Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 9 (Có đáp án)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Nơi tuổi thơ em

(Nguyễn Lam Thắng)

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

 

Cỏ bảy sắc cầu vồng

Bắc qua đồi xanh biếc

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành nôi

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

Có ngày mưa tháng nắng

Đọng trên áo mẹ cha

 

Có một khúc dân ca

Thơm lừng hương cỏ dại

Cỏ tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương

(Nguồn:  

 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự 

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ lục bát

C. Thơm năm chữ

D. Thơ tứ tuyệt

Câu 3. Trong hai câu thơ sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ 

pdf 9 trang Thái Bảo 26/07/2023 4760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 9 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Nơi tuổi thơ em (Nguyễn Lam Thắng) Có một dòng sông xanh Có cánh đồng xanh tươi Bắt nguồn từ sữa mẹ Ấp yêu đàn cò trắng Có vầng trăng tròn thế Có ngày mưa tháng nắng Lửng lơ khóm tre làng Đọng trên áo mẹ cha Cỏ bảy sắc cầu vồng Có một khúc dân ca Bắc qua đồi xanh biếc Thơm lừng hương cỏ dại Có lời ru tha thiết Cỏ tuổi thơ đẹp mãi Ngọt ngào mãi vành nôi Là đất trời quê hương (Nguồn: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự 1
  2. B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Miêu tả Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát C. Thơm năm chữ D. Thơ tứ tuyệt Câu 3. Trong hai câu thơ sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Có cánh đồng xanh tươi Ấp yêu đàn cò trắng A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 4. Hình ảnh ngày mưa tháng nắng trong bài thơ gợi ra điều gì? A. Sự vất vả, khó nhọc của cha mẹ B. Sự biến đổi thất thường của thời tiết C. Sự biết ơn đối với cha mẹ D. Sự xa cách về mặt thời gian Câu 5. Âm hưởng dân gian trong bài thơ được tạo nên bởi yếu tố nào? 2
  3. A. Các hình ảnh trữ tình, gần gũi B. Âm thanh quen thuộc; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết C. A và B đúng D. A và B sai Câu 6. Có ý kiến cho rằng: Những hình ảnh nào nơi tuổi thơ của tác giả có gắn bó được tái hiện có màu sắc, hình khối, âm thanh và hương vị. Ý kiến đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 7. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nêu tác dụng của chúng: a. Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? b. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Trong bối cảnh phải đối mặt với những hiểm họa như thiên tai, dịch bệnh, chúng ta thường được nghe, được chứng kiến những câu chuyện cảm động. Viết bài văn trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về một trong những câu chuyện như thế. 3
  4. ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Miêu tả Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý lời kể Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát C. Thơm năm chữ D. Thơ tứ tuyệt Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại 4
  5. Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 3 (0.5 điểm): Trong hai câu thơ sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Có cánh đồng xanh tươi Ấp yêu đàn cò trắng A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 4 (0.5 điểm): Hình ảnh ngày mưa tháng nắng trong bài thơ gợi ra điều gì? A. Sự vất vả, khó nhọc của cha mẹ B. Sự biến đổi thất thường của thời tiết C. Sự biết ơn đối với cha mẹ D. Sự xa cách về mặt thời gian 5
  6. Phương pháp giải: Dựa vào ngữ cảnh để xác định Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 5 (0.5 điểm): Âm hưởng dân gian trong bài thơ được tạo nên bởi yếu tố nào? A. Các hình ảnh trữ tình, gần gũi B. Âm thanh quen thuộc; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết C. A và B đúng D. A và B sai Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 6 (0.5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Những hình ảnh nào nơi tuổi thơ của tác giả có gắn bó được tái hiện có màu sắc, hình khối, âm thanh và hương vị. Ý kiến đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp giải: 6
  7. Từ nội dung bài thơ chọn đáp án đúng Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 7 (2.0 điểm): Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nêu tác dụng của chúng: a. Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? b. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa Phương pháp giải: Vận dụng những kiến thức về biệnpháp tu từ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: a, BPTT: - Nhân hóa: đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động => Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời làm nổi bật được sự chuyển độngcónhịp, có linh hồn của sự vật thiên nhiên. - Câu hỏi tu từ: => Tác dụng: tăng sức hấp dẫn, giàu giá trị gợi hình gợi cảm. b, BPTT: nhân hóa: con ong siêng năng => Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời làm cho hình ảnh của con ongtrởnên sinh động như một con người đang làm việc chăm chỉ, cần mẫn Phần II (5.0 điểm) 7
  8. Trong bối cảnh phải đối mặt với những hiểm họa như thiên tai, dịch bệnh, chúng ta thường được nghe, được chứng kiến những câu chuyện cảm động. Viết bài văn trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về một trong những câu chuyện như thế. Phương pháp giải: Nhớ lại một sự việc, câu chuyện khiến em cảm động và nêu cảm nhận Lời giải chi tiết: Dàn ý tham khảo: Mở bài:Giới thiệu về câu chuyện cảm động mà mình biết: Câu chuyện về ATM gạocủa Hoàng Tuấn Anh và bác sĩ Trần Anh Tú Thân bài: 1. Giới thiệu về hoàn cảnh diễn ra câu chuyện cảm động - Đại dịch Covid 19 bùng nổgây hoang mang trong cả nước. - Dịch bệnh làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ, đời sống con người bị đảo lộn, tình trạngthất nghiệp, đói kém xảy ra ở nhiều nơi. - Nhiều người dân nghèo thiếu thốn về kinh tế, khó khăn trong cuộc sống. => Người dân nghèo rất cần sự giúp đỡ của những nhà hảotâm 2. Câu chuyện về ATM gạo của Hoàng Tuấn Anh và bác sĩ Trần Anh Tú - Hoàng Tuấn Anh là giám đốc công ty Cổ phần Vũ trụ xanh. - Trần Anh Tú là bác sĩ khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm Viện Vệ sinh dịch tễ Trungương - Hai người đã cùng nhau lên ý tưởng làm cây ATM gạo để giúp đỡ cho những người dân khó khăn trong đại dịch. - Ban đầu, hai người đã tự bỏ vốn của bản thân để lập nên những cây ATM gạo– nơi cung cấp gạo miễn phí cho những người dân nghèo. 8
  9. - Sau đó, mọi người hưởng ứng tham gia và đóng góp gạo cho cây ATM gạo của 2 ngườitrẻ tuổi này. - Từ khi cây ATM gạo được mở ra, người dân nghèo được giúp đỡ tận tình về lương thực, có gạo để nấu ăn hàng ngày. - Nhân dân rất biết ơn việc làm và đóng góp của hai anh đối với đấtnước - Hành động của 2 anh là biểu hiện của những con người có khát vọng cống hiến, xâydựng quê hương, là biểu trưng cho tình yêu quê hương, đất nước của những người trẻ. Kết bài:- Khẳng định giá trị nhân văn từ câu chuyện về ATM gạo của bạn trẻ Hoàng Tuấn Anh và bác sĩ Trần Anh Tú 9