Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tân Vịnh (Có đáp án)
Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Tác dụng của điệp ngữ?
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
Câu 2 (3 điểm):
a. Chép thuộc lòng và chính xác phần dịch thơ bài “Rằm tháng giêng ”của Hồ Chí Minh?
b. Trình bày nội dung bài thơ “Rằm tháng giêng ” .
Câu 3 (5 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya"của HồChí Minh.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tân Vịnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tân Vịnh (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS TÂN VỊNH ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Tác dụng của điệp ngữ? Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. (Hồ Chí Minh) Câu 2 (3 điểm): a. Chép thuộc lòng và chính xác phần dịch thơ bài “Rằm tháng giêng ”của Hồ Chí Minh? b. Trình bày nội dung bài thơ “Rằm tháng giêng ” . Câu 3 (5 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya"của HồChí Minh. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: - Các điệp ngữ : Đoàn kết, thành công - Điệp ngữ nối tiếp. - Tác dụng :Nhấn mạnh sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Cá nhân, tập thể hay một dân tộc biết hợp sức lại sẽ thành công trong mọi lĩnh vực như trong cuộc sống, trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 2: a. Chép chính xác bài thơ “Rằm tháng giêng” “Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Trang | 1
- Giữa dòng bàn bạc việc quân. Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.” b. Nêu được nét chính về nội dung bài thơ : + Là bài thơ được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, những năm tháng kháng chiến gian khổ ác liệt và trường kì. + Bài thơ thể hiện bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi núi rừngViệtBắc + Phong thái ung dung tự tại của Chủ tịch Hồ Chí Minh + Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa quện với lòng yêu nước sâu nặng. Câu 3: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. - Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ. 2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ cụ thể về: - Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng: + Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo. + Điệp từ“ lồng” được nhắc lại 2 lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyềnảo - Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác: + Điệp ngữ “ chưa ngủ” vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước) - Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. - Cảm nghĩ về mối tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ: + Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác. Em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan. + Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: Khâm phục yêu quí, biết ơn, tự hào về vị lãnh tụ Cách mạng ViệtNam. 3. Kết bài:
- - Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (1 điểm) Trình bày nghệ thuật và nội dung chính của văn bản "Sông núi nước Nam" (Lí Thường kiệt) ? Câu 2: (2 điểm) Em hãy so sánh sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến) Câu 3: (1 điểm) Nêu định nghĩa Điệp ngữ? Lấy Ví dụ ? Câu 4: (1điểm) Từ in đậm trong câu sau đúng sai như thế nào? Hãy thay từ đó bằng từ thích hợp. "Con người phải biết lương tâm" Câu 5: (5điểm) Cảm nghĩ về loài cây em yêu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: * Nghệ thuật chính: - Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - giọng thơ dõng dạc đanh thép * Nội dung: - Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. - Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Câu 2: Khác nhau: - Trong bài “Bạn Đến Chơi nhà” của Nguyễn Khuyến: + Ta 1: tác giả (Nguyễn Khuyến) Ta 2: khách (bạn)
- + Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ. + Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi. - Trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan: + Ta với ta : đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan) + Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang. Tâm trạng buồn, cô đơn. Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ. Câu 3: Nêu định nghĩa điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ. Câu 4: - Dùng sai: Sử dụng từ không đúng nghĩa - Thay từ: "biết" bằng "có" Câu 5: a. Mở bài: - Giới thiệu loài cây em yêu (cây hoa, cây bóng mát, cây ăn quả ) - Ấn tượng chung của em về loài cây đó: Có ích cho con người, gắn với kỉ niệm khó quên b. Thân bài: - Cảm nhận về vẻ đẹp của cây: hình dáng, màu sắc - Hiểu về lợi ích của loài cây: che nắng, giúp con người bớt mỏi mệt, làm đẹp không gian - Biếu cảm về ý nghĩa biểu tượng của loài cây đó đối với đời sống con người: cây bàng, cây phượng là biểu tượng của tuổi học trò Nhắc đến một vài kỉ niệm sâu sắc giữa bản thân với loài cây và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó. c. Kết bài: - Khẳng định tình cảm đặc biệt với loài cây em yêu, có ý thức giữ gìn bảo vệ cây cối, môi trường. ĐỀ SỐ 3
- Câu 1 (4 điểm): Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi: ( ) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ( ) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. ( ) (Ngữ văn 7, tập một) a) Phần trích trên thuộc văn bản nào đã học? Tác giả là ai? b) Phần trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội? c) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích (chỉ rõ các từ, ngữ)? Cách sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Câu 2 (6 điểm): Cảm nghĩ của em về một người thân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: a. - Phần trích thuộc văn bản Mùa xuân của tôi - Tác giả Vũ Bằng b. - Phần trích được viết theo phương thức biểu cảm - Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. c. - Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có, mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt
- - Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả. Câu 2: * Dàn bài tham khảo: a. Mở bài: - Giới thiệu đối tượng biểu cảm. - Nêu cảm xúc ban đầu: yêu quý, kính trọng, b. Thân bài: - Cảm xúc suy nghĩ về đặc điểm đối tượng: hình dáng, tuổi tác, diện mạo. - Cảm xúc suy nghĩ về tính cách, việc làm, cách ứng xử với nghề nghiệp và với mọi người. - Cảm xúc suy nghĩ về kỉ niệm giữa em và người đó (vui, buồn, ) c. Kết bài: Cảm nghĩ, hứa hẹn trong tương lai. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (3.0 điểm) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà a. Xác định điệp ngữ và dạng điệp ngữ sử dụng trong hai câu thơ trên b. Viết đoạn văn 5-7 câu nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác Câu 2: (7.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một người mà em yêu quý. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1: a. - Điệp ngữ: chưa ngủ - Điệp ngữ vòng b.
- - Chỉ rõ điệp ngữ và loại điệp ngữ - Tác dụng: + Câu thơ thứ ba: con người thi sĩ hòa hợp, say sưa với thiên nhiên + Câu thơ thứ tư: con người chiến sĩ: lo cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ⟹ Vẻ đẹp thi sĩ, chiến sĩ hòa làm một ⟹ Tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Câu 2: 1. Mở bài - Giới thiệu đối tượng - Cảm xúc, tình cảm ban đầu với đối tượng 2. Thân bài - Cảm xúc suy nghĩ về đặc điểm đối tượng: hình dáng, tuổi tác, diện mạo. - Cảm xúc suy nghĩ về tính cách, việc làm, cách ứng xử đối với nghề nghiệp và với mọi người. - Cảm xúc suy nghĩ về kỉ niệm giữa em và người đó (vui, buồn, ) 3. Kết bài: cảm nghĩ, hứa hẹn trong tương lai. ĐỀ SỐ 5 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1: Bài thơ “Tiếng gà trưa” được in lần đầu tiên trong tập thơ nào của Xuân Quỳnh? A. Sân ga chiều em đi B. Gió Lào cát trăng C. Tự hát D. Hoa dọc chiến hào Câu 2: Từ nào sau đây đồn nghĩa với từ “thi nhân”? A. Nhà văn B. Nhà thơ C. Nhà báo D. Nghệ sĩ
- Câu 3: Trong các từ sau (lonh lanh, đo đỏ, tiều phu, sơn hà) có mấy từ Hán Việt? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 4: Trong các từ dưới đây, từ nào không phải là từ láy? A. Tươi tốt B. Trong trẻo C. Đẹp đẽ D. Xinh xắn Câu 5: Nhân vật chính trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là: A. Thành B. Thủy C. Cô giáo D. Thành và Thủy Câu 6: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. Sống – chết B. Nóng – lạnh C. Lành – rách D. Cười – nói Câu 7: Trong các bài thơ sau bài nào là thơ Đường A. Cảnh khuya B. Tiếng gà trưa C. Hồi hương ngẫu thư D. Phò giá về kinh Câu 8: Phần thân bài của một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học có nội dung chính là gì? A. Kể lại nội dung tác phẩm văn học đó
- B. Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm C. Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. D. Nêu lên ấn tượng chung về tác phẩm văn học đó PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (3.5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Hồ Xuân Hương) a. Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? b. Từ “rắn nát” trong bài thơ trên thuộc từ ghép nào? Vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ đó. c. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ gì đối với phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 2: (4.5 điểm) Phát biểu cảm nghĩa về bài thơ Cảnh khuya – Hồ Chí Minh. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 1. D 2. B 3. B 4. A 5. D 6. D 7. C
- 8. C PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1: a) Bài thơ "Bánh trôi nước" thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). b) - Từ “Rắn nát" là từ ghép đẳng lập. - Vì từ này có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ) - Nghĩa của từ "Rắn nát": rắn là cứng, nát là nhão. c) Bài thơ đã thể hiện thái độ của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến: + Trân trọng đối với vẻ xinh đẹp; phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung của người phụ nữ + Cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của họ Câu 2: a) Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Bộc lộ cảm nghĩ của mình về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. b) Thân bài: Học sinh trình bày được những cảm nghĩ của mình về cái hay, cái đẹp của bài thơ - Hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên (Cảnh đêm trăng núi rừng Việt Bắc). + Nghệ thuật so sánh độc đáo "tiếng suối" với "tiếng hát" khiến tiếng suối vốn lạnh lẽo trở nên trong trẻo, ấm áp gần gũi với con người. Hình tượng thơ đẹp được kết tinh bởi một tâm hồn thơ nhạy cảm, phóng khoáng, tài hoa, một ngôn ngữ thơ giàu chất hội họa và gợi cảm, một cấu tứ thơ hết sức độc đáo, bất ngờ biểu hiện qua hình ảnh: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa." - Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của Bác trong đêm trăng. + Trong đêm trăng núi rừng Việt Bắc đầy thơ mộng hữu tình, có một người đã không ngủ, không ngủ bởi đang dồn tâm trí cho mục đích cao cả, lớn lao "cứu dân, cứu nước". Người đang chèo lái con thuyền Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta lúc bấy giờ "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
- Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà." + Qua hình tượng thơ đẹp, ta nhận ra một tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ nhạy cảm, tài hoa, một tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước sâu nặng của Bác c) Kết bài: - Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về bài thơ.