Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Biên

Câu 1: (0,25 điểm) Tác giả của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là ai?

A. Nguyễn Khuyến C. Khánh Hoài
B. Lý Thường Kiệt D. Nguyễn Trãi

Câu 2: (0,25 điểm) Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát C. Ngũ ngôn
B. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3: (0,25 điểm) Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được viết ở ngôi kể thứ mấy?

A. Thứ nhất C. Thứ ba
B. Thứ hai D. Kết hợp cả ngôi thứ nhất và thứ hai

Câu 4: (0,25 điểm) Chỉ ra quan hệ từ trong câu thơ “Bác đến chơi đây, ta với ta”?

A. Với C. Tình
B. Ta D. Riêng

Câu 5: (0,25 điểm) Xét theo cấu tạo, từ “lom khom” trong câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú” là từ gì?

A. Từ ghép C. Từ láy
B. Danh từ D. Đại từ

Câu 6: (0,25 điểm) Người kể chuyện trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai?

A. Thủy C. Mẹ của Thành, Thủy
B. Cô giáo D. Thành
doc 2 trang Thái Bảo 16/07/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_truong.doc

Nội dung text: Đề thi giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ THI GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 9/11/2021 ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 01 Phần I (2 điểm). Trắc nghiệm Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy chữ cái đứng đầu đáp án đúng: Câu 1: (0,25 điểm) Tác giả của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là ai? A. Nguyễn Khuyến C. Khánh Hoài B. Lý Thường Kiệt D. Nguyễn Trãi Câu 2: (0,25 điểm) Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được viết theo thể thơ gì? A. Lục bát C. Ngũ ngôn B. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Thất ngôn tứ tuyệt Câu 3: (0,25 điểm) Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được viết ở ngôi kể thứ mấy? A. Thứ nhất C. Thứ ba B. Thứ hai D. Kết hợp cả ngôi thứ nhất và thứ hai Câu 4: (0,25 điểm) Chỉ ra quan hệ từ trong câu thơ “Bác đến chơi đây, ta với ta”? A. Với C. Tình B. Ta D. Riêng Câu 5: (0,25 điểm) Xét theo cấu tạo, từ “lom khom” trong câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú” là từ gì? A. Từ ghép C. Từ láy B. Danh từ D. Đại từ Câu 6: (0,25 điểm) Người kể chuyện trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? A. Thủy C. Mẹ của Thành, Thủy B. Cô giáo D. Thành Câu 7: (0,25 điểm) Lớp nghĩa thứ hai của bài thơ “Bánh trôi nước” là gì? A. Miêu tả cách làm chiếc bánh trôi C. Nhấn mạnh cách luộc bánh trôi B. Vẻ đẹp hình dáng của người phụ nữ D. Miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa về cả hình dáng và tính cách Câu 8: (0,25 điểm) Trong chi tiết cuối truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tại sao Thủy lại để con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ? A. Thủy không thích búp bê C. Thủy không muốn hai con búp bê phải xa nhau như hai anh em. B. Thủy nhường đồ chơi cho anh D. Theo yêu cầu của Thành Phần II (8 điểm). Tự luận Câu 1 (4,5 điểm): Cho câu thơ sau: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 1)
  2. a. (0,5 điểm). Em hãy chép chính xác ba câu thơ còn lại để hoàn thiện bài thơ? b. (0,5 điểm). Bài thơ em vừa chép được viết theo thể thơ gì? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ đó? c. (1,5 điểm). Hãy cho biết cách dùng từ “đế” trong bài thơ trên có ý nghĩa gì? Vì sao “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ở nước ta? d. (1,5 điểm). Tìm một từ ghép Hán Việt có yếu tố: cư (ở) và quốc (nước)? Đặt câu với một trong hai từ ghép Hán Việt em vừa tìm được? e. (0,5 điểm). Từ nội dung của bài thơ và hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của mình về những việc học sinh có thể làm để thể hiện lòng yêu nước. Câu 2 (3,5 điểm) Cảm nghĩ về một người thân em yêu quý. Chúc các em làm bài thi tốt!