Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trần Khai Nguyên (Có đáp án)
hần I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm):
Cho đoạn văn sau:
“...Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.”
Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.
Câu 3. (1.0 điểm) Từ văn bản trên, em thấy:
- Trẻ em cần có những quyền cơ bản nào? (0.5 điểm)
- Trách nhiệm của trẻ em ngày nay là gì. (0.5 điểm)
Phần II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Rằm tháng giêng là sáng tác của ai? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_canh_dieu_nam_hoc_2022_202.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trần Khai Nguyên (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS TRẦN KHAI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 CD NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm): Cho đoạn văn sau: “ Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.” Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2. (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích. Câu 3. (1.0 điểm) Từ văn bản trên, em thấy: - Trẻ em cần có những quyền cơ bản nào? (0.5 điểm) - Trách nhiệm của trẻ em ngày nay là gì. (0.5 điểm) Phần II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Rằm tháng giêng là sáng tác của ai? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Câu 2 (0,5 điểm): Xác định đại từ trong các câu ca dao sau: a. Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con (Ca dao) b. Côn Sơn suối chảy rì rào Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
- (Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi) Câu 3 (1,0 điểm): Xác định thành ngữ trong bài thơ sau và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) Phần III. LÀM VĂN (5,0 điểm) Loài cây em yêu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU 1. - Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (0.5đ) - Tác giả: Khánh Hoài (0.5đ) 2. Nội dung của đoạn trích: Tâm trạng đau đớn, buồn bã, khổ sở và bất lực của hai anh em Thành và Thủy. 3. Nêu quyền và trách nhiệm của trẻ em ngày nay - Quyền của trẻ em ngày nay: Có quyền được sống hạnh phúc, được học hành, được vui chơi; được sống trong hòa bình. - Trách nhiệm: Vâng lời, lễ phép với ông, bà, cha,mẹ, thầy cô; chăm chỉ học tập; có ý thức bảo vệ của công; II. KIỂM TRA KIẾN THỨC 1. - Tác giả của bài thơ “Rằm tháng giêng”: Hồ Chí Minh - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 2. a. Đại từ: Ai b. Đại từ: Ta
- 3. - Thành ngữ: bảy nổi ba chìm - Giải thích ý nghĩa của thành ngữ: số phận chìm nổi, long đong, lận đận, bấp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội xưa III. LÀM VĂN Loài cây em yêu a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn với các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Nắm vững kĩ năng làm bài văn biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả b. Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. - Các phần, các đoạn cần liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung, hình thức. c. Triển khai vấn đề: * Mở bài: - Giới thiệu về loài cây em yêu quý nhất - Lí do vì sao em yêu thích loài ây đó. * Thân bài: - Miêu tả những đặc điểm nổi bật của cây: hình dáng, lá, hoa, - Nêu phẩm chất của cây (ví dụ: Phượng, Bàng che bóng mát; tre dẻo dai, bền bỉ ) - Vai trò, ý nghĩa của loài cây ấy đối với cuộc sống của con người nói chung (về vật chất, tinh thần) - Vai trò, ý nghĩa của loài cây ấy đối với chính cuộc sống của em, gia đình em. - Kỉ niệm sâu sắc và ấn tượng nhất giữa em và loài cây ấy. - Tình cảm của em đối với loài cây ấy * Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm của em đối với loài cây đó - Tâm trạng, cảm xúc của em khi phải xa loài cây đó d. Sáng tạo: có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ (hợp lí, thuyết phục), trình bày, diễn đạt ấn tượng. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Đọc bài ca dao sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đóng Núi cao, biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Câu 1. Tìm từ láy có trong bài ca dao trên. Nêu tác dụng của từ láy đó. (1.0 điểm) Câu 2. Chỉ ra quan hệ từ có trong dòng ca dao thứ nhất và cho biết ý nghĩa của quan hệ từ đó. (1.0 điểm) Câu 3. Nêu nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của bài ca dao. (2.0 điểm) Câu 4. Chép lại theo trí nhớ một bài ca dao khác cũng nói về tình cảm gia đình. (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm): Trong cuộc sống của chúng ta cây xanh đóng một vai trò hết sức quan trọng và được xem là Lá phổi xanh của con người. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về một loài cây mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm): Câu 1. (1.0 điểm) - Từ láy: mênh mông - Tác dụng: gợi lên tình cảm bao la của cha mẹ dành cho con cái. Câu 2. (1.0 điểm) - Quan hệ từ: như - Tác dụng: biểu thị quan hệ so sánh Câu 3. (2.0 điểm) - Nội dung: Câu ca dao là lời ru ngọt ngào của mẹ nhắc nhở chúng ta về lòng hiếu thảo. Chín tháng mang nặng đẻ đau, mẽ đã chịu biết bao cực nhọc. Và Cha mẹ đã hi sinh rất nhiều để nuôi con cái khôn lớn. Do đó yêu quý, hiếu thuận cha mẹ và nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi chúng ta. - Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ; lời ca dao thiết tha, cảm xúc. Câu 4. (1.0 điểm) Học sinh chép đúng câu ca dao theo yêu cầu đạt điểm tối đa. II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):
- a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: * Mở bài Giới thiệu về loài cây em yêu. * Thân bài - Biểu cảm về các đặc điểm của cây + Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây + Cây đơm hoa vào tháng và hoa đẹp như + Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao? + Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó. + Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào? + Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? - Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên * Kết bài - Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 3 I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm): Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài)
- Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? A Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Các câu văn sau đã sử dụng biện pháp từ từ nào? Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. A. Chơi chữ B. Nhân lóa C. Liệt kê D. Điệp ngữ Câu 3. Các từ mảnh mai, dịu dàng thuộc loại từ gì? A. Từ láy vần. B. Từ láy toàn bộ C. Từ láy phụ âm đầu D. Từ ghép chính phụ II. TỰ LUẬN (7.0 điểm): Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của gia đình đối với bản thân em. Câu 2. (5.0 điểm) Loài cây em yêu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm): Câu 1. B Câu 2. D Câu 3. C
- II. TỰ LUẬN (7.0 điểm): Câu 1. (2.0 điểm) Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: - Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển. - Những thành viên trong gia đình là những người yêu thương nhau với tình cảm chân thành nhất, vô điều kiện nhất, sẵn sàng giúp đỡ ta hết mình khi ta khó khăn mà không đòi hỏi đền đáp. - Gia đình là cái nôi đầu tiên nâng đỡ con người, là nơi chúng ta lớn lên thành người và cũng là nơi chúng ta quay về tìm bình yên sau những khó khăn, giông bão ngoài xã hội. Câu 2. (5.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: * Mở bài Giới thiệu về loài cây em yêu. * Thân bài - Biểu cảm về các đặc điểm của cây + Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây + Cây đơm hoa vào tháng và hoa đẹp như + Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao? + Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó. + Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào? + Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? - Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên * Kết bài - Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
- d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 4 Câu 1. (4.0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: Ai về Phú Thọ cùng ta, Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười. Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. a. Bài ca dao nhắc tới lễ hội nào của đất nước? b. Xác định cặp từ trái nghĩa? Tìm từ trái nghĩa với từ “nhớ" trong bài ca dao? c. Theo em vì sao tác giả dân gian lại nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba? d. Bài ca dao khơi gọi trong em những tình cảm gì? (Trình bày từ 3 -5 câu) Câu 2. (6.0 điểm) Loài cây ăn quả mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1. (4.0 điểm) a. Bài ca dao nhắc tới ngày giỗ tổ Hùng Vương (1.0) b. - Xác định cặp từ trái nghĩa: ngược –xuôi; đi – về (0.5) - Từ trái nghĩa với từ nhớ trong bài ca dao: quên (0.5) c. Câu ca dao trên được truyền tụng từ bao đời nay của ông bà ta đã nhắc nhở chúng ta nhớ đến ngày Quốc giỗ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam - Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội đền Hùng. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của các vua Hùng - những vị vua đầu tiên của dân tộc ta. (1.0)
- d. Bài ca dao khơi gợi trong em tình yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí phấn đầu để đưa đất nước đi lên. (Trình bày từ 3 -5 câu) (1.0) Câu 2. (6.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: * Mở bài Giới thiệu về loài quả em yêu. * Thân bài - Biểu cảm về các đặc điểm của quả + Màu sắc, hình dáng + Mùi vị + Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao? + Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó. + Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào? + Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? - Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên * Kết bài - Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài quả. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 5 I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm): 1. Bài thơ Sông núi nước Nam còn được gọi là gì? A. Hồi kèn xung trận.
- B. Khúc ca khải hoàn. C. Áng thiên cổ hùng văn. D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. 2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào? A. Phò giá về kinh B. Bài ca Côn Sơn C. Bánh trôi nước D. Qua đèo Ngang 3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương. D. Quang Trung đại phá quân Thanh. 4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật nội dung gì? A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được. B. Nước Nam có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa. C. Nước Nam có sức mạnh sánh ngang các cường quốc. D. Nước Nam có nhiều anh hùng. 5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà? A. Giang sơn B. Sông núi C. Đất nước D. Sơn thuỷ 6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì? A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ. B. Sử dụng nhiều điệp ngữ. C. Sử dụng ngôn ngữ cô đúc, giọng thơ khẳng định.
- D. Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ. 7. Trong các bài thơ sau, bài thơ nào là thơ Đường? A. Sông núi nước Nam. B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. C. Phò giá về kinh. D. Bánh trôi nước. 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình? A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm. B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc. C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh. D. Tác phẩm trữ tình có yếu tố tự sự và miêu tả. II. TỰ LUẬN (8.0 điểm): Em hãy viết một bài văn biểu cảm về những cơn mưa. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm; mỗi câu 0.25 điểm): 1. D 2. C 3. B 4. A 5. D 6. C 7. B 8. B II. TỰ LUẬN (8.0 điểm): a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: - Mở bài Giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hoặc những đặc điểm báo hiệu một cơn mưa sắp đến. - Thân bài + Miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian, từng cảnh vậy trong cơn mưa: mây, gió, bầu trời, con người con vật, cây cối + Trước và trong cơn mưa + Sau cơn mưa - Kết bài Nêu cảm xúc của mình về cơn mưa d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.