Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?
A. Hà Ánh Minh.
B. Hoài Thanh.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?
A. Tùy bút
B. Truyện ngắn
C. Hồi kí
D. Kí sự
Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra
D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Phần trắc nghiệm Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào? A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh. C. Phạm Văn Đồng. D. Hồ Chí Minh. Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào? A. Tùy bút B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kí sự Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Cuộc sống lao động của con người B. Tình yêu lao động của con người C. Do lực lượng thần thánh tạo ra D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
- Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận? A. Cốt truyện B. Luận cứ C. Các kiểu lập luận D. Luận điểm. Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"? A. Tranh luận B. Ngợi ca C. So sánh D. Phê phán Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính? A. Đơn xin chuyển trường B. Biên bản đại hội Chi đội C. Thuyết minh cho một bộ phim D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 – 2012 Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. B. Tôi bị ngã C. Con chó cắn con mèo D. Nam bị cô giáo phê bình II. Phần tự luận Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"? Câu 2: (1 điểm) Xác định cụm C – V trong các câu sau: a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình. Câu 3: (5 điểm) Đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".
- HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Phần trắc nghiệm 1. A 2. B 3. C 4. D 5. A 6. B 7. C 8. D II. Phần tự luận Câu 1: (2 điểm) - Giá trị nội dung văn bản "Sống chết mặc bay" + Giá trị hiện thực: Đối lập gay gắt cuộc sống của dân với cuộc sống sa hoa của bọn quan lại (1 điểm) + Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với người dân nghèo và sự căm phẫn trước thái độ của bọn quan vô lại. - Giá trị nghệ thuật: ngôn ngữ xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tương phản, tăng cấp được sử dụng tinh tế. (1 điểm) Câu 2: (1 điểm) a. Huy học giỏi// khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. CN VN b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai// khiến hắn giật mình. CN VN Câu 3: (5 điểm) Chứng minh câu tục ngữ a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nêuộ n i dung câu tục ngữ biểu thị. (1 điểm)
- b. Thân bài: Giải thích câu tục ngữ (2,5 điểm) - Nghĩa đen: một mảnh sắt to được mài nhỏ, mài nhỏ thành chiếc kim. - Nghĩa bóng: chỉ lòng kiên trì của con người có thể làm nên kì tích, thành công. - Bàn luận vấn đề Câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu cho chúng ta về tính kiên trì, sự chăm chỉ miệt mài theo đuổi mục tiêu Câu tục ngữ như lời dạy bổ ích cho mỗi con người ta Câu tục ngữ thể hiện sự bền lòng vững chí của người có sự kiên nhẫn - Chứng minh: + Mọi việc khó khăn, ến u có quyết tâm và kiên trì thì đều đạt được thành quả Trong học tập Trong đời sống thường nhật + Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ “Có công màiắ s t, có ngày nên kim” c. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ, bài học rút ra cho bản thân (1 điểm) - Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục rõ ràng, luận điểm sắp xếp hợp lý (0,5 điểm) ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (2,0 điểm) a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì? b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau: Nếu thì Tuy nhưng Câu 2: (2,0 điểm) a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch. b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ? Câu 3: (6,0 điểm) Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
- HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: a. - Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan ệh như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ) - Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. - Đó là ữnh ng trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn ẽs đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ) - Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ) b. - Nếu trời mưa thì ớl p em không đi tham quan nữa. (0,5đ) - Tuy nhà nghèo nhưngạ b n Nam học rất giỏi. (0,5đ) Câu 2: a. Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ) b. * Nghệ thuật: (0,5đ) - Từ ngữ giản dị, tinh luyện. - Miêu tả kết hợp với biểu cảm. * Nội dung: - Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ) Câu 3: * Mở bài: (1,0đ) - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ - Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya và cảm nghĩ khái quátề v bài thơ * Thân bài:
- - Phát biểu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở Việt Bắc: Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ) Về hình ảnh ánh trăng ồl ng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ) + Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ) Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ) * Kết bài: - Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). (0,5đ) - Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. (0,5đ) ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi : “Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?” (Theo Ngữ văn 7, tập 1) 1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? (0,5 điểm) 2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? (0,5 điểm) 3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm)
- 4. Xác định một thành ngữ có trong bài ca dao trên ? (0,5 ểđi m) 5. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: “Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.” (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân qua bài ca dao trên. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nghĩ về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn, ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 2. Nội dung chính: số phận người nông dân trong xã hội phong kiến (tùy theo cách trình bày của học sinh, thấy phù hợp và đúng thì choể đi m) 3. Từ láy: lận đận 4. Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh 5. Ẩn dụ: thân cò ( học sinh nêu được tên ẩn dụ đạt điểm tối đa) 0,5 - Phép đối: lên-xuống ( học sinh nêu được tên phép đối đạtđiểm tối đa) II. LÀM VĂN Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận người nông dân qua bài ca dao trên. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề. b. Xác định đúng ấv n đề biểu cảm: Cảm nghĩ về thân phận người nông dân. c. Nêu được các ý cơ bản:
- - Thân phận cơ cực, vất vả, lận đận- Cuộc sống bấp bênh,nghèo khổ-Hoặc trong xã hội phong kiến thân phận người nông dân nhỏ bé,khó tìm được cái ăn, bị áp bức, chịu nhiều bất công. Câu 2. Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn, ) a. Đảm bảo cấu trúc biểu cảm (kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả) - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng ấv n đề biểu cảm - Cảm nghĩ về một người thân của em ( Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn, ) c. Triển khai được những ý cơ bản sau: - Xác định được đối tượng biểu cảm - Những hồi tưởng, suy nghĩ về người thân: + Miêu tả đôi nét về đối tượng ( ngoại hình, tính cách ) + Hồi tưởng những kỷ niệm, ấn tượng mình đã cóớ v i người đó trong quá ứkh + Sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi, + Nghĩ đến hiện tại, tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn của mình dành cho người đó, - Khẳng định lại tình cảm bản thân dành cho người thân của em. d. Sáng tạo - Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm. - Tình cảm chân thật và thể hiện cái mới trong sáng tạo làm cho người đọc đồng cảm và tin điều đó là ậth t. ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm). Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc
- Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Ngữ văn 7, tập 1, tr150, NXB GD Việt Nam, 2019) Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tácả gi ? Câu 2 (0,5 điểm). Đặt trong hoàn cảnh ra đời, từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta? Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên. Câu 4 (1,0 điểm). Em có nhận xét gì về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên? Câu 5 (1,0 điểm). Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước? II. LÀM VĂN (6,0 điểm). Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1. - Khổ thơ trên được trích trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh Câu 2. Từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta. Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên: - Điệp ngữ: vì - Tác dụng: Khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn về mục đích cao cả của cuộc chiến đấu: Cháu chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ gia đình và những kỉ niệm tuổi thơ. Câu 4. Nhận xét về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ:
- - Đó là tình yêu rộng lớn, cao cả, sâu sắc. - Tình yêu Tổ quốc là tình cảm rộng lớn, thiêng liêng, bao trùm và chi phối các tình cảm bình dị, thân thuộc. Và tình cảm trân trọng những gì thân thuộc làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc. Câu 5. Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước? - Nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước là thiêng liêng. - Học tập và rèn luyện để trở thành công dân có ích góp phần xây dựng gia đình, quê hương đất nước giàu mạnh. - Tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương. -Tuyên truyền cho bạn bè trong và ngoài nước hiểu biết về quê hương đất nước Việt Nam xinh đẹp. II. TẬP LÀM VĂN Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn ểbi u cảm: - Mở bài: giới thiệu được đối tượng biểu cảm - Thân bài: triển khai bộc lộ cảm xúc do ốđ i tượng gợi lên - Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho ốđ i tượng. b. Xác định đúng đối tượng: Mùa xuân trên quê hương. c. Triển khai phát biểu cảm nghĩ. Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. * Mở bài - Giới thiệu về mùa xuân. - Ấn tượng chung nhất của em về mùa xuân. 0.5 * Thân bài Bày tỏ tình cảm của em với mùa xuân trên quê hương em: - Cảm nghĩ về thời tiết của mùa xuân: Bầu trời cao rộng, khí trời ấm áp, vài cánh én chao liệng rộn ràng, mưa xuân nhẹ nhàng reo rắc thổn thức lên mặt đất tràn đầy nhựa sống.
- - Cảm nghĩ về cảnh sắc của mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc; Hoa đào khoe sắc trên phố xá, trên nẻo đường quê, trong mỗi ngôi nhà - Cảm nghĩ về nếp sống gia đình: ồh hởi đi chợ tết, náo nức đón giao thừa, những buổi du xuân rộn ràng; - Cảm nghĩ về những hi vọng, ước mơ khi mùa xuân ềv . - Khẳng định lại tình yêu tha thiết với mùa xuân. ĐỀ SỐ 5 I. Phần đọc – hiểu: (3đ) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn,chẳng lúc nào tôi chú ý đến em Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện. Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi . (“Cuộc chia tay của những con búp bê” –Khánh Hoài) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (1đ) Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.(1đ) Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau: “Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. ”(1đ) Phần II: Tập làm văn (7đ) Câu 1: (2đ) Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện niềm vui của mình khi được sống trong tình yêu thương của gia đình. Câu 2: (5đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. Phần đọc – hiểu: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : tự sự Câu 2. Nội dung của đoạn trích: Tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn xa cách của hai anh em Thành và Thủy
- Câu 3. Tác dụng: Nhấn mạnh suy nghĩ đau đớn của người anh với một điều sắp xảy ra: sự chia lìa của hai anh em; đồng thời thể hiện sự mong muốn sống bên nhau mãi mãi của hai anh em Thành và Thủy. Phần II: Tập làm văn Câu 1: a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. b. Xác định đúng ấv n đề : bày tỏ tình yêu niềm hạnh phúc của em khi hưởng tình yêu thương của gia đình. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau: - Niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của mỗi người là có gia đình: chaẹ m và người thân bên cạnh chúng ta. Niềm vui sướng khi được hưởng tình yêu thương của cha mẹ, được sống trong mái ấm gia đình được đi học, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ - Kể một số việc làm và hành động của em thể hiện tình yêu với cha mẹ: giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà, chăm sóc ữnh ng lúc cha mẹ mệt hoặc ốm đau; tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, - Ai còn cha mẹ xin đừng làm cha mẹ khóc vì với riêng bản thân em, cha mẹ là điều tuyệt vời nhất và là niềm hạnh phúc to lớn nhất mà em có được. Câu 2: * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. - Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ. * Thân bài: Nêu cảm nghĩ cụ thể về: a. Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng: - Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo. - Điệp từ "lồng" được nhắc lại hai lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo b. Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác:
- - Điệp ngữ "chưa ngủ" vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước) - Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. - Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: khâm phục, yêu quí, biết ơn, tự hào về vị lãnh tụ Cách mạng Việt Nam. * Kết bài: Khẳng định tình cảm với bài thơ, ớv i nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ