Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Song Giang (Có đáp án)

Câu 1. (2 điểm)

Chỉ ra những điểm giống và khác nhau về âm thanh và nghĩa của các từ sau: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh, lí nhí, ti hí.

Câu 2. (2 điểm)

Chỉ ra cách dùng từ sai, nêu nguyên nhân và cách sửa.

A. Thi học kì xong, tôi thở phào nhẹ nhàng như trút xong một gánh nợ.

B. Đã sửa nhiều lần nhưng chữ viết của em tôi vẫn xấu xa.

C. Cu Tí đánh rơi cốc thuỷ tinh xuống nền gạch, vỡ tan tác.

D. Tập thể dục nhiều sẽ giữ được thân hình nhỏ nhoi.

Câu 3. (6 điểm)

Tả về loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi,…)

pdf 8 trang Thái Bảo 26/07/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Song Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Song Giang (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS SONG GIANG ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1. (2 điểm) Chỉ ra những điểm giống và khác nhau về âm thanh và nghĩa của các từ sau: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh, lí nhí, ti hí. Câu 2. (2 điểm) Chỉ ra cách dùng từ sai, nêu nguyên nhân và cách sửa. A. Thi học kì xong, tôi thở phào nhẹ nhàng như trút xong một gánh nợ. B. Đã sửa nhiều lần nhưng chữ viết của em tôi vẫn xấu xa. C. Cu Tí đánh rơi cốc thuỷ tinh xuống nền gạch, vỡ tan tác. D. Tập thể dục nhiều sẽ giữ được thân hình nhỏ nhoi. Câu 3. (6 điểm) Tả về loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi, ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: - Các từ láy nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh có các khuôn vần [ấp-ô], [ấp-ông], [ấp-ênh], gợi tả một trạng thái không ổn định. + Nhấp nhô: nhô lên thụp xuống liên tiếp, không đều nhau. + Phập phồng: phồng lên, xẹp xuống một cách liên tiếp. + Bập bềnh: gợi tả dáng chuyến động lên xuống nhấp nhô theo làn sóng, làn gió. - Từ láy lí nhí, ti hí, có khuôn vần giống nhau [i]. + Lí nhí: bé quá, khẽ quá, nghe không rõ (dùng đề chỉ tiếng nói).
  2. + Ti hí: quá nhỏ, không mở ra to được (dùng để chỉ đôi mắt). Câu 2: - Cách dùng từ sai: A. Từ sai nhẹ nhàng - từ đúng nhẹ nhõm. B. Từ sai xấu xa - từ đúng xấu. C. Từ sai tan tác - từ đúng tan tành. D. Từ sai nhỏ nhoi - từ đúng nhỏ nhắn. - Nguyên nhân: Người viết (nói) vi phạm các lỗi sau đây: + Chưa hiểu nghĩa của từ được dùng. + Chưa gắn nghĩa của từ với nội dung, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp. Câu 3: Phương pháp: căn cứ các bài học về văn biểu cảm, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt Cách giải: Về kỹ năng, hình thức: - Học sinh viết đúng kiểu bài biểu cảm, biết kết hợp với tự sự, miêu tả nhằm gây hứng thú cho người đọc, biết cách dẫn dắt câu chuyện mạch lạc. - Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp. Về nội dung: 1. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu 2. Thân bài * Biểu cảm về các đặc điểm của loài cây: - Em thích màu của lá cây - Cây đơm hoa vào tháng hoa đẹp như - Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chin gợi niềm hứng thú ra sao? - Miêu tả lại niềm yêu thích khi được ngắm nghía và thưởng thức những loại quả đó. - Mỗi khi mùa qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  3. - Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? * Kể một kỉ niệm sâu sắc với loài cây đó 3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu quý của bản thân với loài cây. ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (4 điếm): Phân tích giá trị của từ láy trong hai ví dụ sau: "Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác ven sông, chợ mấy nhà". (Bà Huyện Thanh Quan) "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. Đứng bên tê đồng, ngó bến ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa dòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai". (Ca dao) Câu 2. (6 điểm) Mái trường đã để lại trong em bao kỉ niệm của tuổi học trò. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu ấy. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Phân tích nghệ thuật sử dụng từ láy trong hai ví dụ - Bức tranh thiên nhiên ở Đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan miêu tả với đầy đủ đường nét, màu sắc, hình khối. Tác giả sử dụng hai từ láy tượng hình "lom khom, lác đác" để miêu tả con người và cảnh vật. Lom khom gợi tả hình ảnh vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng hoang sơ. Lác đác gợi sự ít ỏi, thưa thớt của những quán chợ nghèo. Sự sống nơi Đèo Ngang thưa thớt, hoang sơ. Trước cảnh, người mang tâm trạng buồn - nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh hoang sơ, xa lạ. - Dùng từ láy “mênh mông, bát ngát” và láy đảo “bát ngát, mênh mông” miêu tả không gian bao la bất tận, những cánh đồng lúa bạt ngàn xanh tốt. Cách dùng từ láy như vậy có tác dụng gợi hình, gợi cảm cho bài ca. Nhân vật trữ tình biểu hiện cảm xúc phấn chấn, yêu quê hương, yêu cuộc sống người lao động. - Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng, phất phơ” gợi vẻ đẹp thon thả và sức sống thanh xuân đầy hứa hẹn của người thôn nữ giữa cánh đồng lúa bát ngát trong buổi sáng đẹp trời.
  4. => Những từ láy tượng hình được sử dụng như những nét vẽ để người nghệ sĩ vẽ nên cảnh đẹp của bức tranh và con người đồng quê. Ngôn ngữ chứa đựng cảm xúc, tâm trạng vui tươi, phấn chấn của con người trước cuộc sống đang đơm hoa kết trái. Câu 2: Phương pháp: căn cứ các bài học về văn biểu cảm, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt. Cách giải: Về kỹ năng, hình thức: - Học sinh viết đúng kiểu bài biểu cảm, biết kết hợp với tự sự, miêu tả nhằm gây hứng thú cho người đọc trong từng sự việc của câu chuyện, biết cách dẫn dắt câu chuyện mạch lạc. - Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp. Về nội dung: 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về trường em - Nêu khái quát tình cảm của em đối với mái trường 2. Thân bài - Biểu cảm về mái trường thân yêu của em thông qua miêu tả những hình ảnh cụ thể, sinh động: về cổng trường, hàng cây, sân trường, lớp học, bàn ghế - Biểu cảm về thầy cô, bạn bè qua miêu tả kết hợp kể chuyện để bộc lộ cảm xúc. - Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về mái trường: mái trường gắn bó với em, em yêu mái trường, mái trường để lại biết bao kỉ niệm tuổi thơ, nơi chắp cánh cho em vào đời 3. Kết bài - Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ về mái trường thân yêu. - Liên hệ thực tế bản thân, suy nghĩ về tương lai. ĐỀ SỐ 3 Câu 1. (2 điểm) Đọc bài thơ sau: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư
  5. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" (Nam quốc sơn hà) "Hải bình tu trí lực, Vạn cổ thử giang san (Tụng giá hoàn kinh sư) Hãy nhận diện và xác định từ ghép Hán - Việt đẳng lập và từ ghép Hán - Việt chính phụ. Câu 2. (2 điểm): Tìm mười từ ghép Hán - Việt có yếu tố chính và yếu tố phu đèu đứng trước. Câu 3. (6 điểm) - Hãy phân biệt các từ Hán - Việt sau: + Tái giá, tái hôn + Tái hồi, tái hợp - Đặt câu với các từ đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1. - Các từ "sơn hà, xâm phạm" (Nam quốc sơn hà), "gian nan" (Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép đẳng lập. - Các từ "thiên thư" (Nam quốc sơn hà), "thái bình" (Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép chính phụ. Câu 2. - Từ ghép Hán - Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: bảo mật, phóng hỏa, phát thanh, đình chiến, điện báo, đính hôn, tham chiến, tuyệt vọng. - Từ ghép Hán - Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: đại thắng, hậu đãi, thi nhân, tân binh, Câu 3: Phân biệt nghĩa các từ Hán - Việt sau: - Tái giá: (tái: lại một lần nữa, giá: đi lấy chồng), tái giá là người đàn bá góa lấy chồng lần nữa. - Tái hôn: (tái: lại một lần nữa, hôn: lấy vợ, cưới vợ), tái hôn là cưới vợ một lần nữa. - Ví dụ:
  6. + Mẹ Tấm chết, người cha tái hôn với một người đàn bà khác, sinh ra Cám. + Sau khi chồng mất được mười năm, bạn của mẹ tôi tái giá. - Tái hồi (Tái: lại một lần nữa, hồi: trở lại, trở về): Trở về nơi cũ, chỗ cũ sau thời gian cách biệt hoặc tan vỡ. - Tái hợp: Sum họp, đoàn tụ trở lại sau thời gian xa cách. - Ví dụ: Sau mười lăm năm lưu lạc, Kim Trọng và Thuý Kiều được tái hợp. ĐỀ SỐ 4 Câu 1. (2 điểm): Phân biệt các đại từ sau: ai, gì, bao nhiêu, mấy, ở đâu, bao giờ, sao, thế nào? Cho ví dụ. Câu 2. (2 điểm) Sắp xếp các đại từ sau đây phù hợp với ngôi xưng hô - tôi, tớ, tao, chúng mày, nó, ho, hắn, cậu, mày, bọn hắn, chúng tao, cliung toi, chúng tớ. Câu 3. (6 điểm) Xác định những từ gần nghĩa hoặc nghĩa tương đương với cóc từ sau: - Đàn bà. - Vợ. Cho biết vai trò của từ Hán - Việt trong giao tiếp? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1. - Đại từ "ai", gì dùng để hỏi về người và vật. Ví dụ: + Ai đã làm vỡ bóng đèn này? + Những thứ đựng trong chiếc thùng này là gì? - Đại từ "bao nhiêu, mấy”, hỏi về số lượng. Ví dụ: + Năm nay, cháu lên lớp mấy? + Lớp em có bao nhiêu bạn đạt danh hiệu Học sinh giỏi? - Đại từ "ở đâu, bao giờ" dùng để hỏi về không gian, thời gian. Ví dụ:
  7. + Quê của bạn ở đâu? + Bao giờ thì mình được nghỉ hè? - Đại "từ sao, thế nào" dùng để hỏi về tính chất, sự việc. Ví dụ: + Cuối năm lớp 7, kết quả học tập của bạn như thế nào? + Sao Bình không ra sân tập thể dục? Câu 2: Các em sắp xếp các đại từ đã cho: Số ngôi Số ít Số nhiều 1 Tôi, tớ, tao Chúng tôi, chúng tao, chúng tớ 2 Mày, cậu Chúng mày 3 Nó, hắn Chúng nó, bọn hắn Câu 3: Xác định các từ gần nghĩa, đồng nghĩa sau: - Đàn bà: phụ nữ, giới nữ, phái nữ. - Vợ: phu nhân, bà xã, má thằng cu, mình - Chết: hi sinh, tử, toi mạng, khuất núi, qua đời, băng hà, đi đời, quy tiên, chầu trời - Sử dụng từ Hán - Việt tạo nên sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính, sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ đôi khi tạo sắc thái cố khi nói về truyền thống. ĐỀ SỐ 5 Câu 1. (2 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải. Câu 2. (3 điểm) Phân tích ý nghĩa từ “nhàn” trong câu thơ: Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn” (Bài ca Côn Sơn) của Nguyễn Trãi. Câu 3. (5 điểm) Phân tích tư tưởng nhân đạo trong đoạn trích “Sau phút chia li” (Chinh phụ ngâm khúc). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
  8. Câu 1. Bài thơ “Phò giá về kinh” được sáng tác lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Câu 2. Muốn hiểu được ý nghĩa của từ nhàn, các em phải đặt nó vào bài thơ và hoàn cảnh sống của tác giả. - “Nhàn” được hiểu theo nghĩa thứ nhất là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. Nghĩa thứ hai được hiểu là tinh thần thoải mái, không lo âu, trăn trở. Chữ “nhàn” của Nguyễn Trãi dùng có thể hiểu nghiêng về nghĩa thứ hai vì như vậy ta có thể hiểu hết được cách nói đầy ngụ ý của tác giả. - Về Côn Sơn ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi không phải là con nguừi vị kỉ, hưởng lạc cho riêng mình. Ông chỉ tìm cách thoát khỏi chốn “danh lợi, tiền bạc” làm cho con người, xã hội điên đảo. Ở ẩn cốt là để chờ cơ hội ra phò vua giúp đời bởi Nguyễn Trãi một con người suốt đời vì nước vì dân thì không thể sống “nhàn khi đất nước còn loạn lạc, nhân dân còn lầm than, sống ẩn dật nhưng luôn lo nghĩ đến thế sự, đến sự đời. Ta hiểu chữ “nhàn” của Nguyễn Trãi trong bài “Còn Sơn ca” là nhàn thân mà không nhàn tâm. Câu 3: - Tư tưởng nhân đạo của tác giả thể hiện qua tâm trạng của hình tượng trung tâm người chinh phụ. Vì sao người chinh phụ phải sống cô đơn, vì sao lại có cảnh vợ xa chồng, con xa cha, gia đình li tán? Điều này, tác giả không trực tiếp phản ánh trong tác phẩm. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh xã hội phong kiến (TK XVII), ta hiểu được là do chiến tranh phi nghĩa. Chiến tranh đã cướp đi tình yêu, hạnh phúc, khát vọng làm vợ, làm mẹ chính đáng của người phụ nữ. Nỗi sầu của người cỊìinh phụ cũng là lời bi ca tố cáo chiến tranh phi nghĩa. - “Chinh phụ ngâm khúc” vừa lên án những thế lực tàn bạo vùi dập số phận con người, vừa thể hiện tiếng nói cảm thông, bênh vực cho quyền sống của họ. Tác giả đề cao, trân trọng khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Không có chiến tranh sẽ không có cảnh chia li, xa cách. Không có chiến tranh sẽ không có đau thương mất mát, không có cảnh mẹ góa con côi. Và sẽ không có tiếng khóc đớn đau. - Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.