Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Tự Trọng (Có đáp án)
Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan? (1 điểm)
Câu 3: Từ ghép Hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:
a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
b. Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:
- Chân cứng đá …
- Chạy sấp chạy …
- Mắt nhắm mắt …
- Gà nhà …. Ngõ
Câu 5: Phát biểu cảm nghĩa của em về người mà em yêu quý nhất.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Tự Trọng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Tự Trọng (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1 điểm) Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan? (1 điểm) Câu 3: Từ ghép Hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp: a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. b. Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Câu 4: Điền từ trái nghĩa thíchợ h p vào các thành ngữ sau: - Chân cứng đá - Chạy sấp chạy - Mắt nhắm mắt - Gà nhà . Ngõ Câu 5: Phát biểu cảm nghĩa của em về người mà em yêu quý nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Câu 2: - Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, đối chỉnh, sử dụng từ láy, tượng thanh, tượng hình.
- - Nội dung: Bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút,ấ th p thoáng sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, ỗn i buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả. Câu 3: - Từ ghép Hán Việt có hai loại: đẳng lập và chính phụ a. Hữu ích, phát thanh b. Thi nhân, tân binh Câu 4: - Chân cứng đá mềm - Chạy sấp chạy ngửa - Mắt nhắm mắt mở - Gà nhà xa ngõ Câu 5: 1. Mở bài - Giới thiệu đối tượng - Cảm xúc, tình cảm ban đầu với đối tượng 2. Thân bài - Cảm xúc suy nghĩ về đặc điểm đối tượng: hình dáng, tuổi tác, diện mạo. - Cảm xúc suy nghĩ về tính cách, việc làm, cách ứng xử đối với nghề nghiệp và với mọi người. - Cảm xúc suy nghĩ về kỉ niệm giữa em và người đó (vui, buồn, ) ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài. Câu 1: “Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.” là ý nghĩa của văn bản nào sau đây? A. Cổng trường mở ra –Lí lan B. Mẹ tôi – Ét-môn- đô đơ A-mi-xi C. Cuộc chia tay của những con búp bê –Khánh Hoài
- D. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng Câu 2: Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. là bài ca dao thuộc chủ đề nào trong số các chủ đề sau đây? A. Những câu hát về tình cảm gia đình B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người C. Những câu hát than thân D. Những câu hát châm biếm Câu 3: Bài thơ nào sau đây được viết bằng thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật? A. Sông núi nước Nam C. Bánh trôi nước B. Phò giá về kinh D. Qua Đèo Ngang Câu 4: Trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, dòng thơ nào có sử dụng thành ngữ? A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn B. Bảy nổi ba chìm với nước non D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son Câu 5: Câu thơ nào trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng phép chơi chữ? A. Lom khom dưới núi, tiều vài chú C. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc B. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà D. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Câu 6: Tác giả nào sau đây có tên là Tam Nguyên Yên Đổ? A. Bà Huyện Thanh Quan C. Hồ Xuân Hương
- B. Trần Quang Khải D. Nguyễn Khuyến Câu 7: Bài thơ nào sau đây được sáng tác trong thời Đường (Trung Quốc)? A. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh B. Sông núi nước Nam C. Bạn đến chơi nhà D. Rằm tháng giêng Câu 8: Dòng nào là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh? A. Có nhiều hình ảnh lung linh, kì ảo B. Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại C. Sử dụng hiệu quả phép điệp ngữ D. Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào Câu 9: Dòng nào sau đây có ứch a từ ghép? A. Xinh xinh, đo đỏ, lung linh B. Nhấp nhô, phập phồng, máu mủ C. Thăm thẳm, lác đác,ậ b p bềnh D. Xấu xí, nhẹ nhàng, tan tành Câu 10: Từ “họ” thuộc loại đại từ nào sau đây? A. Đại từ trỏ người ngôi thứ nhất số ít B. Đại từ trỏ người ngôi thứ nhất số nhiều C. Đại từ trỏ người ngôi thứ hai số nhiều D. Đại từ trỏ người ngôi thứ ba số nhiều Câu 11: Dòng nào sau đây dùng quan ệh từ không thích hợp về nghĩa ? A. Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác. B. Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. C. Nó rất thân ái với bạn bè. D. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 12: Biểu cảm không phải là phương thức biểu đạt chủ yếu trong thể loại nào sau đây? A. Truyện B. Ca dao C. Thơ D. Tuỳ bút II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 đ) Câu 1: (3,0 điểm) Cho câu thơ trích trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa a. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ. b. Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ được dùng để sáng tác bài thơ trên. c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng cuối bài thơ trên. d. Hãy khái quát nội dung bài thơ trên ằb ng một câu hoàn chỉnh. Câu 2: (4,0 điểm) Hãy viết bài văn kể chuyện về một người thân mà em yêu quý nhất trong gia đình. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A C B B C D A C B D B A II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: a. Chép chính xác 3 câu thơ cònạ l i: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- b. Thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật quy định mỗi bài có 4 câu thơ,ỗ m i câu có 7 tiếng, có niêm luật chặt chẽ. c. - Phép so sánh: cảnh khuya như vẽ - Phép điệp ngữ: chưa ngủ (2 lần) - Tác dụng của biện pháp tu từ: + Giúp lời thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm. + Đồng thời góp phần lí giải nguyên nhân chưa ngủ của nhân vật trữ tình trong bài thơ. d. Bài thơ khắc hoạ cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của người thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. Câu 2: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về người thân mà em yêu quý nhất trong gia đình. b. Thân bài: Kể chi tiết về người thân đó. - Kể tuổi tác, ngoại hình, công việc, tính tình, sở thích của người thân; (kết hợp miêu tả) - Kể lại một kỉ niệm nhớ mãi giữa em với người thân; (kết hợp miêu tả và biểu cảm) - Kể những biểu hiện tình cảm của người thân đối với em và mọi người xung quanh. (kết hợp biểu cảm) (1,0đ) c. Kết bài: Tình cảm, điều mong muốn của em đối với người thân. ĐỀ SỐ 3 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Hãy chọn phương án đúng và ếvi t chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1: Bài thơ “Tiếng gà trưa” được in lần đầu tiên trong tập thơ nào của Xuân Quỳnh? A. Sân ga chiều em đi B. Gió Lào cát trăng C. Tự hát
- D. Hoa dọc chiến hào Câu 2: Từ nào sau đây đồn nghĩa với từ “thi nhân”? A. Nhà văn B. Nhà thơ C. Nhà báo D. Nghệ sĩ Câu 3: Trong các từ sau (long lanh, đo đỏ, tiều phu, sơn hà) cóấ m y từ Hán Việt? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 4: Trong các từ dưới đây, từ nào không phải là từ láy? A. Tươi tốt B. Trong trẻo C. Đẹp đẽ D. Xinh xắn Câu 5: Nhân vật chính trong văn ảb n “Cuộc chia tay của những con búp bê” là: A. Thành B. Thủy C. Cô giáo D. Thành và Thủy Câu 6: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. Sống – chết B. Nóng – lạnh C. Lành – rách D. Cười – nói Câu 7: Trong các bài thơ sau bài nào là thơ Đường
- A. Cảnh khuya B. Tiếng gà trưa C. Hồi hương ngẫu thư D. Phò giá về kinh Câu 8: Phần thân bài của một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học có nội dung chính là gì? A. Kể lại nội dung tác phẩm văn học đó B. Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm C. Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. D. Nêu lên ấn tượng chung về tác phẩm văn học đó PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (3.5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Hồ Xuân Hương) a. Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? b. Từ “rắn nát” trong bài thơ trên thuộc từ ghép nào? Vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ đó. c. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ gì đối với phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 2: (4.5 điểm) Phát biểu cảm nghĩa về bài thơ Cảnh khuya – Hồ Chí Minh. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 1 2 3 4 5 6 7 8 D B B A D D C C PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1: a. Bài thơ "Bánh trôi nước" thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). b. - Từ “Rắn nát" là từ ghép đẳng lập. - Vì từ này có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ) - Nghĩa của từ "Rắn nát": rắn là cứng, nát là nhão. c. - Bài thơ đã ểth hiện thái độ của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến: + Trân trọng đối với vẻ xinh đẹp; phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung của người phụ nữ + Cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của họ Câu 2: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Bộc lộ cảm nghĩ của mình về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. b. Thân bài: Học sinh trình bày được những cảm nghĩ của mình về cái hay, cái đẹp của bài thơ - Hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên (Cảnh đêm trăng núi rừng Việt Bắc). + Nghệ thuật so sánh độc đáo "tiếng suối" với "tiếng hát" khiến tiếng suối vốn lạnh lẽo trở nên trong trẻo, ấm áp gần gũi với con người. Hình tượng thơ đẹp được kết tinh bởi một tâm hồn thơ nhạy cảm, phóng khoáng, tài hoa, một ngôn ngữ thơ giàu chất hội họa và gợi cảm, một cấu tứ thơ hết sức độc đáo, ấb t ngờ biểu hiện qua hình ảnh: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa." - Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của Bác trong đêm trăng.
- + Trong đêm trăng núi rừng Việt Bắc đầy thơ mộng hữu tình, có một người đã không ngủ, không ngủ bởi đang dồn tâm trí cho mục đích cao cả, lớn lao "cứu dân, cứu nước". Người đang chèo lái con thuyền Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta lúc bấy giờ "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà." + Qua hình tượng thơ đẹp, ta nhận ra một tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ nhạy cảm, tài hoa, một tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước sâu nặng của Bác c. Kết bài: - Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về bài thơ. ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC - HIỂU: (4,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Bố nhớ cách đây ấm y năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ em,x En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con! (Ngữ văn 7, Tập 1) Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn trên thích văn ảb n nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2: (2,0 điểm) Chỉ ra các chi tiết khắc họa người mẹ của En-ri-cô. Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào? Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra các từ láy có trong câu sau: “Bổ nhở cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cái mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!” II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
- I. ĐỌC HIỂU Câu 1. - Đoạn trên trích từ văn bản “Mẹ tôi”. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Câu 2. - Các chi tiết: + Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! + Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con. - Qua đó cho thấy mẹ En-ri-cô là người mẹ giàu đức hi sinh, yêu thương con vô điều kiện. Câu 3. - Từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở. II. TẬP LÀM VĂN 1. Mở bài: giới thiệu về nụ cười của mẹ 2. Thân bài: Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ a. Tả về nụ cười của mẹ: - Nụ cười của mẹ rất đẹp - Mỗi lần mẹ cười rất duyên dáng, mọi ánh nhìn đều đổ gục - Nụ cười của mẹ như tia nắng mẹ trời không chói chang nhưng vừa đủ để vui tươi - Nụ cười của mẹ duyên dáng - Khi mẹ cười, đôi môi hở nhẹ khoe hàm rang trắng - Mẹ cười làm cho gương ặm t của mẹ thêm phần nổi bật và xinh hơn - Ngày xưa ba em đổ gục vì nụ cười của mẹ b. Kể mỗi lần mẹ em cười - Mỗi lần em và ba vui đùa ẹm cười rất hạnh phúc - Khi mẹ xem phim, nụ cười mẹ rất duyên
- - Khi nói chuyện với mọi người. nụ cười xã giao - Khi nói chuyện với em, nụ cười mẹ rất thân thương và trìuế m n c. Vai trò về nụ cười của mẹ: - Nụ cười của mẹ tạo hạnh phúc gia đình - Nụ cười của mẹ cho bữa ăn ngon hơn - Nụ cười của mẹ như động lực cho gia đình - Nụ cười của mẹ cho làng xóm láng giềng gần gũi hơn - Nụ cười của mẹ tạo sự gắn kết trong gia đình 3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ. ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0 điểm) * Đọc bản dịch bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu. Câu 1: Dòng nào sau đây là thể thơ của bản dịch trên? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Song thất lục bát Câu 2: Trần Quang Khải viết bài Phò giá về kinh vào năm nào? A. 1284 B. 1285 C. 1287 D. 1288 Câu 3: Trong bản dịch thơ trên, “Hàm Tử” là địa danh thuộc tỉnh nào của nước ta?
- A. Hà Nội B. Hà Tây C. Hưng Yên D. Bắc Ninh Câu 4: Từ “giặc” trong bản dịch thơ được Trần Quang Khải dùng để chỉ kẻ thù xâm lược nào? A. Tống B. Minh C. Mông -Nguyên D. Thanh Câu 5: Dòng nào sau đây là ý nghĩa của bài thơ Phò giá về kinh? A. Thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta B. Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta C. Thể hiện hào khí chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. D. Thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn. * Đọc và trả lời tiếp các câu hỏi 6, 7, 8 Câu 6: Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập? A. Nho nhỏ B. Lạnh lùng C. Ngặt nghèo D. Máy bay Câu 7: Các từ in đậm trong câu “Thưa cô, em đến chào cô ” thuộc loại đại từ nào sau đây? A. Đại từ để trỏ B. Đại từ để hỏi C. Đại từ xưng hô D. Đại từ xưng hô lâm thời Câu 8: Thể loại văn học nào say đây không phải là tác phẩm trữ tình? A. Truyện dân gian
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai B. Ca dao C. Thơ luật Đường D. Tùy bút II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 đ) Câu 1: (2,0 đ) a. Trình bày khái niệm ca dao. b. Chép lại theo trí nhớ và phân tích nghệ thuật, nội dung của một bài ca dao về tình cảm gia đình mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học kì I. Câu 2: (2,0 đ) a. Thế nào là phép điệp ngữ? b. Viết đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu), nội dung tự chọn có sử dụng phép điệp ngữ. Xác định loại điệp ngữ đã được sử dụng trong đoạn văn. Câu 3: (4,0 đ) Cảnh khuya là một bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1947. Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả C B C C C C D A II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 đ) Câu 1: (2,0 đ) a. Ca dao: lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.(0,5 đ) b. Chép chính xác 1 bài ca dao về tình cảm gia đình (bài số 1 hoặc bài số 4, SGK, Ngữ văn 7, tập 1, trang 35) (0,5 đ) - Phân tích đúng nghệ thuật và nội dung biểu hiện của bài ca dao được chép Câu 2: (2,0 đ)
- a. Phép điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh (0,5 đ) b. - Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu (1,0 đ) - Xác định loại điệp ngữ (0,5 đ) Câu 3: (4,0 đ) * Hình thức: Học sinh viết được văn bản biểu cảm; bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, không ắm c lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu * Nội dung: Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. * Tiêu chuẩn cho điểm: a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya và hoàn cảnh em tiếp xúc bài thơ . b. Thân bài: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do bài thơ gợi nên. (3,0 đ) Sau đây là ộm t số gợi ý: - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thật cô đọng nhưng hàm súc, sử dụng kết hợp thành công nhiều biện pháp tu từ khiến người đọc thán phục tài thơ của thi sĩ Hồ Chí Minh; (1,0 đ) - Học bài thơ, em thêm yêu quí Bác Hồ bởi nhận ra ở Bác một tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết; (1,0 đ) - Học tập Bác Hồ phong cách ung dung tự tại vượt lên hoàn cảnh. (1,0 đ) c. Kết bài: Ấn tượng về bài thơ Cảnh khuya. (0,5 đ)