Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 9 (Có đáp án)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

SÂN NHÀ – Nguyễn Ngọc Tư

Má buồn thiệt buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, “nhà mình nghèo 
quá, má không lo cho bây được đủ đầy…”. Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên 
rồi sao? Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt 
thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ – món quà từ tháng lương 
của ba để con tới trường… Và con có cả một vạt sân vàng nắng…

Tôi nhớ, sân nhà mình chỉ nhỏ bằng hai tàng cây trứng cá. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám 
thấp tè và những giồng rau xanh biếc ngoài kia. […]. Ranh giới giữa sân với vườn rau là 
những cái mương nhỏ tạo thành do má tôi lấy đất lên giồng. Sát hàng ba có một luốn hẹ kiểng, 
trổ bông tím rập rờn suốt hai mùa nắng, mưa. Nhà tôi nghèo nên trồng loại bông coi cũng bình 
thường quá đỗi, lúc Tết, cũng chỉ thêm bông vạn thọ, mồng gà… bởi những cây hoa bình dị ấy 
chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân. Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn 
ngơ nhìn “bức tranh” sân của mình, trời đất, sao mà đẹp dữ vậy không biết, viền quanh những 
tàu chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở 
hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình (bàn tay xưa rày chỉ biết cầm đũa ăn cơm và… 
chơi chuyền).

Rồi hoa tàn, rồi mùa nắng hết. Mưa bắt đầu xập xoài, báo mùa đang đi tới. Tôi lóp ngóp xách 
rổ chận bắt mấy con cá rô ốm nhách, dài nhằng, mình đầy nhớt xăng xái lóc lên sân. Mặt sân 
đã ngấm mưa, đất vỡ ra, tràn xuống những chỗ nẻ […]. Chà chà, chỉ cần đủ ba nắng, sân – 
thiên – đường của mình lại ráo hoảnh, sạch bong cho mà coi.

Bây giờ nhớ lại, thấy lạ, lạ quá chừng… Sân nhà mình hồi ấy có rộng mấy đâu, chỉ có khoảng 
trời là lồng lộng phía trên đầu, nhưng đã đi hết cả tuổi thần tiên rồi, sao tôi vẫn còn nhớ tiếc.

Chứ không à? Những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên 
cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá chẻ bên góc nhà, tôi nhớ 
cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân gạch đụi nhảy dây. […]. Coi lại, hồi nhỏ, tôi 
lang thang ngoài sân, vườn nhiều hơn trong nhà, trên mình đầy sẹo lớn nhỏ… Lúc tan bạn ròi, 
còn một mình, tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi 
nhau, ngó con bướm nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm…

Má cũng thường ra sân, nhưng không phải để thảnh thơi chơi đùa, không phải để ngắm mặt 
trời lặn, đón trăng lên… Buổi sớm, má ra quét lá, tiếng chổi xao xác trong tiếng gà. Buổi chiều, 
má hay ngồi chỗ góc sân, nghe tôi nhảy từ trên cây xuống cái phịch như ai quăng bịch muối, 
má than (mà cười): “Con nhỏ này chắc Mụ bà nắn lộn”… mà tay vẫn thoăn thoắt bó rau chuẩn 
bị cho buổi chợ sớm mai. Độ gần cuối tháng mười, lúa về sân, ba má ngồi quây lúa giữa trưa, 
bóng hai cây trứng cá đã bị tỉa thưa cành không đủ sức ngăn bớt cái nóng bừng bừng, mồ hôi 
chảy dài, bê bết tóc. Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi 
cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình. Dường như không lần nòa đứng trên mảnh sân – thiên 
– đường của tôi, má ba không tất tả, bận bịu, lo toan… Nên cái hồi con mời, mười hai tuổi, 
nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má 
à. Má không tin con sao?

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản thơ

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản hồi ký

D. Văn bản tản văn

Câu 2. Đối tượng bộc lộ cảm xúc của văn bản là:

A. Khu vườn đầy hoa

B. Trò chơi tuổi thơ

C. Sân nhà với kỷ niệm tuổi thơ

D. Những công việc vất vả của ba mẹ 

pdf 14 trang Bích Lam 14/06/2023 6580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_de_9_c.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 9 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: SÂN NHÀ – Nguyễn Ngọc Tư Má buồn thiệt buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, “nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy ”. Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao? Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ – món quà từ tháng lương của ba để con tới trường Và con có cả một vạt sân vàng nắng Tôi nhớ, sân nhà mình chỉ nhỏ bằng hai tàng cây trứng cá. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám thấp tè và những giồng rau xanh biếc ngoài kia. [ ]. Ranh giới giữa sân với vườn rau là những cái mương nhỏ tạo thành do má tôi lấy đất lên giồng. Sát hàng ba có một luốn hẹ kiểng, trổ bông tím rập rờn suốt hai mùa nắng, mưa. Nhà tôi nghèo nên trồng loại bông coi cũng bình thường quá đỗi, lúc Tết, cũng chỉ thêm bông vạn thọ, mồng gà bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân. Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn ngơ nhìn “bức tranh” sân của mình, trời đất, sao mà đẹp dữ vậy không biết, viền quanh những tàu chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình (bàn tay xưa rày chỉ biết cầm đũa ăn cơm và chơi chuyền). Rồi hoa tàn, rồi mùa nắng hết. Mưa bắt đầu xập xoài, báo mùa đang đi tới. Tôi lóp ngóp xách rổ chận bắt mấy con cá rô ốm nhách, dài nhằng, mình đầy nhớt xăng xái lóc lên sân. Mặt sân đã ngấm mưa, đất vỡ ra, tràn xuống những chỗ nẻ [ ]. Chà chà, chỉ cần đủ ba nắng, sân – thiên – đường của mình lại ráo hoảnh, sạch bong cho mà coi. Bây giờ nhớ lại, thấy lạ, lạ quá chừng Sân nhà mình hồi ấy có rộng mấy đâu, chỉ có khoảng trời là lồng lộng phía trên đầu, nhưng đã đi hết cả tuổi thần tiên rồi, sao tôi vẫn còn nhớ tiếc. 1
  2. Chứ không à? Những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá chẻ bên góc nhà, tôi nhớ cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân gạch đụi nhảy dây. [ ]. Coi lại, hồi nhỏ, tôi lang thang ngoài sân, vườn nhiều hơn trong nhà, trên mình đầy sẹo lớn nhỏ Lúc tan bạn ròi, còn một mình, tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi nhau, ngó con bướm nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm Má cũng thường ra sân, nhưng không phải để thảnh thơi chơi đùa, không phải để ngắm mặt trời lặn, đón trăng lên Buổi sớm, má ra quét lá, tiếng chổi xao xác trong tiếng gà. Buổi chiều, má hay ngồi chỗ góc sân, nghe tôi nhảy từ trên cây xuống cái phịch như ai quăng bịch muối, má than (mà cười): “Con nhỏ này chắc Mụ bà nắn lộn” mà tay vẫn thoăn thoắt bó rau chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai. Độ gần cuối tháng mười, lúa về sân, ba má ngồi quây lúa giữa trưa, bóng hai cây trứng cá đã bị tỉa thưa cành không đủ sức ngăn bớt cái nóng bừng bừng, mồ hôi chảy dài, bê bết tóc. Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình. Dường như không lần nòa đứng trên mảnh sân – thiên – đường của tôi, má ba không tất tả, bận bịu, lo toan Nên cái hồi con mời, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à. Má không tin con sao? Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Văn bản thơ B. Văn bản nghị luận C. Văn bản hồi ký D. Văn bản tản văn Câu 2. Đối tượng bộc lộ cảm xúc của văn bản là: A. Khu vườn đầy hoa B. Trò chơi tuổi thơ C. Sân nhà với kỷ niệm tuổi thơ D. Những công việc vất vả của ba mẹ 2
  3. Câu 3. Dòng nào dưới đây không thể hiện chất trữ tình của người viết? A. Tôi lóp ngóp xách rổ chận bắt mấy con cá rô ốm nhách, dài nhằng, mình đầy nhớt xăng xái lóc lên sân B. Tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi nhau, ngó con bướm nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm . C. tôi ngẩn ngơ nhìn “bức tranh” sân của mình viền quanh những tàu chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. D. Dường như không lần nào đứng trên mảnh sân – thiên – đường của tôi, má ba không tất tảm bận bịu, lo toan Câu 4. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là: A. Tự sự, trữ tình, nghị luận B. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm C. Tự sự, trữ tình, biểu cảm, nghị luận D. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm, thuyết minh Câu 5. Khoảng sân nhà hiện lên trong cảm xúc của “tôi” gắn với những mùa nào, với ai? A. Gắn với mùa xuân, mùa mưa, người mẹ tần tảo giàu yêu thương B. Gắn với việc trồng hoa C. Gắn với việc bắt cá rô D. Gắn với trò nhảy từ trên cây xuống Câu 6. Câu văn nào thể hiện sự xúc động, niềm tự hào về vẻ đẹp, về sự kỳ diệu của lao động, của sự sống? A. Lúc Tết, cũng chỉ thêm bông hoa vạn thọ, mồng gà bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân B. Bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân 3
  4. C. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám thấp tè và giồng rau xanh biếc ngoài kia D. “Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình” Câu 7. Đoạn văn bản từ “Má cũng thường ra sân ” đến “bận bịu, lo toan ” thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của tác giả? A. Nuối tiếc tuổi thơ bên ba má B. Nhớ thương về hình ảnh người mẹ và công việc vất vả của ba má trên sân C. Xúc động trước hình ảnh của ba má khi đập lúa D. Tất cả các đáp án trên Câu 8. Câu “Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình” thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”? A. Yêu thương, thấu hiểu nỗi vất vả, cực nhọc của ba má B. Khắc sâu hình ảnh lao động vất vả của ba má C. Quan tâm, hiểu rõ công việc cực nhọc của ba má D. Biế tơn sự vất vả, hi sinh của ba má từ thuở ấu thơ Câu 9. Sự sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư trong tản văn trên là: A. Lối viết giản dị, sâu lắng B. Ngôn ngữ giàu sức gợi, liên tưởng sâu sắc C. Cấu tứ mang hình thức câu chuyện, có tính đối thoại D. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt Câu 10. Mục đích của tản văn trên là: A. Khắc họa kỷ niệm tuổi thơ và giãi bày tình cảm, suy ngẫm của người viết B. Tái hiện hình ảnh sân nhà và những ký ức tuổi thơ 4
  5. C. Bày tỏ tình yêu thiên nhiên, yêu thương ba má của người viết D. Bộc lộ sự nhớ thương, niềm biết ơn và những suy ngẫm trưởng thành từ hình ảnh sân nhà và những con người trong ký ức tuổi thơ. Câu 11. Em hiểu câu “Nên cái hồi con mười, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, mà à.” như thế nào? Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn văn sau và giải thích nghĩa của chúng: Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặtsânđất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũngcóchỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hứng nắng trên giàn luôn có thứ gì đóngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khithìmớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau, Phơi trêngiàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. Câu 2. Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trong nhữnghoạt động hoặc trò chơi dưới đây: - Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thưviện. - Thị đấu bóng đá, bóng chuyền và quy tắc, luật lệ của các hoạt độngnày: - Tham gia giao thông đúng luật lệ. - Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhàhoặc ở trường. - Mở chai lọ bị kẹt nắp, tẩy sạch các vết ố bắn trên quần áo, vật đụng, chặt dừa lấynướchay chế biến sinh tố, - Trò chơi cướp cờ hoặc trò chơi kéo co. 5
  6. ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Văn bản thơ B. Văn bản nghị luận C. Văn bản hồi ký D. Văn bản tản văn Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm): Đối tượng bộc lộ cảm xúc của văn bản là: A. Khu vườn đầy hoa B. Trò chơi tuổi thơ C. Sân nhà với kỷ niệm tuổi thơ D. Những công việc vất vả của ba mẹ Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản 6
  7. Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 3 (0.25 điểm): Dòng nào dưới đây không thể hiện chất trữ tình của người viết? A. Tôi lóp ngóp xách rổ chận bắt mấy con cá rô ốm nhách, dài nhằng, mình đầy nhớt xăng xái lóc lên sân B. Tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi nhau, ngó con bướm nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm . C. tôi ngẩn ngơ nhìn “bức tranh” sân của mình viền quanh những tàu chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. D. Dường như không lần nào đứng trên mảnh sân – thiên – đường của tôi, má ba không tất tảm bận bịu, lo toan Phương pháp giải: Đọc kĩ các trường hợp trên, xác định cảm xúc của người viết Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 4 (0.25 điểm): Phương thức biểu đạt của văn bản trên là: A. Tự sự, trữ tình, nghị luận B. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm C. Tự sự, trữ tình, biểu cảm, nghị luận 7
  8. D. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm, thuyết minh Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 5 (0.25 điểm): Khoảng sân nhà hiện lên trong cảm xúc của “tôi” gắn với những mùa nào, với ai? A. Gắn với mùa xuân, mùa mưa, người mẹ tần tảo giàu yêu thương B. Gắn với việc trồng hoa C. Gắn với việc bắt cá rô D. Gắn với trò nhảy từ trên cây xuống Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 6 (0.25 điểm): 8
  9. Câu văn nào thể hiện sự xúc động, niềm tự hào về vẻ đẹp, về sự kỳ diệu của lao động, của sự sống? A. Lúc Tết, cũng chỉ thêm bông hoa vạn thọ, mồng gà bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân B. Bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân C. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám thấp tè và giồng rau xanh biếc ngoài kia D. “Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình” Phương pháp giải: Đọc kĩ các câu văn Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 7 (0.25 điểm): Đoạn văn bản từ “Má cũng thường ra sân ” đến “bận bịu, lo toan ” thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của tác giả? A. Nuối tiếc tuổi thơ bên ba má B. Nhớ thương về hình ảnh người mẹ và công việc vất vả của ba má trên sân C. Xúc động trước hình ảnh của ba má khi đập lúa D. Tất cả các đáp án trên Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: 9
  10. => Đáp án: B Câu 8 (0.25 điểm): Câu “Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình” thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”? A. Yêu thương, thấu hiểu nỗi vất vả, cực nhọc của ba má B. Khắc sâu hình ảnh lao động vất vả của ba má C. Quan tâm, hiểu rõ công việc cực nhọc của ba má D. Biế tơn sự vất vả, hi sinh của ba má từ thuở ấu thơ Phương pháp giải: Đọc kĩ câu văn và xác định cảm xúc của nhân vật “tôi” Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 9 (0.25 điểm): Sự sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư trong tản văn trên là: A. Lối viết giản dị, sâu lắng B. Ngôn ngữ giàu sức gợi, liên tưởng sâu sắc C. Cấu tứ mang hình thức câu chuyện, có tính đối thoại D. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản 10
  11. Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 10 (0.25 điểm): Mục đích của tản văn trên là: A. Khắc họa kỷ niệm tuổi thơ và giãi bày tình cảm, suy ngẫm của người viết B. Tái hiện hình ảnh sân nhà và những ký ức tuổi thơ C. Bày tỏ tình yêu thiên nhiên, yêu thương ba má của người viết D. Bộc lộ sự nhớ thương, niềm biết ơn và những suy ngẫm trưởng thành từ hình ảnh sân nhà và những con người trong ký ức tuổi thơ. Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra mục đích của văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 11 (0.5 điểm) Em hiểu câu “Nên cái hồi con mười, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, mà à.” như thế nào? Phương pháp giải: Đọc lại văn bản và đối chiếu với câu văn để nêu cách hiểu về sự “giàu” và “thiệt thòi” đó. Lời giải chi tiết: - Sự “thiệt thòi” của ba mẹ: chính là nỗi vất vả, cực nhọc sớm hôm 11
  12. - Sự “giàu có” của con: chính là một tuổi thơ vui đùa bên bạn bè, hòa mình với thiên nhiên, đón nhận tình yêu thương của ba mẹ Phần II. Câu 1 (2 điểm): Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn văn sau và giải thích nghĩa của chúng: Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sânđất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nướccũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hứng nắng trên giàn luôn có thứgì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thìmớcơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùasau, Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. Phương pháp giải: Xác định đúng từ ngữ địa phương và giải nghĩa chúng Lời giải chi tiết: - Hồi (từ địa phương miền Nam): lúc, khi. - Con nít (từ ngữ địa phương miền Nam): trẻ con. - Cặm: (từ địa phương miền Nam): dựng. - Trái (từ địa phương miền Nam): quả. - Mau (từ địa phương miền Nam): nhanh Câu 2 (5 điểm): 12
  13. Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trong những hoạtđộng hoặc trò chơi dưới đây: - Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thưviện. - Thị đấu bóng đá, bóng chuyền và quy tắc, luật lệ của các hoạt độngnày: - Tham gia giao thông đúng luật lệ. - Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường. - Mở chai lọ bị kẹt nắp, tẩy sạch các vết ố bắn trên quần áo, vật đụng, chặt dừalấynước hay chế biến sinh tố, - Trò chơi cướp cờ hoặc trò chơi kéo co. Phương pháp giải: Tuỳ chọn 1 đề gợi ý để thuyết minh về quy tắc luậtlệ Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Kéo co một trong những trò chơi dân gian vẫn luôn được gìn giữ và phát huy cho đến tậnbây giờ. Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng, trò chơi kéoco còn thể hiện sức mạnh của tập thể, sự đoàn kết đồng lòng của người chơi. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu vớimọi người về quy tắc của trò chơi kéo co. Để có thể tham gia trò chơi kéo co người chơi cần có một thể lực tốt, sự dẻo dai và kiêntrì. Trò chơi kéo co thường chơi theo đội, mỗi đội từ 5- 7 người tham gia. Kéo co và trò chơi vận động nên thường được tổ chức ở nơi rộng rãi, bằng phẳng và sạchsẽ. Trước khi vào cuộc chơi cần chuẩn bị một số dụng cụ như: một đoạn dây đay, dây thừngdài và mềm, tùy theo điều kiện và tập tục từng nơi sẽ chuẩn bị dụng cụ khác nhau, có nơi sửdụng cây tre nhỏ, dài và thẳng có nơi không cần dụng cụ mà hai đội chơi kéo trực tiếp bằngtay không. 13
  14. Kẻ một vạch để làm ranh giới giữa hai đội chơi và ở giữa đoạn dây cũng buộc 1mảnhvải màu để đánh dấu làm mốc phân thắng thua giữa hai đội. Chia số người chơi thành 2 đội bằng số lượng và cân sức nhau, đứng đối mặt nhau ởhaibên vạch theo hàng dọc, người chơi trong đội nên đứng so le nhau chân trước và chân sau luôn trụ vững, tay cầm vào dây, thông thường người có sức khỏe tốt nhất sẽ đứng đầuhàng. Trọng tài sẽ là người đứng giữa vạch để ra hiệu lệnh và quan sát hai đội chơi. Trong cáccuộc thi chuyên nghiệp ở mỗi đội sẽ có huấn luyện viên theo sát để hướng dẫn và bắt nhịp chođội của mình. Về cách chơi trò chơi kéo co: Trọng tài đứng ở giữa vạch xuất phát, cầm cờ và hô to 1 2 3 bắt đầu thì hai đội chơibắtđầu kéo. Hai đội dùng hết sức kéo dây về phía đội mình. Đội nào kéo được điểm mốc đánh dấu trên dây về phía mình thì đó là đội chiến thắng. Trò chơi kéo co thường diễn ratừ5- 10 phút và hai đội phải thi đấu 3 lượt để phân thắng bại. Đội nào có hai lượt thắng sẽ làđộidành chiến thắng. Trong trường hợp tỉ số hòa nhau bại thì kết thúc 3 hiệp đấu hai đội sẽ nghỉgiải lao sau đó thi đấu 1 hiệp cuối cùng tìm ra đội chiến thắng. Về luật trò chơi kéo co: Đội chơi nào kéo dây trước khi có hiệu lệnh của trọng tài làphạm luật và phải kéo lại từ đầu, nếuvi phạm hai lần sẽ tính là thua luôn trận đó. Đội nào có người chơi ngã hoặc tuột tay ra khỏi dây cũng bị tính là thua cuộc. Dù quy tắc hơi phức tạp nhưng nó giúp đảm bảo tính công bằng giữa những người chơi.Vậy nên chúng ta nên tuân thủ quy tắc khi tham gia vào bộ môn này. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn mọi người đã lắng nghe và rất mong nhận được sự góp ý của mọingười. 14