Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Mây (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
( Nguồn internet)
Câu 1 (0,5 điểm ): Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau:
“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”
Câu 4 (1 điểm): Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Mây (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 NGÔ MÂY Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới: Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. ( Nguồn internet) Câu 1 (0,5 điểm ): Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào? Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau: “ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.” Câu 4 (1 điểm): Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên của con người. Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Có chí thì nên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1. - PTBĐ: Nghị luận Trang | 1
- Câu 2. Nội dung: - Đoạn trích trình bày về vấn đề “ô nhiễm môi trường” Câu 3. - BPTT: Liệt kê : “ ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.” - Tác dụng: + Làm cho câu văn sinh động, hấp dẫn, hình ảnh phong phú, gây ấn tượng. + Nhấn mạnh vấn đề ô nhiễm môi trường sống tồn tại ở nhiều dạng và là hiện tượng biến đổi khí hậu của toàn cầu. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng được cả thế giới quan tâm, chung tay hành động. + Thể hiện thái độ: Phê phán, lên án những hành động phá hoại môi trơừng thiên nhiên và kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, thiên nhiên. Câu 4. - Yêu thiên nhiên. - Bảo vệ môi trường, thiên nhiên. - Phê phán, tố cáo những hành động phá hoại môi trường, thiên nhiên hoặc tiếp tay phá hoại môi trường, thiên nhiên. II. LÀM VĂN ( 7 điểm) Câu 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT a. Hình thức, kĩ năng - Học sinh viết được một đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí theo đúng cấu trúc, đảm bảo dung lượng 200 chữ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lời văn trong sáng, ít lỗi chính tả - Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch b. Nội dung, kiến thức Đây là câu hỏi mở, GV cần linh hoạt khi cho điểm học sinh. Có thể gợi ý như sau: -Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. -Nói một cách cụ thể, thiên nhiên là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông -Thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, là nguồn sống vô tận của con người.
- -Cuộc sống của con người không thể thiếu thiên nhiên. Bởi thiên nhiên giúp con người có nơi ăn chốn ở, có nước, có không khí, có lương thực, thực phẩm để tồn tại phát triển. -Thiên nhiên trong sạch sẽ đem lại sự bình yên giúp con người sẽ cảm thấy sảng khoái, tâm hồn thư thái hơn, mọi lo toan ưu sầu có thể biến mất. Thiên nhiên là là người bạn tri âm, tri kỉ của con người, là nguồn sống bất tận. Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. Bởi bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Câu 2. *Về hình thức - Đảm bảo kĩ năng viết bài văn nghị luận: đủ 3 phần, xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng để giải thích rõ vấn đề. - Chữ viết sạch đẹp, khoa học, không mắc chính tả, dung từ đặt câu. *Về nội dung Mở bài - Câu tục ngữ là lời khuyên của ông cha muốn nói với con cháu phải biết kiên trì, nỗ lực thì mới thành công. Thân bài - Giải thích câu tục ngữ: · Chí": Tức là ý chí, nghị lực của con người. · "Nên": làm nên việc, ở đây là thành công mà con người đạt được trong cuộc sống. => "Có chí thì nên": Câu tục ngữ khuyên nhủ con người cần phải biết giữ vững ý chí, sự quyết tâm và lòng kiên trì để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. - Tại sao nói "có chí thì nên"? · Khi bạn có ý chí thì bạn sẽ có động lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong quá trình tiến bước tới thành công. · Có ý chí, có mơ ước làm "nên" thì sẽ biết tìm tòi, khám phá và biết vạch rõ con đường để tới được mục tiêu của mình. · Có ý chí thì sẽ có được sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực tới cùng để thực hiện mơ ước của mình. - Làm thế nào để thực hiện câu tục ngữ "Có chí thì nên"? · Phải xây dựng cho mình một mục tiêu phấn đấu. Có lý tưởng, có mơ ước thì mới bắt tay thực hiện giấc mơ của mình được.
- · Phải lập ra những kế hoạch nhỏ, những công việc nhỏ làm bước tiến dần tới mục tiêu lớn hơn cũng như tiến dần tới mơ ước của mình. · Phải luôn luôn tự mình nỗ lực trước mọi khó khăn sóng gió và thử thách, luôn kiên trì, quyết tâm thì sẽ thành công. - Dẫn chứng: · Trên thế giới: Nhà bác học Edison, Abraham Lincoln · Ở Việt Nam: Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh - Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mỗi người trong xã hội: Cần phải biết phấn đấu trong sự nghiệp học hành để lớn lên giúp ích cho xã hội. Kết bài: · Khẳng định lại bài học mà câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta. · Là thế hệ con cháu chúng ta cần làm gì cho xứng đáng với lời dạy của cha ông. ĐỀ THI SỐ 2 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới: Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người. Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi. Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội (Theo Thu Hạnh/TTXVN) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Đoạn trích trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã được học trong chương trình (Ngữ văn 7 tập 2- NXB GD). (1,0 điểm) Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu in đậm trên và cho biết công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,0 điểm)
- Câu 3: Nêu nội dung văn bản trên? (1,0 điểm) Câu 4: Từ nội dung văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân. (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7 điểm) Đề cao sự kiên trì nỗ lực đạt được thành công, nhân dân ta có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1 - Phương thức biểu đạt : Nghị luận - Gợi nhớ đến tác phẩm “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” tác giả Phạm Văn Đồng. Câu 2 - Trạng ngữ có trong câu in đậm là: “Lúc ở chiến khu” - Trạng ngữ chỉ nơi chốn Câu 3 - Nội dung văn bản : Sự giản dị, thanh bạch của Bác không thay đổi ăn vẫn đạm bạc, gọn gàng, mặc giản dị áo ka ki, dép cao su, đôi giày vải. Sinh hoạt của người cũng hết sức giản dị, sống hòa đồng cùng mọi người. Câu 4 - Học tập đức tính giản dị của Bác, không lãng phí, không xa hoa. - Kính trọng thương yêu Bác người hi sinh cả cuộc đời cho đất nước, vì cuộc sống ấm no của dân tộc. II. LÀM VĂN Mở bài Nêu vấn đề cần chứng minh +Trích dẫn lại câu tục ngữ. Thân bài a) Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo
- - Nghĩa bóng: Có ý chí, nghị lực, sự kiên trì thì khó khăn dù lớn đến mấy cũng có thể vượt qua. b) Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề (luận cứ): * Vì sao người xưa lại khuyên con cháu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”? - Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách. - Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì. - Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào. * Chứng minh (bằng những dẫn chứng thực tế): - Những người có ý chí, nghị lực, sự kiên trì đều thành công: - Dẫn chứng: + Trong nước: Xưa có Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát; nay thì có Bác Hồ; các cuộc khởi nghĩa trong lịch sử . + Ngoài nước: thì có Newton, Marie Curie, Edison, - Ý chí, nghị lực, sự kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được: - Dẫn chứng: + Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký. + Người mẫu mù Pa- đu- la. c) Bàn bạc, mở rộng, rút ra bài học nhận thức và hành động: - Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người. - Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công - Phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình Kết bài - Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ -Rút ra bài học cho bản thân mình ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
- Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “ Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm . Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.” (Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? Câu 2: Xác định nội dung của đoạn thơ? Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Câu 4: Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? II. LÀM VĂN (5 điểm) Chứng minh câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5đ Câu 2. - Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả. 0,5đ Câu 3. - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần. 0,5đ + So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi. 0,5đ
- - Tác dụng: Nhẫn mạnhtình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. 1đ Câu 4. - HS trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu) - HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân: + Vai trò của quê hương. + Giáo dục tình yêu quê hương. 2đ II. LÀM VĂN Chứng minh câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần chứng minh. 2. Thân bài a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ - "Uống nước" ở đây nghĩa là gì? + Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống. + Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại. - "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa: + Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước. + Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng. => Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ "Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát". b) Chứng minh: Tại sao ta phải uống nước nhớ nguồn? Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện: - Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết, ) - Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11, ) - Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ, ) c) Mở rộng vấn đề
- - Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc. - Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó. 3. Kết bài - Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ. - Nêu bài học cho bản thân. - Khái quát và mở rộng vấn đề