Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 8 (Có đáp án)

Đọc ngữ liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:

CON CÒ TRONG CA DAO

(1) Trong ca dao dân ca Việt Nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và 
có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”: con cò bay lả bay la, con cò bay 
bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò 
quăm… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy 
mà không nói đến loài chim khác?

(2) Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều với người nông 
dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò bên 
họ: con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng 
rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng.

(3) Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu. Nhưng trâu phải 
cái nặng chình chịch, đi đứng vững vàng thật, nhưng chậm chạp, sống một cuộc đời gò bó, vất 
vả, không mấy lúc thảnh thơi, cho nên chỉ những lúc nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn, cực khổ 
của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu, con vật tiêu biểu nhất cho sức sản xuất 
nơi đồng ruộng.

(4) Còn những lúc người dân lao động Việt Nam xúc cảm, tâm trí muốn vươn lên, muốn ca hát 
cho tâm hồn bay bổng thoải mái trong khi làm lụng, thì chỉ có con cò gợi hứng cho họ nhiều. 
Con cò rắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất 
vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc 
đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước.

(Theo Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1. Mục đích chính của đoạn trích trên là gì?

A. Cung cấp thông tin về con cò và người nông dân

B. Bày tỏ tình cảm của người viết với con cò

C. Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò

D. Giới thiệu, thuyết minh về con cò và người nông dân

Câu 2. Phương án nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận trong đoạn trích trên?

A. Nhân vật và sự việc

B. Lí lẽ và bằng chứng

C. Lời kể và người kể

D. Thời gian và địa điểm 

pdf 11 trang Bích Lam 14/06/2023 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_de_8_c.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 8 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi: CON CÒ TRONG CA DAO (1) Trong ca dao dân ca Việt Nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò ”: con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác? (2) Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò bên họ: con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng. (3) Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu. Nhưng trâu phải cái nặng chình chịch, đi đứng vững vàng thật, nhưng chậm chạp, sống một cuộc đời gò bó, vất vả, không mấy lúc thảnh thơi, cho nên chỉ những lúc nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu, con vật tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng. (4) Còn những lúc người dân lao động Việt Nam xúc cảm, tâm trí muốn vươn lên, muốn ca hát cho tâm hồn bay bổng thoải mái trong khi làm lụng, thì chỉ có con cò gợi hứng cho họ nhiều. Con cò rắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước. (Theo Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2002) 1
  2. Câu 1. Mục đích chính của đoạn trích trên là gì? A. Cung cấp thông tin về con cò và người nông dân B. Bày tỏ tình cảm của người viết với con cò C. Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò D. Giới thiệu, thuyết minh về con cò và người nông dân Câu 2. Phương án nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận trong đoạn trích trên? A. Nhân vật và sự việc B. Lí lẽ và bằng chứng C. Lời kể và người kể D. Thời gian và địa điểm Câu 3. Câu nào sau đây là câu nêu vấn đề để bàn luận? A. Trong ca dao dân ca Việt Nam, có rất nhiều bài nói đến con cò B. Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con còn? C. Những câu ca dao hay và cổ nhất của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò ” D. Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu Câu 4. Ý nào sau đây nêu đúng nhiệm vụ của đoạn (1) trong văn bản trên? A. Giải thích vấn đề cần bàn luận B. Nêu vấn đề cần bàn luận C. Chứng minh ý kiến của người viết D. Nêu cảm nghĩ của người viết Câu 5. Nội dung chính của đoạn (2) là gì? 2
  3. A. Nói về sự gắn bó giữa con cò và người nông dân B. Ca ngợi cuộc sống của con cò và người nông dân C. Miêu tả đặc điểm và tính cách của loài cò D. Miêu tả cuộc sống lao động của người nông dân Câu 6. Ý chính của đoạn (3) là gì? A. Khẳng định con trâu là người bạn thân nhất của người nông dân B. Miêu tả đặc điểm công việc và tính cách chậm chạp của con trâu C. Giải thích vì sao và khi nào người nông dân mới liên hệ đến con trâu D. Chứng minh con trâu là tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng Câu 7. Câu nào sau đây nên được ý chính của đoạn (4)? A. Con cò mới là người bạn thân nhất của người nông dân khi lao động B. Con cò tuy ngày đêm lặn lội nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh C. Cuộc sống của con cò cũng vấy vả nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao D. Con cò phù hợp với tâm trạng muốn ca hát khi làm lụng của nông dân Câu 8. Dòng nào nêu bằng chứng làm sáng tỏ cho lí lẽ: “Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò ”? A. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân thường thấy con cò bên họ B. Con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao C. Con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát D. Con cò trắng kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh Câu 9. Viết một đoạn văn (khoảng 3 – 4 dòng) để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao văn bản trên là văn bản nghị luận?”. 3
  4. Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Nối các từ ngữ có ý nghĩa giống nhau ở 2cột. A B 1. quả quất a. trái cây 2. đọi b. quả dứa 3. tất c. bát 4. trái thơm d. vớ 5. hoa quả đ. trái tắc Câu 2. Em hãy viết bài văn khoảng 500 đến 600 chữ, phân tích đặc điểm của một nhânvật văn học đã làm thay đổi cách nhìn của bản thân về cuộc sống. 4
  5. ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Mục đích chính của đoạn trích trên là gì? A. Cung cấp thông tin về con cò và người nông dân B. Bày tỏ tình cảm của người viết với con cò C. Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò D. Giới thiệu, thuyết minh về con cò và người nông dân Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và chọn đáp án đúng nhất. Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 2 (0.25 điểm): Phương án nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận trong đoạn trích trên? A. Nhân vật và sự việc B. Lí lẽ và bằng chứng C. Lời kể và người kể D. Thời gian và địa điểm Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức văn bản nghị luận. 5
  6. Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 3 (0.25 điểm): Câu nào sau đây là câu nêu vấn đề để bàn luận? A. Trong ca dao dân ca Việt Nam, có rất nhiều bài nói đến con cò B. Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con còn? C. Những câu ca dao hay và cổ nhất của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò ” D. Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu Phương pháp giải: Đọc kĩ các đáp án, chú ý từ ngữ biểu đạt cảmxúc. Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 4 (0.25 điểm): Ý nào sau đây nêu đúng nhiệm vụ của đoạn (1) trong văn bản trên? A. Giải thích vấn đề cần bàn luận B. Nêu vấn đề cần bàn luận C. Chứng minh ý kiến của người viết D. Nêu cảm nghĩ của người viết Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn (1) và trả lời. 6
  7. Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 5 (0.25 điểm): Nội dung chính của đoạn (2) là gì? A. Nói về sự gắn bó giữa con cò và người nông dân B. Ca ngợi cuộc sống của con cò và người nông dân C. Miêu tả đặc điểm và tính cách của loài cò D. Miêu tả cuộc sống lao động của người nông dân Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn (2) và trả lời. Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 6 (0.25 điểm): Ý chính của đoạn (3) là gì? A. Khẳng định con trâu là người bạn thân nhất của người nông dân B. Miêu tả đặc điểm công việc và tính cách chậm chạp của con trâu C. Giải thích vì sao và khi nào người nông dân mới liên hệ đến con trâu D. Chứng minh con trâu là tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn (3) và trả lời. 7
  8. Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 7 (0.25 điểm): Câu nào sau đây nên được ý chính của đoạn (4)? A. Con cò mới là người bạn thân nhất của người nông dân khi lao động B. Con cò tuy ngày đêm lặn lội nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh C. Cuộc sống của con cò cũng vấy vả nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao D. Con cò phù hợp với tâm trạng muốn ca hát khi làm lụng của nông dân Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn (4) và trả lời. Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 8 (0.25 điểm): Dòng nào nêu bằng chứng làm sáng tỏ cho lí lẽ: “Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò ”? A. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân thường thấy con cò bên họ B. Con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao C. Con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát D. Con cò trắng kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh Phương pháp giải: 8
  9. Đọc kĩ các đáp án và chọn đáp án đúng. Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 9 (1.0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 3 – 4 dòng) để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao văn bản trên là văn bản nghị luận?”. Phương pháp giải: Từ nội dung văn bản, viết lại nhận xét của em. Lời giải chi tiết: Văn bản trên là văn bản nghị luận bới văn bản đưa ra vấn đề bạn luận ở đây chính là: "Tạisao khi hát nhân dân lao động Việt nam lại hay nói nhiều đến các loài chim ấy mà không nóiđến loài chim khác". Bên cạnh việc đưa ra vấn đề bàn luận, những chứng cứlí lẽ được đưa ra cũng rất hùng hồn, chứng thực. Hình ảnh cò chân thực gần gũi, gắn liền với hình ảnh ngườinông dân lao động lam lũ trên cánh đồng, gợi cảm hứng ca hát cho những người dân lam lũ hátca trên đồng lúa khi làm việc vất vả. Phần II. Câu 1 (2 điểm): 9
  10. Nối các từ ngữ có ý nghĩa giống nhau ở 2cột. A B 1. quả quất a. trái cây 2. đọi b. quả dứa 3. tất c. bát 4. trái thơm d. vớ 5. hoa quả đ. trái tắc Phương pháp giải: Dựa vào phần Thực hành Tiếng Việt trong SGK và kiến thức của bản thân nối những từcóý nghĩa tương đương nhau Lời giải chi tiết: 1đ; 2c; 3d; 4b; 5a. Câu 2 (5 điểm): Em hãy viết bài văn khoảng 500 đến 600 chữ, phân tích đặc điểm của một nhân vậtvăn học ãđ làm thay đổi cách nhìn của bản thân về cuộc sống. Phương pháp giải: Làm theo các bước và bố cục của bài viết về một bài văn nghị luận. Xem lại phần hướngdẫn phân tích kiểu văn bản trong SGK 10
  11. Lời giải chi tiết: Bài văn mẫu tham khảo: Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lạinhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế,nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dùsống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng. Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bịbắtlàm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàncảnhTấm tiêu biểu cho hoàn cảnhcủa người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cáiđẹpở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, camchịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì đượcnuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đithành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làmtheo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và conngười hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bịmẹcon Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu vàcuộcsống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rấtnhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thànhcây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồiquả vào thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnhphúc. Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người laođộng trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơcủamình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ướcmơcủa dân gian xưa. 11