Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Thăng Long (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được. Anh sung sướng khi nhìn thấy con cá được thả xuống nước mừng rỡ quẫy đuôi bơi đi được ngay. Anh phấn khởi mỗi lần thấy một chú cá sắp chết đã nằm nghiêng hoặc phơi bụng, cuối cùng sống lại được.

Ich-chi-an nhặt được một con cá to. Nó quẫy mạnh trong tay anh. Ích-chi-an cười và dỗ nó: “Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!”. Tất nhiên, nếu bắt được con cá trên biển và gặp lúc đói bụng, anh có thể chén một cách ngon lành. Nhưng đó là một việc ác bất đắc dĩ mới phải làm. Còn ở đây, trên bờ biển này, lch-chi-an là người che chở, là bạn và ân nhân của các loài vật đó.

[…] Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ ở xa tít, thỉnh thoảng có trăng. Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng.

Một hồi còi trầm trầm từ cảng vang vọng tới. Tàu Hô-rốc (Horock) khổng lồ báo hiệu sắp lên đường về. Chết, muộn quá rồi! Trời sắp sáng. Ích-chi-an đã vắng mặt gần 24 tiếng đồng hồ. Chắc anh sẽ bị cha mắng.

Ich-chi-an đã tới đường hầm. Anh thò tay qua song sắt mở cửa ra rồi theo đường hầm mà bơi trong bóng tối dày đặc. Lúc về, anh phải bơi ở lớp nước lạnh phía dưới chảy từ biển vào những hồ nước trong vườn.

Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. Anh đã vào đến hồ nước và ngoi lên, lch-chi-an bắt đầu thở bằng phổi. Anh thở không khí ngát hương thơm của các loại hoa quen thuộc.

Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường.

(Trích Người cá, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2018)

Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Biết)

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Kết hợp nhiều ngôi kể.

Câu 2. Dấu hiệu nhận biết văn bản trên là truyện khoa học viễn tưởng? (Biết)

A. Văn bản có yếu tố tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử.

B. Văn bản có yếu tố phiêu lưu nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính.

C. Văn bản đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc về cách ứng xử con người trong cuộc sống.

D. Văn bản có yếu tố hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định dự trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả.

docx 14 trang Thái Bảo 02/07/2024 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Thăng Long (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_canh_dieu_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Thăng Long (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS THĂNG LONG MÔN: NGỮ VĂN 7 CD (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được. Anh sung sướng khi nhìn thấy con cá được thả xuống nước mừng rỡ quẫy đuôi bơi đi được ngay. Anh phấn khởi mỗi lần thấy một chú cá sắp chết đã nằm nghiêng hoặc phơi bụng, cuối cùng sống lại được. Ich-chi-an nhặt được một con cá to. Nó quẫy mạnh trong tay anh. Ích-chi-an cười và dỗ nó: “Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!”. Tất nhiên, nếu bắt được con cá trên biển và gặp lúc đói bụng, anh có thể chén một cách ngon lành. Nhưng đó là một việc ác bất đắc dĩ mới phải làm. Còn ở đây, trên bờ biển này, lch- chi-an là người che chở, là bạn và ân nhân của các loài vật đó. [ ] Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ ở xa tít, thỉnh thoảng có trăng. Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng. Một hồi còi trầm trầm từ cảng vang vọng tới. Tàu Hô-rốc (Horock) khổng lồ báo hiệu sắp lên đường về. Chết, muộn quá rồi! Trời sắp sáng. Ích-chi-an đã vắng mặt gần 24 tiếng đồng hồ. Chắc anh sẽ bị cha mắng. Ich-chi-an đã tới đường hầm. Anh thò tay qua song sắt mở cửa ra rồi theo đường hầm mà bơi trong bóng tối dày đặc. Lúc về, anh phải bơi ở lớp nước lạnh phía dưới chảy từ biển vào những hồ nước trong vườn. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. Anh đã vào đến hồ nước và ngoi lên, lch-chi-an bắt đầu thở bằng phổi. Anh thở không khí ngát hương thơm của các loại hoa quen thuộc. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường. (Trích Người cá, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2018)
  2. Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Biết) A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Kết hợp nhiều ngôi kể. Câu 2. Dấu hiệu nhận biết văn bản trên là truyện khoa học viễn tưởng? (Biết) A. Văn bản có yếu tố tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử. B. Văn bản có yếu tố phiêu lưu nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính. C. Văn bản đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc về cách ứng xử con người trong cuộc sống. D. Văn bản có yếu tố hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định dự trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Câu 3. Câu văn nào có chứa trạng ngữ? (Biết) A.Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường. B.Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. C.Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì! D.Chết, muộn quá rồi! Câu 4. Trong đoạn văn đầu của văn bản, Ích-chi-an có tâm trạng như thế nào khi cứu được những con vật? (Biết) A. Sung sướng, phấn khởi B. Vui mừng, phấn khởi C. Vui mừng, hạnh phúc D. Sung sướng, hạnh phúc Câu 5. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? (Hiểu) Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng.
  3. A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Liệt kê Câu 6. Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? (Hiểu) A. Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật [ ] B.Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ [ ] C. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy D. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường. Câu 7. Trình bày suy nghĩ của em về hành động của nhân vật Ích-chi-an “Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được.” (Vận dụng) Câu 8. Theo em việc biết bơi có quan trọng không? Vì sao? (Vận dụng) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý. (Vận dụng cao) Hết ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5
  4. 4 A 0,5 5 D 0,5 6 C 0,5 7 HS nêu suy nghĩ cá nhân và có lý giải phù hợp. 1,5 8 HS trả lời có hoặc không, có lý giải phù hợp. 1,5 II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: 0,25 - Mở bài: Nêu được nhân vật sẽ biểu cảm và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết dành cho nhân vật. - Thân bài: Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật - Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: tình cảm, cảm xúc của cá nhân đối với 0,25 nhân vật c. Triển khai vấn đề: HS lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành dành cho nhân vật. - Giới thiệu được nhân vật sẽ biểu cảm 2.5 - Biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật: hình dáng, hành động, tính cách, kỉ niệm, (sử dụng kết hợp các chi tiết miêu tả, tự sự để biểu cảm) - Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật
  5. - Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Ca dao. B. Tục ngữ. C. vè. D. câu đố . Câu 2. Hãy xác định thể thơ của văn bản? A. Thơ tự do. B. Thơ ngũ ngôn. C. Thơ lục bát. D. Thơ song thất lục bát. Câu 3. Nội dung của văn bản là gì? A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. B. Ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu.
  6. C. Nhắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ. D. Nhắc nhở người làm con phải có hiếu với cha mẹ . Câu 4. Văn bản trên viết về chủ đề gì ? A. Tình cảm gia đình B. Tình yêu quê hương đất nước. C. Tình yêu đôi lứa. D. Tình yêu thương con người. Câu 5. Địa danh được nhắc đến trong văn bản là gì? A. Núi Tản Viên. B. Biển Đông . C. Núi Thái Sơn. D. Núi Hồng Lĩnh. Câu 6. Theo em, trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt? A. Công cha. B. Nghĩa mẹ. C. Thờ mẹ. D. Thái sơn. Câu 7. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai câu đầu văn bản? A. Liệt kê. B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ. Câu 8. Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?? A. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao.
  7. B. Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ. C. Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc. D. Tất cả đều đúng. Câu 9. Hãy kể thêm một văn bản mà em biết có cùng chủ đề với văn bản trên? Câu 10 . Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân ? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Hết ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5
  8. 8 D 0,5 9 - HS kể được : (Giáo viên linh hoạt chấm cho học sinh) 1,0 Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông. 10 Bài học rút ra: 1,0 - Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn trời biển cha mẹ dành cho ta rất lớn. - Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận trình bày quan 0,25 điểm về tinh thần tự học c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận: HS có thể trình bày theo nhiều cách, 3,0 nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Có rất nhiều con đường để tích lũy tri thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau. Tự học là cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức. - Giải thích khái niệm tự học: + Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài. + Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức.
  9. - Biểu hiện của người có tinh thần tự học: + Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. + Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình. + Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. - Vai trò, ý nghĩa của việc tự học: + Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. + Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. + Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. - Phên phán một số người không có tinh thần tự học. - Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình. - Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng 0,25 để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. ĐỀ SỐ 3 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau:
  10. Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. (Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021) Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A.Tự sự B.Miêu tả C.Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Theo tác giả, tại sao Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại? A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2?
  11. A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. Câu 4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: “Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”. A. Ẩn dụ, so sánh B. So sánh, liệt kê C. So sánh, điệp ngữ D. So sánh, nhân hoá Câu 5.Từ “thành công” trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào? A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước. B. Điều mình mong muốn đạt được. C. Những điều có ích cho cuộc sống. D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định. Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào? “Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc”. A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì? Đặng Thuỳ Trâm từng viết: ”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
  12. A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai. D. Đánh dấu tên tác phẩm. Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào? A. Đoàn kết là sức mạnh. B. Thất bại là mẹ thành công. C. Thất bại là thầy của chúng ta. D. Đừng sợ thất bại. Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao? Câu 10. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương. Hết ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 D 0.5 2 A 0.5
  13. 3 A 0.5 4 B 0.5 5 D 0.5 6 C 0.5 7 A 0.5 8 B 0,5 9 HS đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải được tại sao mình có 1.0 quan điểm đó 10 Học sinh viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của 0,25 bản thân về thái độ sống của thế hệ trẻ ngày nay. - Về hình thức: đoạn văn ngăn khoảng từ 5 đến 7 câu có mở đoạn, 0,75 thân đoạn, kết đoạn - Về nội dung: Nêu được suy nghĩ của bản thân về thái độ sống của thế hệ trẻ ngày nay. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần: mở bài, thân bài, 0.25 kết bài. b Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận trình bày ý 0.25 kiến phản đối về một vấn đề trong đời sống. c.Yêu cầu về nội dung: 3.0
  14. * Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề. * Trình bày vấn đề: - Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận. - Phản đối các khía cạnh của ý kiến,quan niệm (lí lẽ, bằng chứng) - Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến,quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng) * Kết thúc vấn đề: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kién phản đối. d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo lời thuyết minh, sinh động; bài viết lôi cuốn hấp dẫn. 0.25