Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 5 (Có lời giải)
Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:
A. Giá trị cuộc sống
B. Lòng biết ơn
C. Đức tính trung thực
D. Lòng hiếu thảo
Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?
A. Người học trò
B. Người kể chuyện
C. Hòn đá
D. Người thầy
Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi
hỏi giá mà lại không bán?
A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.
B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.
C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và
không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.
D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một
khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.
Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận?
A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí
B. Than thở, xem xét, háo hức
C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận
File đính kèm:
- de_thi_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_d.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 5 (Có lời giải)
- ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 5 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ Có một học trò hỏi thầy mình rằng: - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ? Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn: - Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu. Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở: - Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ. Người thầy mỉm cười và nói: - Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán. Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói: - Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi. Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói: - Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự 1
- D. Nghị luận Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là: A. Giá trị cuộc sống B. Lòng biết ơn C. Đức tính trung thực D. Lòng hiếu thảo Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai? A. Người học trò B. Người kể chuyện C. Hòn đá D. Người thầy Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán? A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá. B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán. C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống. D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài. Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận? A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí B. Than thở, xem xét, háo hức C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận 2
- D. Xấu xí, than thở, háo hức Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là: A. Hòn đá B. Người học trò C. Người thầy D. Chủ tiệm đồ cổ Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi? A. Trạng ngữ B. Cụm danh từ C. Cụm động từ D. Cụm tính từ Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì? A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò. B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống. C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống. D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá. Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì? Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4 điểm) Viết đoạn văn kể lại một truyện ngụ ngôn mà em đã đọc hoặc đã học. 3
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự => Đáp án: C Câu 2 (0.5 điểm): Chủ đề của văn bản trên là: A. Giá trị cuộc sống B. Lòng biết ơn C. Đức tính trung thực D. Lòng hiếu thảo Phương pháp giải: 4
- Từ nội dung văn bản rút ra chủ đề Lời giải chi tiết: Chủ đề: giá trị cuộc sôngs => Đáp án: A Câu 3 (0.5 điểm): Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai? A. Người học trò B. Người kể chuyện C. Hòn đá D. Người thầy Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Truyện sử dụng ngôi kể thứ ba nên người kể giấu mặt => Đáp án: B Câu 4 (0.5 điểm): 5
- Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán? A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá. B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán. C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống. D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán vì để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông quá cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống. => Đáp án: C Câu 5 (0.5 điểm): Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận? A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí B. Than thở, xem xét, háo hức C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận D. Xấu xí, than thở, háo hức Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về từ láy 6
- Lời giải chi tiết: Từ láy bộ phận: xấu xí, than thở, háo hức => Đáp án: D Câu 6 (0.5 điểm): Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là: A. Hòn đá B. Người học trò C. Người thầy D. Chủ tiệm đồ cổ Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là hòn đá => Đáp án: A Câu 7 (0.5 điểm): Cụm từ “ngồi cả ngày” trong câu văn: “Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng” là thành phần mở rộng câu bởi? A. Trạng ngữ B. Cụm danh từ C. Cụm động từ D. Cụm tính từ 7
- Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về các loại từ Lời giải chi tiết: Cụm từ “ngồi cả ngày” là thành phần mở rộng câu bởi cụm động từ => Đáp án: C Câu 8 (0.5 điểm): Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì? A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò. B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống. C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống. D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá. Phương pháp giải: Đọc và nêu tác dụng Lời giải chi tiết: Tác dụng: Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống => Đáp án: B Câu 9 (2 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì? 8
- Phương pháp giải: Chọn một trong số những thông điệp được rút ra từ văn bản Lời giải chi tiết: Một số thông điệp: - Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn. - Hãy trân trọng những gì mình đang có bởi cuộc sống tốt đẹp hay không là do cách bạn suy nghĩ và cảm nhận. Phần II: Viết đoạn văn kể lại một truyện ngụ ngôn mà em đã đọc hoặc đã học Phương pháp giải: - Mở đầu: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể - Phần chính: kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện thứ nhất đến sự kiện cuối cùng); giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tính hài hước ở những thời điểm cần thiết; có thể xen vào lời kể một số từ ngữ, câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật; - Kết thúc: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện Lời giải chi tiết: Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm 9
- nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy. Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh. Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù óc thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được. 10
- Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kỳ ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích. 11