Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 2 (Có lời giải)

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Vị khách không mời mà đến đó tuy 
rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai” là: 
A. So sánh 
B. Nhân hóa 
C. Hoán dụ 
D. Điệp ngữ 
Câu 4: Trong câu văn: “Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho 
mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp”, tác giả sử dụng bao nhiêu phó từ? 
A. 1 phó từ 
B. 2 phó từ 
C. 3 phó từ 
D. 4 phó từ 
Câu 5: Hình ảnh “viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” tượng trưng cho điều gì? 
A. Là kết quả của những tháng ngày con trai tiết ra chất dẻo 
B. Là món quà của cuộc hành trình vượt qua khó khăn của con trai 
C. Là thành quả cuối cùng, là thành công con người đạt được từ những khó khăn 
D. Là viên ngọc trai tuyệt đẹp, có giá trị đối với con trai 
Câu 6: Thông điệp có giá trị nhất mà tác giả của đoạn trích trên gửi đến chúng ta? 
A. Phải biết đương đầu với thử thách dù cho phải trả giá đắt để đạt được những điều mình 
mong muốn trong cuộc sống 
B. Phải biết đối mặt, tìm cách khắc phục khó khăn; luôn nỗ lực, phấn đấu vượt qua chông gai, 
thử thách của cuộc sốn để giành chiến thắng dẫu phải trải qua đớn đau 
C. Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu 
và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin 
D. Phải biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn để tồn tại, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt làm cho 
bạn đớn đau thì cũng không buông xuôi, bỏ cuộc
pdf 8 trang Bích Lam 01/03/2023 5200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 2 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_d.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 2 (Có lời giải)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 2 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: NGỌC TRAI VÀ NGHỊCH CẢNH Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp. ( ) (Theo Bùi Xuân Lộc – Trích Lớn lên trong trái tim của mẹ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh) Câu 1: Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Thuyết minh Câu 2: Có bao nhiêu số từ được sử dụng trong đoạn trích trên? A. 1 số từ B. 2 số từ C. 3 số từ D. 4 số từ 1
  2. Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai” là: A. So sánh B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Điệp ngữ Câu 4: Trong câu văn: “Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp”, tác giả sử dụng bao nhiêu phó từ? A. 1 phó từ B. 2 phó từ C. 3 phó từ D. 4 phó từ Câu 5: Hình ảnh “viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” tượng trưng cho điều gì? A. Là kết quả của những tháng ngày con trai tiết ra chất dẻo B. Là món quà của cuộc hành trình vượt qua khó khăn của con trai C. Là thành quả cuối cùng, là thành công con người đạt được từ những khó khăn D. Là viên ngọc trai tuyệt đẹp, có giá trị đối với con trai Câu 6: Thông điệp có giá trị nhất mà tác giả của đoạn trích trên gửi đến chúng ta? A. Phải biết đương đầu với thử thách dù cho phải trả giá đắt để đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống B. Phải biết đối mặt, tìm cách khắc phục khó khăn; luôn nỗ lực, phấn đấu vượt qua chông gai, thử thách của cuộc sốn để giành chiến thắng dẫu phải trải qua đớn đau C. Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin D. Phải biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn để tồn tại, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt làm cho bạn đớn đau thì cũng không buông xuôi, bỏ cuộc 2
  3. Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm) Câu 1 (1 điểm): Trình bày ý nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: “hạt cát” và “chất dẻo”. Câu 2 (1 điểm): Qua đoạn trích trên, em hãy rút ra cho bản thân mình một bài học (khoảng 5 – 7 dòng). Câu 3 (5 điểm): Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1: Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Thuyết minh Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính: tự sự => Đáp án: A Câu 2: Có bao nhiêu số từ được sử dụng trong đoạn trích trên? A. 1 số từ B. 2 số từ C. 3 số từ D. 4 số từ Phương pháp giải: Xác định các số từ trong đoạn trích Lời giải chi tiết: Có 4 số từ được sử dụng (4 số từ đều là từ “một”) => Đáp án: D Câu 3: 4
  5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai” là: A. So sánh B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Điệp ngữ Phương pháp giải: Xác định biện pháp tu từ trong câu văn Lời giải chi tiết: Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hóa => Đáp án: B Câu 4: Trong câu văn: “Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp”, tác giả sử dụng bao nhiêu phó từ? A. 1 phó từ B. 2 phó từ C. 3 phó từ D. 4 phó từ Phương pháp giải: Xác định phó từ Lời giải chi tiết: Tác giả sử dụng 2 phó từ đã, những => Đáp án: B Câu 5: Hình ảnh “viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” tượng trưng cho điều gì? A. Là kết quả của những tháng ngày con trai tiết ra chất dẻo B. Là món quà của cuộc hành trình vượt qua khó khăn của con trai C. Là thành quả cuối cùng, là thành công con người đạt được từ những khó khăn 5
  6. D. Là viên ngọc trai tuyệt đẹp, có giá trị đối với con trai Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Hình ảnh “viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” tượng trưng cho thành quả cuối cùng, là thành công con người đạt được từ những khó khăn => Đáp án: C Câu 6: Thông điệp có giá trị nhất mà tác giả của đoạn trích trên gửi đến chúng ta? A. Phải biết đương đầu với thử thách dù cho phải trả giá đắt để đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống B. Phải biết đối mặt, tìm cách khắc phục khó khăn; luôn nỗ lực, phấn đấu vượt qua chông gai, thử thách của cuộc sốn để giành chiến thắng dẫu phải trải qua đớn đau C. Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin D. Phải biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn để tồn tại, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt làm cho bạn đớn đau thì cũng không buông xuôi, bỏ cuộc Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra thông điệp Lời giải chi tiết: Thông điệp: phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sốn đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin => Đáp án: C Phần II: Câu 1: Trình bày ý nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: “hạt cát” và “chất dẻo” Phương pháp giải: Dựa vào ngữ cảnh và xác định nghĩa Lời giải chi tiết: 6
  7. - Hạt cát: Những nghịch cảnh, khó khăn, rủi ro mà con người có thể gặp trong cuộc sống - Chất dẻo: Cách ứng phó, khắc phục để vượt qua những rủi ro, trở ngại Câu 2: Qua đoạn trích trên, em hãy rút ra cho bản thân mình một bài học (khoảng 5 – 7 dòng) Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: - Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính, dự định của con người. Vì vậy, mỗi người phải đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sức mạnh để vượt qua (như con trai cũng đã cố gắng nỗ lực, không tống được hạt cát ra ngoài thì nó đối phó bằng cách tiết ra chất dẻo bọc quanh hạt cát) - Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn - Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời, để cuộc sống có ý nghĩa Câu 3: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Phương pháp giải: Nêu cảm nhận của bản thân Lời giải chi tiết: Đoạn văn tham khảo: Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. "Sang thu" là một thi phẩm đặc sắc của ông. Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, Hữu Thỉnh đã cónhững cảm nhận mới mẻ trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúccuốihạ sang đầu thu. "Sang thu" ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắmmới cảm nhận được. Ở bài thơ, có hương vị ấm nồng của chớm thuở một miền quê nhỏ. Tín hiệu 7
  8. đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Vàkhông chỉ có thế, cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng, thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn: Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sương thu đã được nhân hoá, hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầmchậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu, gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹnhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùathu. Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấnkhông dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêuhơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà. 8