Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lộc Nga (Có đáp án)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà …”

(Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1: (0.25)

Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào?

Câu 2: (0.25 điểm)

Tác giả bài thơ đó là ai?

Câu 3: ( 0,25 điểm)

Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 4: (0.25 điểm)

Các từ: lom khom, lác đác thuộc loại từ gì?

pdf 11 trang Thái Bảo 29/07/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lộc Nga (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lộc Nga (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS LỘC NGA ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà ” (Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục) Câu 1: (0.25) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Câu 2: (0.25 điểm) Tác giả bài thơ đó là ai? Câu 3: ( 0,25 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Câu 4: (0.25 điểm) Các từ: lom khom, lác đác thuộc loại từ gì? Câu 5: (0.5 điểm) Nội dung của đoạn thơ trên Câu 6: (0.5 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Câu 7: (2.0 điểm)
  2. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn từ 4-6 câu trình bày suy nghĩ của mình về vẻ đẹp thiên nhiên. Trong đoạn văn đó có sử dụng một cặp quan hệ từ. PHẦN II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Cảm nghĩ về bài ca dao: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu 1. Qua Đèo Ngang Câu 2. Bà Huyện Thanh Quan Câu 3. Thất ngôn bát cú đường luật Câu 4. Từ láy Câu 5. Cảnh Đèo Ngang lúc về chiều tiêu điều, hoang vắng Câu 6. Điệp ngữ: chen. Làm nổi bật sự hoang vắng của nơi đây Câu 7. - Rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên - Sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên - Yêu quý, giữ gìn bảo vệ thiên nhiên - Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên PHẦN II. LÀM VĂN 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề, ấn tượng ban đầu về bài ca dao 2. Thân bài a. Biểu cảm về hình thức bài ca dao
  3. - Là lời ru của mẹ nói với con. Được thể hiện bằng những câu lục bát mang âm hưởng ngọt ngào, tha thiết. b. Biểu cảm về nội dung - Hiểu tấm lòng và công ơn cha mẹ qua lời ngợi ca công cha nghĩa mẹ: + Dùng những hình ảnh lớn lao, thiêng liêng, sâu thẳm ngọt ngào để ví với công ơn cha mẹ. Phân tích cái hay của những hình ảnh đó + Tư duy của người Việt thường ví công cha với trời, nghĩa mẹ như biển. - Thấm thía trách nhiệm, bổn phận qua lời căn dặn tha thiết với những người làm con - Lấy ví dụ về một hai bài có nội dung tương tự. Những bài ca dao này thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta 3. Kết bài - Khẳng định tình cảm được thể hiện trong bài thơ - Bài học cho bản thân. ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (1,0 điểm) Thành ngữ là gì? Xác định thành ngữ trong câu ca dao sau: Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Câu 2 (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu của đề: Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. (Lí Lan, Cổng trường mở ra) a. Tìm trong đoạn văn một cặp từ trái nghĩa. b. Xác định và cho biết ý nghĩa của quan hệ từ trong câu “Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.”. c. Cho biết biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích. d. Giải thích nghĩa của từ: chu đáo.
  4. Câu 3 (2,0 điểm) Từ cuộc chia tay đau đớn và cảm động của hai anh em trong văn bản nhật dụng Cuộc chia tay của những con búp bê, nhà văn Khánh Hoài muốn nhắn gửi đến người đọc điều gì? Câu 4 (5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện trong bài thơ Qua Đèo Ngang. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh Câu 2: a. Cặp từ trái nghĩa: trầm – bổng b. - Quan hệ từ: của - Biểu thị ý nghĩa quan hệ: sở hữu c. Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích là điệp ngữ. d. Chu đáo: đầy đủ, cẩn thận, không để có điều gì sơ suất Câu 3: Điều nhà văn Khánh Hoài muốn nhắn gửi: - Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. - Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lý do nào làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. Câu 4: - Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung về bài thơ. - Trình bày những cảm xúc và suy ngẫm của mình về: + Cảnh tượng Đèo Ngang: thoáng đãng mà heo hút; thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
  5. + Tâm trạng của nhà thơ: nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. Biết sử dụng một số hình thức biểu cảm như: so sánh, tưởng tượng, liên tưởng, hình thức cảm thán để thể hiện cảm xúc của mình về bài thơ. - Ấn tượng về cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan (xuất phát từ những vấn đề của bài thơ và cần liên hệ đến bản thân, cuộc sống - Cảm nghĩ về những đặc sắc nghệ thuật. ĐỀ SỐ 3 I. VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nhận biết a. Chép lại bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (1 điểm) b. Cho biết tên tác giả và tình bạn được thể hiện trong bài thơ trên (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) Nhận biết a. Thế nào là đại từ ? Đại từ đảm nhiệm những vai trò ngữ pháp nào? (1 điểm) b. Xác định đại từ trong những câu sau và cho biết đại từ được dùng để làm gì? (1 điểm) - Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con. - Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Vận dụng cao Em hãy viết bài văn cảm nghĩ về một người thầy (cô) giáo. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. VĂN – TIẾNG VIỆT Câu 1 a. Chép thơ: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
  6. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta. b. - Tác giả: Nguyễn Khuyến - Tình bạn bạn đậm đà, thắm thiết giữa tác giả và bạn. Câu 2. a. - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ . b. - Đại từ: Ai; Đại từ dùng để hỏi - Đại từ: Bác; Đại từ dùng để trỏ người. II. TẬP LÀM VĂN 1. Mở bài: Giới thiệu chung về thầy cô giáo và một người thầy (cô) mà em yêu mến. 2. Thân bài: (4,0 điểm) Những cảm xúc, đánh giá, nhận xét của bản thân về người thầy (người cô): - Hình dáng, lời nói, cử chỉ của người thầy (người cô) để lại trong em nhiều ấn tượng. - Những việc làm, hành động đáng nhớ của người thầy (người cô) ấy. - Thái độ cư xử của người thầy (người cô) với mọi người, với bản thân làm em cảm phục, quý mến, - Những việc em đã làm hoặc định làm đối với người thầy (người cô) để thể hiện lòng biết ơn. 3. Kết bài: (0,5 điểm)
  7. Khẳng định tình cảm, thái độ của em đối với người thầy (người cô). ĐỀ SỐ 4 I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 1. Nhận biết Bài thơ trên của tác giả nào? Được làm theo thể thơ gì?(1đ) 2. Nhận biết Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ? (1.5đ) 3. Thông hiểu Hai câu thơ cuối trong bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? (1đ) 4. Vận dụng Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với từ: Trăng, nhà (0.5đ) II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Vận dụng cao Mái trường đã để lại trong em bao kỉ niệm của tuổi học trò. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu ấy. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. VĂN – TIẾNG VIỆT: 1. - Bài thơ của tác giả Hồ Chí Minh. - Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. 2.
  8. - So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ - Điệp ngữ: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà 3. Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng của tác giả: - Sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh vẽ của cảnh rừng Việt Bắc. - Bác Hồ thao thức chưa ngủ vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước, của dân tộc. 4. Từ Hán Việt đồng nghĩa với từ: - Trăng – nguyệt - Nhà – gia II. TẬP LÀM VĂN: 1. Về kỹ năng, hình thức: - Học sinh viết đúng kiểu bài biểu cảm, biết kết hợp với tự sự, miêu tả nhằm gây hứng thú cho người đọc trong từng sự việc của câu chuyện, biết cách dẫn dắt câu chuyện mạch lạc. - Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp. 2. Về nội dung: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về trường em - Nêu khái quát tình cảm của em đối với mái trường b. Thân bài: - Biểu cảm về mái trường thân yêu của em thông qua miêu tả những hình ảnh cụ thể, sinh động: về cổng trường, hàng cây, sân trường, lớp học, bàn ghế
  9. - Biểu cảm về thầy cô, bạn bè qua miêu tả kết hợp kể chuyện để bộc lộ cảm xúc. - Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về mái trường: mái trường gắn bó với em, em yêu mái trường, mái trường để lại biết bao kỉ niệm tuổi thơ, nơi chắp cánh cho em vào đời c. Kết bài: - Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ về mái trường thân yêu. - Liên hệ thực tế bản thân, suy nghĩ về tương lai. ĐỀ SỐ 5 Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Tác dụng của điệp ngữ? Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. (Hồ Chí Minh) Câu 2 (3 điểm): a. Chép thuộc lòng và chính xác phần dịch thơ bài “Rằm tháng giêng ”của Hồ Chí Minh? b. Trình bày nội dung bài thơ “Rằm tháng giêng ” . Câu 3 (5 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya"của HồChí Minh. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1: - Các điệp ngữ : Đoàn kết, thành công - Điệp ngữ nối tiếp. - Tác dụng :Nhấn mạnh sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Cá nhân, tập thể hay một dân tộc biết hợp sức lại sẽ thành công trong mọi lĩnh vực như trong cuộc sống, trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 2: a. Chép chính xác bài thơ “Rằm tháng giêng” “Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
  10. Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân. Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.” b. Nêu được nét chính về nội dung bài thơ: + Là bài thơ được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, những năm tháng kháng chiến gian khổ ác liệt và trường kì. + Bài thơ thể hiện bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi núi rừngViệtBắc + Phong thái ung dung tự tại của Chủ tịch Hồ Chí Minh + Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa quện với lòng yêu nước sâu nặng. Câu 3: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. - Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ. 2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ cụ thể về: - Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng: + Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo. + Điệp từ“ lồng” được nhắc lại 2 lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyềnảo - Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác: + Điệp ngữ “ chưa ngủ” vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước) - Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. - Cảm nghĩ về mối tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ: + Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác. Em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan. + Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: Khâm phục yêu quí, biết ơn, tự hào về vị lãnh tụ Cách mạng Việt Nam.
  11. 3. Kết bài: - Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ