừa bám vào cái thùng các-tông định cùng bà chủ hiệu đẩy lên nhà thì nó vội kêu lên: - Khoan đã bà ơi! Có một chiếc đèn ông sao bị rơi ra ngoài, kéo thùng qua thì hỏng mất. - Rơi đâu mà rơi! Cái thằng oắt con lúc nãy bố mẹ mua cho rồi lại chê đập bẹp vứt đi đấy - Bà cho cháu nhé! - Mày lấy thì lấy đi! Nó bị bẹp mất một cánh rồi! Thằng Tùng sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất. Nó cẩn thận đặt chiếc đèn lên trên chồng báo rồi giúp bà chủ hiệu đưa thùng hàng vào nhà. Cầm chiếc đèn ông sao bị bẹp một cánh trên tay thằng Tùng cứ ngắm nghía mãi. Nó tính sẽ lấy một chiếc que lùa vào bên trong chiếc đèn nắn cho cái cánh bị bẹp phồng lên như cũ. Thế là tết trung thu này hai anh em nó sẽ có một cái đèn ông sao rồi. Thằng Tùng thấy lòng mình lâng lâng. Cu Bi giờ này chắc cũng đã ngủ. Thằng Tùng chợt nảy ra một ý nghĩ. Nó sẽ giấu thật kỹ chiếc đèn ông sao, chờ đến đúng đêm trung thu mới lấy ra, chắc chắn cu Bi sẽ bị bất ngờ và thích thú lắm.
  12. Thằng Tùng về đến nhà thì trăng đã lên cao. Ánh trăng mùa thu lấp loá trên sóng nước sông Hồng (Theo truyện ngắn Trọng Bảo) Câu 1. Ai là người kể chuyện? A. Thằng Tùng B. Cu Bi C. Một người khác không xuất hiện trong truyện D. Bà chủ cửa hiệu Câu 2. Đâu là thành phần vị ngữ trong câu “Dòng người, dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông”? A. Dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông B. Đi mua sắm quà trung thu rất đông C. Mua sắm quà trung thu rất đông D. Quà trung thu rất đông Câu 3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu “Những chiếc đèn lồng, đèn ông sao treo kín lối đi, xếp đầy trong thùng giấy, tràn cả xuống lòng đường.”? A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Nói quá Câu 4. Chủ đề của truyện là gì? A. Lòng dũng cảm B. Tinh thần lạc quan C. Tinh thần đoàn kết D. Lòng yêu thương con người
  13. Câu 5. Vì sao Thằng Tùng lại có cảm giác "sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất"? A. Vì Tùng sẽ có đồ chơi trong tết trung thu. B. Vì Tùng nghĩ mình sẽ sửa lại chiếc đèn đó để bán. C. Vì tết trung thu này Tùng sẽ có đèn ông sao để cùng chơi với cu Bi. D. Vì Tùng đã bán được thêm một tờ báo. Câu 6. Từ “thẫn thờ” trong câu “Thằng Tùng thẫn thờ nhìn.” miêu tả tâm trạng như thế nào? A. Ngẩn ngơ, mất hết vẻ linh hoạt B. Buồn không chú ý việc chi cả C. Buồn, nghĩ về hoàn cảnh nghèo khó của mình D. Bâng khuâng, ngơ ngác Câu 7. Trong câu: "Hết khách rồi " dấu chấm lửng có tác dụng gì? A. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. D. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết Câu 8. Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào trong năm? A. Tết Nguyên Đán B. Tết Đoan Ngọ C. Tết Nguyên tiêu D. Tết Trung thu Câu 9. Nếu em là nhân vật thằng Tùng trong câu chuyện, em hành động như thế nào khi được bà chủ cho chiếc đèn ông sao hỏng? Vì sao em lại làm như vậy? Câu 10. Ghi lại một cách ngắn gọn tâm trạng của em sau khi sau khi làm được một việc tốt.
  14. II. VIẾT (4.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em. Hết ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 D 0,5 9 - Nêu được cách cư xử của Tùng: Yêu thương em Bi- Đưa ra cách cư xử 1,0 của mình và lí do của cách cư xử ấy 10 - Nêu việc tốt mà em đã làm 1,0 - Ghi ngắn gọn tâm trạng sau việc làm ấy
  15. II. TỰ LUẬN II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài nêu được đối tượng biểu 0,25 cảm là người thân trong gia đình và ấn tượng ban đầu về người đó. Thân bài nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nghĩ về một người thân. 0,25 c. Cảm nghĩ về người thân. 2.5 * Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó. * Biểu cảm về người thân: - Nét nổi bật về ngoại hình. - Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh. * Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó. * Tình cảm của em với người thân. - Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình . d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu 0,5 sắc về đối tượng biểu cảm.