Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 6 (Có đáp án)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Tháng Ba – Hoàng Vân
Tháng ba mùa giáp hạt
Đến rong rêu cũng gầy
Mẹ bưng rá vay gạo
Cha héo hắt đường cày
Áo nâu may dịp tết
Bây giờ mực tím dây
Bần dưới sống ăn đữo
Khoai mậm non cả ngày
Tháng ba mưa dầm đất
Rét Nàng Bân tím trời
Kéo cảnh vun lửa đốt
Trẻ và trâu cùng cười
Tháng ba, tháng ba ơi!
Mùa xa… ngày thơ dại
Lúa lên xanh ngoài bãi
Sữa ướp đòng sinh đôi
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể loại nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Tự do
D. Tứ tuyệt
Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ trên và dấu hiệu nhận biết
A. Người mẹ, vì có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo
B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi
C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt
D. Cuộc sống đói nghèo, vì phỉa ăn bần, ăn khoai mậm
Câu 3. Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ?
A. Nhịp 3/2 và 2/3
B. Nhịp 1/4 và 4/1
C. Nhịp thơ linh hoạt
D. Khó xác định
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 6 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 6 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Tháng Ba – Hoàng Vân Tháng ba mùa giáp hạt Tháng ba mưa dầm đất Đến rong rêu cũng gầy Rét Nàng Bân tím trời Mẹ bưng rá vay gạo Kéo cảnh vun lửa đốt Cha héo hắt đường cày Trẻ và trâu cùng cười Áo nâu may dịp tết Tháng ba, tháng ba ơi! Bây giờ mực tím dây Mùa xa ngày thơ dại Bần dưới sống ăn đữo Lúa lên xanh ngoài bãi Khoai mậm non cả ngày Sữa ướp đòng sinh đôi Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể loại nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Tự do 1
- D. Tứ tuyệt Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ trên và dấu hiệu nhận biết A. Người mẹ, vì có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt D. Cuộc sống đói nghèo, vì phỉa ăn bần, ăn khoai mậm Câu 3. Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ? A. Nhịp 3/2 và 2/3 B. Nhịp 1/4 và 4/1 C. Nhịp thơ linh hoạt D. Khó xác định Câu 4. Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó? A. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ) B. Mùa xuân đi chơi không làm C. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm D. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ Câu 5. Xác định nội dung của khổ thơ thứ nhất? A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba B. Mẹ đi vay gạo nấu cơm C. Cha cày đồng mệt mỏi D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt 2
- Câu 6. Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng thơ nào? A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy B. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây C. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi Câu 7. Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất nỗi buồn của đất trời trong tháng ba mùa giáp hạt? A. Tháng ba mưa dầm đất/ Rét Nàng Bân tím trời B. Tháng ba, tháng ba ơi! Mùa xa ngày thơ dại! C. Mẹ bưng rá vay gạo/ Cha héo hắt đường cày D. Bần dưới sông ăn đỡ/ Khoai mậm non cả ngày Câu 8. Niềm hy vọng vào vụ mùa bội thu được thể hiện ở chi tiết, hình ảnh nào? A. Tháng ba, tháng ba ơi! B. Lúa lên xanh; Sữa ướp đòng sinh đôi C. Kéo cành vun lửa đốt D. Áo nâu may dịp tết Câu 9. Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là? A. Người mẹ tần tảo B. Người bố vất vả C. Lũ trẻ hồn nhiên D. Một người có tuổi thơ sống ở vùng quê nghèo khó Câu 10. Nhà thơ dành tình cảm yêu thương sâu sắc cho đối tượng nào? 3
- A. Những đứa trẻ hồn nhiên B. Con người vất vả, nghèo khó của quê hương C. Cha mẹ nghèo khó của mình D. Quê hương Câu 11. Khổ thơ cuối đã thể hiện được những điều gì? A. Yêu thương, gắn bó với quê hương; niềm vui vào vụ mùa mới B. Nhớ thương kí ức đã xa; niềm vui lúa đã trổ bông C. Tháng ba đã lùi xa; ngày gặt đang đến gần D. Vui sướng vì lúa đang sinh sôi nảy nở Câu 12. Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ là? A. Hãy nhớ tích trữ lương thực vì tháng ba là mùa giáp hạt B. Đừng quên những ngày bố mẹ phải nhọc nhằn C. Đừng quên ngày phải ăn bần, ăn khoai mầm D. Cuộc sống còn vất vả, hãy sống lạc quan và hy vọng Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Những bạn trẻ trong bài thơ đã sống như thế nào trong tháng ba, mùa giáp hạt? Câu 2. a. Xác định những câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa và nêu tác dụng b. Xác định 2 khổ thơ có sự tương phản trong bài và nêu tác dụng Câu 3. Viết bài văn phân tích nhân vật Đuy-sen trong đoạn trích “Người thầy đầu tiên”. 4
- ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Bài thơ trên thuộc thể loại nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Tự do D. Tứ tuyệt Phương pháp giải: Chú ý số chữ trong một dòng và số dòng của từng khổ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 2 (0.25 điểm): Xác định nội dung chính của bài thơ trên và dấu hiệu nhận biết A. Người mẹ, vì có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt D. Cuộc sống đói nghèo, vì phỉa ăn bần, ăn khoai mậm Phương pháp giải: 5
- Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 3 (0.25 điểm): Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ? A. Nhịp 3/2 và 2/3 B. Nhịp 1/4 và 4/1 C. Nhịp thơ linh hoạt D. Khó xác định Phương pháp giải: Đọc đi đọc lại bài thơ để xác định ngắt nhịp phù hợp Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 4 (0.25 điểm): Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó? A. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ) B. Mùa xuân đi chơi không làm C. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm D. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ Phương pháp giải: 6
- Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 5 (0.25 điểm): Xác định nội dung của khổ thơ thứ nhất? A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba B. Mẹ đi vay gạo nấu cơm C. Cha cày đồng mệt mỏi D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất để xác định nội dung Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 6 (0.25 điểm): Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng thơ nào? A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy B. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây C. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi Phương pháp giải: 7
- Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 7 (0.25 điểm): Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất nỗi buồn của đất trời trong tháng ba mùa giáp hạt? A. Tháng ba mưa dầm đất/ Rét Nàng Bân tím trời B. Tháng ba, tháng ba ơi! Mùa xa ngày thơ dại! C. Mẹ bưng rá vay gạo/ Cha héo hắt đường cày D. Bần dưới sông ăn đỡ/ Khoai mậm non cả ngày Phương pháp giải: Đọc kĩ các đoạn thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 8 (0.25 điểm): Niềm hy vọng vào vụ mùa bội thu được thể hiện ở chi tiết, hình ảnh nào? A. Tháng ba, tháng ba ơi! B. Lúa lên xanh; Sữa ướp đòng sinh đôi C. Kéo cành vun lửa đốt D. Áo nâu may dịp tết Phương pháp giải: 8
- Đọc kĩ và xác định các chi tiết thơ thể hiện niềm hy vọng vào vụ mùa bội thu Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 9 (0.25 điểm): Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là? A. Người mẹ tần tảo B. Người bố vất vả C. Lũ trẻ hồn nhiên D. Một người có tuổi thơ sống ở vùng quê nghèo khó Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 10 (0.25 điểm): Nhà thơ dành tình cảm yêu thương sâu sắc cho đối tượng nào? A. Những đứa trẻ hồn nhiên B. Con người vất vả, nghèo khó của quê hương C. Cha mẹ nghèo khó của mình D. Quê hương Phương pháp giải: 9
- Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 11 (0.25 điểm): Khổ thơ cuối đã thể hiện được những điều gì? A. Yêu thương, gắn bó với quê hương; niềm vui vào vụ mùa mới B. Nhớ thương kí ức đã xa; niềm vui lúa đã trổ bông C. Tháng ba đã lùi xa; ngày gặt đang đến gần D. Vui sướng vì lúa đang sinh sôi nảy nở Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ cuối Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 12 (0.25 điểm): Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ là? A. Hãy nhớ tích trữ lương thực vì tháng ba là mùa giáp hạt B. Đừng quên những ngày bố mẹ phải nhọc nhằn C. Đừng quên ngày phải ăn bần, ăn khoai mầm D. Cuộc sống còn vất vả, hãy sống lạc quan và hy vọng Phương pháp giải: 10
- Từ nội dung rút ra thông điệp của bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Phần II. Câu 1 (1 điểm): Những bạn trẻ trong bài thơ đã sống như thế nào trong tháng ba, mùa giáp hạt? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: Các bạn trẻ: ăn trái bần, khoai mậm trong mùa giáp hạt; kéo cành vun lửa đốt, đưa trâu đi ăn giúp bố mẹ, đùa vui => làm việc, sống lạc quan Câu 2 (2 điểm): a. Xác định những câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa và nêu tác dụng b. Xác định 2 khổ thơ có sự tương phản trong bài và nêu tác dụng Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: a. - Câu thơ: Đến rong rêu cũng gầy/ Trẻ và trâu cùng cười. - Nghệ thuật nhân hoa đã được thể hiện: 11
- + Sự vật, con vật là những sinh thể đều trải qua những khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống; cảm nhận được niềm vui khi bên nhau trong những thười khắc khó khăn. + Câu thơ: Trẻ và trâu cùng cười như xua vợi đi u ám đói khổ của mùa giáp hạt; khiến cho cuộc sống, âm hưởng bài thơ tươi vui hơn. b. - Sự tương phản ở khổ 1 và khổ 4: đói nghèo >< niềm tin + Khổ 1: gợi hiện thực đói nghèo, vất vả vào mùa giáp hạt. Cả con người và cảnh vật đều gần tàn tạ, héo úa (rong rêu cũng gầy; mẹ bưng rá vay gạo, bố héo hắt ) + Khổ 4: khát vọng, niềm tin vào ngày mai (hình ảnh lúa lên xanh, ướp đòng ) Câu 3 (4 điểm): Viết bài văn phân tích nhân vật Đuy-sen trong đoạn trích “Người thầy đầu tiên”. Phương pháp giải: Nêu cảm nhận của bản thân em Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹpvà đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô béAn-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân áivàsôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách,sửa cánh cửa, quét dọn cái sân , biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngàythành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của ngườiKir- ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu 12
- Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đanglàm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. ThầyĐuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các“vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chảsẽhọc tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơirồi ?” Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậunói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu màthầyđã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽhọctập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông , thầy báo tinvui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ?Thầynói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường làgì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?” Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ,vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đãkhơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy anủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu củaĐuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng choAn-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúngtasẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng nhưAn-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp. Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hìnhảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trongtruyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làmthayđổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang vănAi-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy -Đuy sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta. 13
- (Sưu tầm) 14