Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 1 (Có đáp án)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngôi nhà
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi
Em yêu ngôi nhà
Gỗ, tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca
(Tô Hà)
Câu 1 (0.25 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ lục bát
C. Thơ năm chữ
D. Thơ tự do
Câu 2 (0.25 điểm): Đối tượng biểu cảm chủ yếu trong bài thơ là gì?
A. Em
B. Tiếng chim
C. Ngôi nhà
D. Đất nước
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 1 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngôi nhà Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm Em yêu tiếng chim Đầu hồi lảnh lót Mái vàng thơm phức Rạ đầy sân phơi Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca (Tô Hà) Câu 1 (0.25 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát C. Thơ năm chữ 1
- D. Thơ tự do Câu 2 (0.25 điểm): Đối tượng biểu cảm chủ yếu trong bài thơ là gì? A. Em B. Tiếng chim C. Ngôi nhà D. Đất nước Câu 3 (0.25 điểm): “xao xuyến” biểu đạt tình cảm của nhân vật trữ tình như thế nào? A. Sự rung động ngất ngây, lắng dịu trước vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng B. Sự bồi hồi, rạo rực trước thiên nhiên và sự vật xung quanh C. Sự vui sướng, hạnh phúc trước vẻ đẹp thiên nhiên trước mắt D. Sự nhớ nhung về vẻ đẹp in dấu trong kí ức không thể phai mờ Câu 4 (0.25 điểm): Yếu tố nào sau đây không trực tiếp xuất hiện trong bài thơ? A. Hàng xoan B. Tiếng chim C. Sân phơi D. Giếng nước Câu 5 (0.25 điểm): Hình ảnh “ngôi nhà” khơi gợi những điều gì đối với người đọc? A. Gợi tình cảm ấm áp yêu thương B. Gợi niềm vui bên thầy cô, bạn bè C. Gợi những kỉ niệm êm đềm trong kí ức D. Gợi những khó khăn vất vả của cuộc sống Câu 6 (0.25 điểm): Trong khổ thơ dưới đây, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở 2
- Như mây từng chùm A. Nhân hóa, so sánh B. Nhân hóa, ẩn dụ C. So sánh, hoán dụ D. Điệp ngữ, so sánh Câu 7 (0.5 điểm): Nêu ấn tượng của em khi đọc 2 câu thơ: Mái vàng thơm phức/ Rạ đầy sân phơi. Câu 8 (1.0 điểm): Em hãy phát biểu một thông điệp có ý nghĩa sau khi đọc bài thơ. Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Phân tích nhân vật cô bé trong truyện dưới đây: “Sự tích bông hoa cúc trắng” Ngày xửa ngày xưa, ở một xóm nọ rất vắng người, trong xóm có rất ít hộ dân, trong nhà nọ chỉ có hai mẹ con ở với nhau, nương tựa vào nhau để sống. Người cha không may đã mất từ rất sớm, để lại hai mẹ con cô đơn trong túp lều nhỏ rách nát, hai mẹ con phải làm việc vô cùng vất vả thì mới kiếm đủ tiền ăn. Vào một ngày kia, người mẹ vì làm việc quá nhiều, kiệt sức nên bị ốm. Bà liền gọi con gái tới bảo rằng: - Con ơi! Giờ con hãy đi tìm thầy thuốc tới đây mẹ giúp mẹ. Cô bé vâng lời mẹ, vội vàng chạy đi tìm thầy thuốc. Cô bé vừa đi vừa lo lắng cho mẹ của mình. Trên đường đi, cô vô tình gặp được một cụ già tóc bạc, râu trắng. Cụ già thấy cô bé vừa vội vàng như vậy liền gọi lại hỏi thăm. - Này cô bé, cháu đi đâu mà vội vàng thế? Dù đang đi rất vội nhưng cô bé vẫn dừng lại trong chốc lát để trả lời cụ già: - Thưa cụ, giờ cháu đang đi mời thầy thuốc ạ, mẹ cháu đang bị bệnh rất nặng. Nghe vậy cụ già liền bỏa cô bé: - Ta chính là thầy thuốc đây, giờ cháu dẫn ta tới nhà cháu đi, ta sẽ khám bệnh cho mẹ cháu. 3
- Nghe thấy vậy cô bé hết sức vui mừng, dẫn đường cho cụ già về nhà mình. Đến nơi, cụ già liền khám bệnh cho mẹ của cô bé. Sau đó cụ già nói cho cô bé là: - Bệnh của mẹ cháu giờ đã nặng lắm rồi. Nhưng ta sẽ cố hết sức để có thể chữa khỏi bệnh cho mẹ của cháu. Giờ cháu phải đi ngay tới chỗ gốc đa ở đầu rừng, cháu sẽ thấy gần đó có bông hoa màu trắng, sau đó cháu hãy mang bông hoa đó về đây. Ngoài trời bây giờ đang có giá rất mạnh. Cô bé trên người chỉ mặc một chiếc áo mỏng ở trên người. Nhưng vì nhà nghèo quá, thương mẹ nên cô bé vẫn tiếp tục đi tìm, cô cứ đi mãi, đi mãi cho đến khi đôi chân của cô bé đã mỏi nhừ thì cô mới tới được chỗ gốc đa, nơi đầu rừng như lời của cụ già nói. Cô bé nhìn xung quanh gốc cây thì thấy ngay bụi cây gần đó với một bông hoa màu trắng rất đẹp. Cô bé liền hái bông hoa lên, nâng niu chúng ở trên tay. Đột nhiên cô lại nghe thấy tiếng nói của bà cụ già đang văng vẳng bên tai của mình. - Bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày Cô bé lập tức nhìn xuống bông hoa và cẩn thận đếm từng cánh một - Một cánh, hai cánh, ba cánh, bốn cánh – hai mươi cánh. Có nghĩa là mẹ mình chỉ có thể sống được 20 ngày nữa sao? Sau một hồi suy nghĩ cách giải quyết, cô bé ngồi xuống, nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra rất nhiều sợi nhỏ khác nhau. Mỗi sợ nhỏ ấy lại trở thành một cánh hoa, từ một bông hoa chỉ có hai mươi cánh giờ đây đã trở thành bông hoa có vô vàn cánh hoa. Cô bé nhanh chóng đem theo bông hoa chạy về nhà với mẹ. Khi vừa chạy về tới nơi cô bé đã thấy cụ già kia đứng ngay trước cửa nhà mình để chờ mình. Cụ già tươi cười nói với cô bé rằng: - Mẹ của cháu đã khỏi bệnh rồi đấy. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cháu. Kể từ đó, hàng năm cứ vào mùa thu thì bông hoa có nhiều cánh hoa lại đua nhau nở rộ, vô cùng xinh đẹp, từ lúc đó trở đi người ta đặt tên cho bông hoa đó là bông hoa cúc trắng, là biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ mình. (Theo 4
- ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do Phương pháp giải: Chú ý số tiếng trong một dòng thơ Lời giải chi tiết: Bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ => Đáp án: A Câu 2 (0.25 điểm): Đối tượng biểu cảm chủ yếu trong bài thơ là gì? A. Em B. Tiếng chim C. Ngôi nhà D. Đất nước Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: Đối tượng biểu cảm chủ yếu trong bài thơ là tiếng chim => Đáp án: B Câu 3 (0.25 điểm): “xao xuyến” biểu đạt tình cảm của nhân vật trữ tình như thế nào? A. Sự rung động ngất ngây, lắng dịu trước vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng 5
- B. Sự bồi hồi, rạo rực trước thiên nhiên và sự vật xung quanh C. Sự vui sướng, hạnh phúc trước vẻ đẹp thiên nhiên trước mắt D. Sự nhớ nhung về vẻ đẹp in dấu trong kí ức không thể phai mờ Phương pháp giải: Dựa vào ngữ cảnh của bài thơ Lời giải chi tiết: “xao xuyến” biểu đạt sự rung động ngất ngây, lắng dịu trước vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng của nhân vật trữ tình => Đáp án: A Câu 4 (0.25 điểm): Yếu tố nào sau đây không trực tiếp xuất hiện trong bài thơ? A. Hàng xoan B. Tiếng chim C. Sân phơi D. Giếng nước Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Yếu tố “giếng nước” không trực tiếp xuất hiện trong bài thơ => Đáp án: D Câu 5 (0.25 điểm): Hình ảnh “ngôi nhà” khơi gợi những điều gì đối với người đọc? A. Gợi tình cảm ấm áp yêu thương B. Gợi niềm vui bên thầy cô, bạn bè C. Gợi những kỉ niệm êm đềm trong kí ức D. Gợi những khó khăn vất vả của cuộc sống Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ 6
- Lời giải chi tiết: Hình ảnh “ngôi nhà” khơi gợi tình cảm ấm áp yêu thương đối với người đọc => Đáp án: A Câu 6 (0.25 điểm): Trong khổ thơ dưới đây, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm A. Nhân hóa, so sánh B. Nhân hóa, ẩn dụ C. So sánh, hoán dụ D. Điệp ngữ, so sánh Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ và xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh => Đáp án: A Câu 7 (0,5 điểm): Nêu ấn tượng của em khi đọc 2 câu thơ: Mái vàng thơm phức/ Rạ đầy sân phơi. Phương pháp giải: Đọc 2 câu thơ và nêu ấn tượng sâu sắc của bản thân Lời giải chi tiết: - Hai câu thơ miêu tả hình ảnh mái tranh và khoảng sân đầy rơm vàng của ngôi nhà - Màu vàng của mái tranh, của rơm rạ thơm phức lúc vào mùa vừa gợi sự chân chất mộc mạc, vừa gợi tình cảm lắng động nồng nàn. Câu 8 (1.0 điểm): 7
- Em hãy phát biểu một thông điệp có ý nghĩa sau khi đọc bài thơ. Phương pháp giải: Từ nội dung bài thơ rút ra thông điệp Thông điệp cần phù hợp nội dung bài thơ, có ý nghĩa, phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật Lời giải chi tiết: - Bài thơ hun đúc cho các em tình yêu quê hương, đất nước bao giờ cũng bắt đầu từ những gì bình dị, gần gũi nhất đối con người. - Yêu ngôi nhà nơi mình sinh ra, đã từng gắn bó và chia sẻ ngọt bùi với bao người thân yêu nhất sẽ chính là động lực giúp các em sớm khôn lớn và trưởng thành mai này. - Phần II (7 điểm) Phân tích nhân vật cô bé trong truyện “Sự tích bông hoa cúc trắng” Phương pháp giải: - Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu cảu một bài văn - Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận - Triển khai hợp lý nội dung bài văn. Lời giải chi tiết: Dàn ý chi tiết: 1. Mở bài - Giới thiệu nhân vật cô bé trong câu chuyện cổ tích “Sự tích hoa cúc trắng” - Ấn tượng ban đầu của em về nhân vật: đó là một cô bé hiếu thảo, tấm lòng của em dành cho mẹ rất đáng trân trọng, để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc (hoặc gợi cho em nhiều xúc cảm) 2. Thân bài a. Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm của nhân vật cô bé. 8
- - Thời gian diễn ra câu chuyện: ngày xửa ngày xưa - Hoàn cảnh gia đình cô bé: + Ở một xóm nọ rất vắng người, trong xóm có rất ít hộ dân, trong nhà chỉ có hai mẹ con ở với nhau, nương tựa vào nhau để sống. + Người cha không may đã mất từ sớm, để lại hai mẹ con cô đơn trong túp lều nhỏ rách nát, hai mẹ con phải làm việc vô cùng vất vả thì mới kiếm đủ tiền ăn + Vào một ngày kia, người mẹ vì làm việc quá nhiều, kiệt sức nên bị ốm + Cô bé dù còn nhỏ nhưng có tấm lòng yêu thương mẹ sâu nặng, em đã đi tìm thuốc để chữa bệnh cho mẹ. b. Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm Đặc điểm 1: Cô bé trong câu chuyện “Sự tích bông hoa cúc trắng” là một người con hiếu thảo với mẹ. - Khi người mẹ làm việc nhiều, bị kiệt sức ốm, nghe mẹ bảo: “Con ơi! Giờ con hãy đi tìm thầy thuốc tới đây giúp mẹ”. Cô bé rất thương mẹ, lo lắng cho mẹ nên đã vâng lời, rồi vội vàng đi tìm thầy thuốc chữa bệnh cho mẹ - Trên đường đi, cô bé đã gặp được một cụ già tóc bạc, râu trắng; cụ già đó chính là thầy thuốc. Em hết sức vui mừng vì cụ già nhận lời về nhà chữa bệnh cho mẹ. Nhưng vì mẹ em bệnh rất nặng nên để cứu mẹ thì theo cụ em phải đi đến chỗ gốc đa ở đâu rừng, tìm bông hoa màu trắng, sau đó mang bông hoa đó về thì cụ già mới có thể điều trị bệnh cho mẹ em được. Với cô bé, mẹ là người thân yêu duy nhất của em, em thương và yêu quý mẹ vô cùng. Vì vậy, nghe lời cụ già nói, em sẵn sàng lên đường tìm thuốc cứu mẹ, lại được sống trong vòng tay yêu thương và được tận hưởng dư vị ngọt ngào của tình mẫu tử. - Chính tình yêu thương mẹ sâu nặng đã tạo nên sức mạnh giúp cô bé ợvư t qua mọi khó khăn, thử thách. Em chẳng quản ngoài trời có gió rất lạnh, trên người chỉ mặc một chiếc áo mỏng (vì nhà nghèo quá), em vẫn tiếp tục đi tìm bông hoa màu trắng như lời ông cụ râu tóc bạc phơ yêu cầu để chữa bệnh cho mẹ. Cô bé cứ đi mãi, đi mãi cho đến khi đôi chân của cô bé đã mỏi nhừ thì cô mới tới được chỗ gốc đa, nơi đâu rừng và tìm được bông hoa màu trắng rất đẹp. Khi chặng đường, với nhiều khó khăn, em đã tìm thấy bông hoa để làm thuốc điều tìm được bông hoa, trong lòng cô bé vô cùng sung sướng vì trải qua bao nhiêu trị bệnh cho mẹ. Tình 9
- yêu thương mẹ đã xua tan đi sự mệt mỏi: “Cô bé liền hái bông hoa lên, nâng niu chúng ở trên tay.” - Trong lúc cô bé đang mải mê ngắm nhìn bông hoa đẹp thì lại nghe thấy tiếng nói cụ già văng văng bên tại mình: “Bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày”. Khi ếđ m những cánh hoa trắng mỏng, cô bé cảm thấy buồn và thốt lên “mẹ mình chỉ có thể sống được 20 ngày nữa sao?”. Vì yêu mẹ, muốn mẹ ở với em suốt cả cuộc đời, sau một hồi suy nghĩ, cô bé đã tìm ra cách giải quyết để bông hoa có thật nhiều cánh, mẹ của em sẽ sống được lâu hơn. Em đã “nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra rất nhiều sợi nhỏ khác nhau. Mỗi sợi nhỏ ấy lại trở thành một cánh hoa, từ một bông hao chỉ có hai mươi cánh giờ đây đã trở thành bông hoa có vô vàn cánh hoa”. - Khi có bông hoa với vô vàn cánh hoa trắng muốt, cô bé nhanh chóng đem theo bông hoa chạy về nhà với mẹ. Bởi, có bỗng hoa diệu kì này, theo lời của cụ già thì mẹ của em sẽ khỏi bệnh. Và thật kì diệu thay, khi vừa chạy về tới nhà, cô bé đã thấy cụ già kia đứng ngay trước cửa nhà mình để chờ mình và cụ tươi cười nhìn em với đôi mắt trìu mến, cụ nói với em rằng: “Mẹ của cháu đã khỏi bệnh rồi đấy. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cháu.”. Cô bé vô cùng hạnh phúc vì mẹ đã khỏi bệnh, em lại được sống những tháng ngày vui vẻ, ấm áp bên mẹ. Điều tuyệt vời là, kể từ đó, ức vào mùa thu thì bông hoa có nhiều cánh hoa lại đua nhau nở rộ. Những bông cúc trắng vô cùng xinh đẹp đó được mọi người đặt tên là bông hoa cúc trắng, là biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cãi đối với cha mẹ mình. => Với cách kể chuyện hấp dẫn, tạo tình huống bất ngờ, câu chuyện đã làm nổi bật được tấm lòng hiểu thảo của cô bé dành cho người mẹ của mình. Tình yêu thương mẹ của em vô cùng to lớn, nó tạo nên sức mạnh để em vượt qua những khó khăn, thử thách và cả sự mỏi mệt để tìm được thuốc chữa trị bệnh cho mẹ. Tình cảm của em dành cho mẹ khiến chúng ta vô cùng xúc động, ngưỡng mộ, trân trọng và noi gương. Đặc điểm 2: Cô bé trong câu chuyện “Sự tích bông hoa cúc trắng” là một đứa trẻ ngoan ngoãn, lẽ phép - Cũng giống biết bao đứa trẻ cùng trang lứa ham vui, ham chơi nhưng khi mẹ bị ốm, gọi cô bé đi tìm thầy thuốc, em đã vâng lời mẹ rồi vội vàng đi ngay. - Mặc dù đang rất vội đi tìm thầy thuốc để điều trị bệnh cho mẹ nhưng khi mẹ bị ốm, gọi cô bé đi tìm thầy thuốc, em đã vâng lời mẹ rồi vội vàng đi ngay, 10
- - Mặc dù đang rất vội đi tìm thầy thuốc để điều trị bệnh cho mẹ nhưng khi nghe một cụ già em gặp trên đường đi hỏi thăm: “Này cô bé, cháu đi đâu mà vội vàng thế?”, em vẫn dừng lại trong chốc lát để trả lời bà cụ. => Qua cách ứng xử của cô bé với mẹ và với cụ già râu tóc bạc phơ, chúng ta thấy em là một đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép và co cách đối nhân xử thế rất tuyệt vời. Cách ứng xử của cô bé khiến chúng ta soi lại mình và có những lời nói lễ độ với người thân yêu cũng như những người xung quanh. c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Câu chuyện kể theo ngôi thứ ba, cách kể chuyện hấp dẫn - Tạo tình huống truyện bất ngờ, lôi cuốn người đọc - Những lời thoại ngắn thể hiện được tính cách, tâm hồn cảu nhân vật - Truyện có yếu tố kì ảo tạo sức hấp dẫn cho người đọc - Xây dựng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: bông hoa cúc trắng biểu tượng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ d. Ý nghĩa của hình tượng nhân vật - Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. - Cô bé trong câu chuyện là tấm gương sáng về người con hiếu thảo với cha mẹ, xứng đáng để chúng ta noi gương học tập, sống trọn đạo hiếu làm con với đấng sinh thành. 3. Kết bài - Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em. Qua câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng”, ta thấy không phải nhờ bông hoa thần mà chính tấm lòng hiếu thảo của người con đã tạo ra kì tích cứu sống mẹ của em. Nếu không có sự hiếu thảo thì đã không thể cảm động trời xanh. Đây cũng là lời răn dạy đối với tất cả những người con, hãy luôn kính yêu và hiếu thỏa đối với cha mẹ của mình. 11