Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Thiếp (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Con cò bay lả bay la

Theo câu quan họ bay ra chiến trường

Nghe ai hát giữa núi non

Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây

Nghìn năm trên dải đất này

Cũ sao được cánh cò bay la đà

Cũ sao được sắc mây xa

Cũ sao được khúc dân ca quê mình!

(Khúc dân ca - Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên?

2. Tìm ít nhất 1 từ láy và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ?

3. Tìm biện pháp nghệ thuật nổi bật và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu

cuối đoạn trích trên.

4. Nội dung của đoạn thơ?

pdf 12 trang Thái Bảo 29/07/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Thiếp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Thiếp (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIẾP ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4: Con cò bay lả bay la Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! (Khúc dân ca - Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên? 2. Tìm ít nhất 1 từ láy và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ? 3. Tìm biện pháp nghệ thuật nổi bật và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu cuối đoạn trích trên. 4. Nội dung của đoạn thơ? PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm) Cảm nghĩ của em về bài thơ: Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU
  2. 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm; Thể thơ: lục bát 2. Một từ láy: la đà; từ ghép đẳng lập: núi non 3. - Biện pháp nghệ thuật nổi bật: + Điệp ngữ: cũ sao - Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật: + Nhấn mạnh những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ. + Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung 4. Nội dung: Giá trị của ca dao trong đời sống người Việt II. LÀM VĂN Viết bài văn cảm nghĩ về tác phẩm văn học a. Đảm bảo thể thức của một bài văn b. Xác định đúng kiểu bài và đúng đối tượng biểu cảm: bài thơ Qua đèo Ngang. * Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - Bà Huyện Thanh Quan là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Qua đèo Ngang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trầm buồn của Bà. * Thân bài - Hai câu đề: Khung cảnh hoang sơ, quạnh vắng nơi Đèo Ngang: + Không gian núi rừng hoang vu, hiu quạnh + Thời gian: hoàng hôn, xế chiều + Gợi tâm trạng cô đơn, buồn man mácThiên nhiên hoang sơ: cỏ cây, hoa lá - Hai câu thực: Cuộc sống con người thưa thớt, ảm đạm: Nghệ thuật đối + Tính từ giàu sức gợi - Hai câu luận: Nỗi nhớ nước, nhớ nhà qua âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa - Hai câu kết: Nỗi buồn lên đến đỉnh điểm: “ta với ta” là một sự cô đơn tuyệt đối
  3. 3. Kết bài: Nêu cảm nhận về bài thơ ĐỀ SỐ 2 I. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chỉ một đáp án em cho là đúng nhất (mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm). Câu 1: Văn bản "Cổng trường mở ra" viết về nội dung gì? A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. C. Kể lại tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường. D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. Câu 2: Bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Tĩnh dạ tứ) là của tác giả nào? A. Lý Bạch. C. Đỗ Phủ. B.Tác giả dân gian. D. Nguyễn Trãi. Câu 3: Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang”, nghệ thuật miêu tả nổi bật trong hai câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà” là: A. So sánh B. Nhân hoá C. Đảo ngữ D. Điệp ngữ Câu 4: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) viết về những cuộc chia tay không đáng có nhằm gửi đến người đọc một thông điệp về quyền trẻ em. Theo em đó là thông điệp nào? A. Tình anh em thật đáng trân trọng, không nên chia xa tình anh em ruột thịt đó. B. Người lớn hãy chăm lo cho hạnh phúc của trẻ em, không đẩy trẻ vào tình cảnh bất hạnh. C. Bố mẹ cần quan tâm và yêu thương con cái để chúng được sống trong tình cảm gia đình. D. Những người có trách nhiệm cần quan tâm đến trẻ em để trẻ em được đến trường.
  4. Câu 5: Dòng nào không nêu đúng lí do vì sao người cha trong văn bản “Mẹ tôi” (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) thấy “sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”? A. Vì cha thất vọng vô cùng khi con hư, hỗn láo với mẹ. B. Vì cha rất yêu quý, trân trọng mẹ. C. Vì con chưa bao giờ xử sự như vậy trước kia. D. Vì cha vô cùng yêu quý và kì vọng về con. Câu 6: Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) là gì? A. Ngắn gọn, nén cảm xúc vào trong ý tưởng. B. Tả cảnh ngụ tình C. Ngắn gọn, lung linh nhiều tầng ý nghĩa. D. Bài thơ đa nghĩa. Phần II: Tự luận (7điểm) Câu 1: (2 điểm) Em hiểu gì về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật? Kể tên hai bài thơ được các nhà thơ Việt Nam đã viết theo thể thơ này, ghi rõ tên tác giả của từng bài? Câu 2: (5 điểm) Viết bài văn ngắn có độ dài từ 8 đến 10 câu bày tỏ tình cảm, cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài viết trên em hiểu gì về vai trò của người phụ nữ ngày nay? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0, 5 điểm. 1. D 2. A 3. C 4. B 5. C 6. A
  5. Phần II. Tự luận Câu 1 - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường: + Nguồn gốc có từ đời Đường - Trung Quốc. + 4 câu, mỗi câu 7 chữ. + Ngắt nhịp: 4/3; 2/2/3 + Hiệp vần chân: tiếng cuối câu 1, câu 2 và câu 4 cùng vần với nhau. - Nêu tên chính xác bài thơ của tác giả Việt Nam làm theo thể thơ này. - Nêu chính xác tên tác giả. Câu 2 - Yêu cầu cần đạt: + Hình thức: Bài văn ngắn, bố cục 3 phần. Mạch lạc, rõ ràng; trình bày sạch sẽ. + Kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ. + Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ: xinh đẹp duyên dáng Số phận long đong, lận đận, không có quyền làm chủ, không quyết định số phận, hạnh phúc của mình Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, phẩm chất thủy chung, son sắt của người phụ nữ luôn mạnh mẽ, cá tính, có ý thức vươn lên hoàn cảnh éo le. Cảm thông, chia sẻ cho số phận của người phụ nữ đồng thời phê phán, tố cáo xã hội cũ. Vai trò của người phụ nữ ngày nay đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ hiện diện ở nhiều vị trí trong đời sống và để lại nhiều hình ảnh đẹp. - Biểu điểm: + Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên. Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung. + Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên. Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về mặt diễn đạt. + Bài đi đúng hướng, nhưng nội dung sơ sài, đoạn văn dài quá so với yêu cầu, văn chưa mạch lạc, lỗi nhiều.
  6. + Lạc đề. ĐỀ SỐ 3 ĐỌC HIỂU Dù con đếm được cát sông Nhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêu Dù con đo được sớm chiều Nhưng không đo được tình yêu mẹ hiền Dù con đi hết trăm miền Nhưng tình của mẹ vẫn liền núi non Dù con cản được sóng cồn Nhưng không ngăn được tình thương mẹ dành Dù con đến được trời xanh Nhưng không đến được tâm hành mẹ đi Dù con bất hiếu một khi Tình thương mẹ vẫn thầm thì bên con Dù cho con đã lớn khôn Nhưng tình mẹ vẫn vuông tròn trước sau. Ôi tình mẹ tựa trăng sao Như hoa hồng thắm một màu thủy chung Tình của mẹ lớn khôn cùng Bao dung vạn loại dung thông đất trời. Ôi tình mẹ đẹp tuyệt vời Làm con hiếu thảo trọn đời khắc ghi! (Thích Nhật Tử) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ cuả văn bản trên. (1,0 điểm) Câu 2: Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ có trong bài thơ.(1,0 điểm) Câu 3: Nêu nội dung đoạn thơ trên.(1,0 điểm)
  7. Câu 4: Từ nội dung đoạn thơ em rút ra bài học gì cho bản thân.(1,0 điểm) LÀM VĂN (6 điểm) Phát biểu cảm nghĩ bài thơ “Rằm tháng giêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 ĐỌC HIỂU Câu 1 - Thể thơ : Lục bát - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm Câu 2 - Biện pháp tu từ điệp ngữ “ dù” - Nhấn mạnh dù con có làm bao nhiêu cũng không thể sánh được bằng công lao, tình thương của mẹ dành cho con. Câu 3 - Người con có thể làm tất cả nhưng không thể nào hiểu hết được tấm lòng, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ giành cho con. - Nhắn nhủ người con phải biết hiếu thảo với mẹ. Câu 4 - Quan tâm, chăm sóc giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất. - Phận làm con phải kính yêu, biết ơn, hiếu thảo với mẹ. - Làm tròn bổn phận của một người con. LÀM VĂN * Yêu cầu hình thức: - Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn biểu cảm. - Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu nội dung: Mở bài
  8. - Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung toàn bài. Thân bài Học sinh biểu cảm được những nội dung sau: a. Cảm nghĩ về hai câu thơ đầu: Thời gian và không gian trong hai câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” - Thời gian: “rằm xuân”-> đêm rằm tháng giêng tròn đầy, từ láy “lồng lộng” trăng tràn cả không gian. - Điệp từ “xuân” được lặp lại 3 lần nối tiếp nhau để khẳng định sức sống của mùa xuân => Hai câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh đẹp về cảnh sắc núi rừng Việt Bắc, thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ. b. Cảm nghĩ về hai câu thơ cuối: “Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” - Câu thơ thứ ba gợi không khí mờ ảo của đêm trăng rừng nơi chiến khu Việt Bắc (yên ba thâm xứ). Nơi rừng sâu đó đang “Bàn việc quân” - việc hệ trong của cuộc kháng chiến gay go chống TDP. - Câu thơ cuối “khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” - Thời gian: Đêm càng về khuya hơn ánh trăng “bát ngát”, ánh trăng về khuya vằng vặc lan tỏa khắp mọi nẻo không gian. - Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan của Người, niềm tin vào tương lai của cách mạng. => Hai câu cuối thể hiện tinh thần lạc quan của HCM, ta càng kính yêu Người hơn. Kết bài - Tóm lược đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài “Rằm tháng giêng”. ĐỀ SỐ 4 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: “Thời gian như gạo Chảy qua tay người
  9. Hạt thơm hạt thảo Nong đầy nong vơi.” (“Thời gian” - Đỗ Bạch Mai) 1. Xác định PTBĐ chính và thể thơ của đoạn thơ trên? 2. Tìm ít nhất một cặp từ trái nghĩa và một từ ghép chính phụ? 3. Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật đặc sắc có trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? 4. Nội dung của đoạn thơ? PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm) Cảm nghĩ của em về bài thơ: Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm; thể thơ: 4 chữ 2. Xác định từ ghép chính phụ: nong đầy Từ trái nghĩa: đầy - vơi 3. HS có thể xác định một trong các biện pháp sau: - So sánh: thời gian như gạo - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “chảy” - Điệp ngữ: “hạt”, “nong”. - Nêu tác dụng các của biện pháp nghệ thuật: giúp người đọc hình dung thật cụ thể về một khái niệm trừu tượng là thời gian, và làm nổi bật giá trị hạt gạo: để làm ra hạt thơm, hạt thảo phải trải qua sự gian truân, vất vả; qua đó cho thấy sự quý trọng hạt gạo và thời gian cùng tình yêu cuộc sống của tác giả. 4. Nội dung: Ca ngợi giá trị của hạt gạo và sự trân quý thành quả lao động của người nông dân. II. LÀM VĂN a. Đảm bảo thể thức của một bài văn b. Xác định đúng kiểu bài và đúng đối tượng biểu cảm: bài thơ Bạn đến chơi nhà. * Mở bài: - Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Khuyến cùng phong cách sáng tác.
  10. - Dẫn dắt đến tác phẩm và bày tỏ cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà, thể hiện đặc sắc của tác giả. * Thân bài: Trình bày được các ý: - Niềm vui mừng của nhà thơ với sự việc Bạn đến chơi nhà. - Hoàn cảnh gia đình của nhà thơ khi có bạn đến chơi nhà. - Tình bạn đậm đà thắm thiết cùng tấm lòng giữa hai người bạn. * Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: Tình bạn chân thành, dung dị và đậm đạ, tình bạn vượt trên vật chất, của cải tầm thường. Nhấn mạnh đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. - Bày tỏ những cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. c. Sử dụng được yếu tố tự sự và miêu tả trong bài. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 5 I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Đọc bài ca dao sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đóng Núi cao, biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Câu 1. Tìm từ láy có trong bài ca dao trên. Nêu tác dụng của từ láy đó. (1.0 điểm) Câu 2. Chỉ ra quan hệ từ có trong dòng ca dao thứ nhất và cho biết ý nghĩa của quan hệ từ đó. (1.0 điểm) Câu 3. Nêu nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của bài ca dao. (2.0 điểm) Câu 4. Chép lại theo trí nhớ một bài ca dao khác cũng nói về tình cảm gia đình. (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
  11. Câu 1. (1.0 điểm) - Từ láy: mênh mông - Tác dụng: gợi lên tình cảm bao la của cha mẹ dành cho con cái. Câu 2. (1.0 điểm) - Quan hệ từ: như - Tác dụng: biểu thị quan hệ so sánh Câu 3. (2.0 điểm) - Nội dung: Câu ca dao là lời ru ngọt ngào của mẹ nhắc nhở chúng ta về lòng hiếu thảo. Chín tháng mang nặng đẻ đau, mẽ đã chịu biết bao cực nhọc. Và Cha mẹ đã hi sinh rất nhiều để nuôi con cái khôn lớn. Do đó yêu quý, hiếu thuận cha mẹ và nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi chúng ta. - Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ; lời ca dao thiết tha, cảm xúc. Câu 4. (1.0 điểm) Học sinh chép đúng câu ca dao theo yêu cầu đạt điểm tối đa. II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm): a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: * Mở bài - Giới thiệu về loài cây em yêu. * Thân bài - Biểu cảm về các đặc điểm của cây + Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây + Cây đơm hoa vào tháng và hoa đẹp như + Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao? + Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó. + Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  12. + Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? - Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên * Kết bài - Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.