Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NỖI NIỀM VỚI MẸ MIỀN TRUNG

(…) Thương lắm mẹ miền Trung – mẹ tôi trong những ngày lũ lụt. Cái cột, cái kèo vẹo xiêu, cái thúng cái mủng nhẹ trôi chìm trong xoáy nước. Gia tài mẹ có gì nhiều nhặn đâu, tất cả đã dồn vào cho đàn con, tất cả đều chỉ ở cây cối quanh trong vườn. Những dây bầu dây bí, những cây chanh cây bưởi những luống rau khóm hành và rộng ra hơn là những vạt lúa uốn câu đang đòng đòng bén sữa - Sữa mẹ hay sữa lúa? Gia tài mẹ có gì đâu là mớ tép riu là con cá bống quẫy đuôi lách chách búng vào chiều lạnh để ăn cái đậm đà phù sa chân ruộng. Mẹ bòn mót chắt lọc để bữa cơm có thêm tiếng xuýt xoa hôi hổi nóng của bát canh rau tập tàng, để được mời lên đặt xuống. Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân cau giờ như ngấn lụt, ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân cây xoắn vào nhau bện thừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng. Chạn bếp, chạn gỗ có cao được thêm nữa đâu. Mái tranh ngấm mưa thì đã mục, mái ngói ngấm nước thì đã bục. Và mái trời đâu chỉ còn chở che mà xé toang mái rách, mà rạch đêm sấm chớp. Chỉ còn lại mái ấm cuộc đời, mái ấm tình người là muôn đời muôn thuở bền chặt…

(Trích tùy bút "Nỗi niềm với mẹ miền Trung" của Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự.

B. Biểu cảm.

C. Miêu tả.

D. Nghị luận.

Câu 2: Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với đối tượng nào?

A. Mẹ.

B. Bà.

C. Chị gái

D. Ba.

Câu 3: Trong các từ sau đây, đâu là từ ngữ địa phương thuộc miền Trung?

A. Mái tranh.

B. Cái mủng.

C. Cái cột.

D. Sợi dây trầu.

docx 16 trang Thái Bảo 02/07/2024 3500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_ket_noi_tri_thuc_va_c.docx

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM MÔN: NGỮ VĂN 7 KNTT (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 PHẦN I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NỖI NIỀM VỚI MẸ MIỀN TRUNG ( ) Thương lắm mẹ miền Trung – mẹ tôi trong những ngày lũ lụt. Cái cột, cái kèo vẹo xiêu, cái thúng cái mủng nhẹ trôi chìm trong xoáy nước. Gia tài mẹ có gì nhiều nhặn đâu, tất cả đã dồn vào cho đàn con, tất cả đều chỉ ở cây cối quanh trong vườn. Những dây bầu dây bí, những cây chanh cây bưởi những luống rau khóm hành và rộng ra hơn là những vạt lúa uốn câu đang đòng đòng bén sữa - Sữa mẹ hay sữa lúa? Gia tài mẹ có gì đâu là mớ tép riu là con cá bống quẫy đuôi lách chách búng vào chiều lạnh để ăn cái đậm đà phù sa chân ruộng. Mẹ bòn mót chắt lọc để bữa cơm có thêm tiếng xuýt xoa hôi hổi nóng của bát canh rau tập tàng, để được mời lên đặt xuống. Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân cau giờ như ngấn lụt, ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân cây xoắn vào nhau bện thừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng. Chạn bếp, chạn gỗ có cao được thêm nữa đâu. Mái tranh ngấm mưa thì đã mục, mái ngói ngấm nước thì đã bục. Và mái trời đâu chỉ còn chở che mà xé toang mái rách, mà rạch đêm sấm chớp. Chỉ còn lại mái ấm cuộc đời, mái ấm tình người là muôn đời muôn thuở bền chặt (Trích tùy bút "Nỗi niềm với mẹ miền Trung" của Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả.
  2. D. Nghị luận. Câu 2: Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với đối tượng nào? A. Mẹ. B. Bà. C. Chị gái D. Ba. Câu 3: Trong các từ sau đây, đâu là từ ngữ địa phương thuộc miền Trung? A. Mái tranh. B. Cái mủng. C. Cái cột. D. Sợi dây trầu. Câu 4: Đối tượng trong đoạn trích được tái hiện tập trung vào thời điểm nào? A. Những ngày nắng oi ả. B. Những ngày bình yên. C. Những ngày bão tố. D. Những ngày lũ lụt. Câu 5: Từ “mái” trong cụm từ “mái ấm cuộc đời, mái ấm tình người” được hiểu như thế nào? A. Phần che phủ phía trên cùng của ngôi nhà. B. Dụng cụ dùng để bơi thuyền, bằng gỗ, một đầu tròn, một đầu dẹp và rộng bản. C. Dùng để chỉ tình yêu thương, sự ấm áp. D. Thuộc giống cái, phân biệt với trống.
  3. Câu 6. Em hiểu gì về hoàn cảnh của mẹ qua câu văn: “Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân cau giờ như ngấn lụt, ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân cây xoắn vào nhau bện thừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng.”? A. Nghèo khó, gian khổ, phải đối diện với khó khăn, vất vả. B. Đáng thương, tội nghiệp. C. Đau khổ, bi kịch. D. Sóng gió, bấp bênh, không nơi nương tựa. Câu 7. Thông qua đoạn trích, người mẹ hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp nào? A. Cần cù, chịu thương, chịu khó. B. Tần tảo nuôi con. C. Giản dị, đôn hậu. D. Cả ba phương án trên đều đúng. Câu 8: Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu: “Thương lắm mẹ miền Trung - mẹ tôi trong những ngày lũ lụt.”? A. Để đánh dấu bộ phận, giải thích chú thích trong câu. B. Nối các từ nằm trong một liên danh. C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê. D. Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 9: Theo em, thông qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với “mẹ miền Trung”? Câu 10: Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung, em hãy thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về hình ảnh những người mẹ ở quê hương mình bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu). PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người thân mà em yêu quý.
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC-HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 I 8 D 0,5 HS có thể thể hiện suy nghĩ của mình, tuy nhiên có thể theo một số gợi ý sau: 1,0 - Tình yêu thương vô bờ bến với hình ảnh người mẹ. 9 - Lòng biết ơn sâu sắc cho những hi sinh, vất vả, cực nhọc của mẹ. - Niềm tự hào về mẹ, về mảnh đất miền Trung. HS thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ tốt đẹp, giàu tính nhân văn về hình 1,0 10 ảnh người mẹ gắn với quê hương mình, có thể theo một số gợi ý sau: yêu thương, tự hào, biết ơn, VIẾT: Cảm nghĩ của em về người thân mà em yêu quý. 4,0 II a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu đề bài: Viết bài văn biểu cảm về con người 0,25
  5. c. Nêu được cảm xúc của bản thân về người thân mà em yêu quý. HS có thể 3,0 trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu, cảm xúc chung về người thân mà em yêu quý nhất - Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em: + Nêu cảm nghĩ của em về ngoại hình của người thân + Nêu cảm nghĩ của em về và tính cách của người thân + Kỉ niệm sâu sắc của người thân đó đối với em. + Tình cảm của em đối với người thân mà em yêu quý. + Suy nghĩ, lời hứa hẹn. - Khẳng định lại tình cảm của em đối với người thân. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm tòi, phát hiện độc 0,25 đáo, mới lạ. Tổng cộng: 10 ĐỀ SỐ 2 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: MÙA XUÂN CỦA TÔI Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
  6. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . . Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống. Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa. Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa. Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. (Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mùa xuân của tôi” thuộc loại văn bản nào? A. Tản văn B. Truyện ngắn C. Tùy bút
  7. D. Hồi ký Câu 2: Vũ Bằng đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào? A. Đồng bằng Bắc bộ B. Duyên hải Nam trung bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Tây Nguyên Câu 3: Mùa xuân được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào? A. Thính giác, xúc giác, thị giác B. Thính giác, khứu giác, vị giác C. Thinh giác, xúc giác, vị giác D. Thính giác, khứu giác, xúc giác Câu 4: Vẻ đẹp của mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” được miêu tả như thế nào? A. Tươi tắn và sôi động B. Lạnh lẽo và u buồn C. Trong sáng và nồng cháy D. Se lạnh và ấm áp Câu 5: Đoạn trích “Mùa xuân của tôi”, nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân, được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của một người xa quê, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 6. Ý nghĩa của văn bản trên là gì?
  8. A. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước. B. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. C. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, tái hiện nỗi nhớ da diết của một người xa quê. D. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội - một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước. Câu 7: Trong câu văn: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [. . . ] trong văn bản “Mùa xuân của tôi”, từ "phong" có nghĩa là gì? A. Bọc kín. B. Oai phong. C. Cơn gió. D. Đẹp đẽ. Câu 8: Công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn sau: Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng A. Còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Thể hiện chỗ lời bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. Câu 9: Qua văn bản trên, em hãy nêu những đặc trưng khi mùa xuân về trên quê hương em? Câu 10: Em thường làm gì để cùng gia đình đón Tết vui vẻ? (Hãy nêu ít nhất 02 việc) PHẦN II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.
  9. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 I 5 A 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 A 0,5 9 HS trả lời được những nét đặc trưng khi mùa xuân đến ở nơi mình sinh sống. 1,0 10 HS nêu được ít nhất 02 việc làm phụ giúp ba mẹ chuẩn bị đón Tết vui vẻ. 1,0 VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài 0,25 triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân về đặc điểm một nhân 0,25 vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. II c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 2. 5
  10. - Giới thiệu nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - Phân tích đặc điểm của nhân vật văn học (ngoại hình, tính cách, hành động, ). - Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật. - Khẳng định lại ý kiến nhận xét về nhân vật văn học, nêu cảm nghĩ về nhân vật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ, dẫn chừng phù hợp. 0,5 ĐỀ SỐ 3 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức. Nghĩ giờ này ở quê Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con
  11. Em thì chăm đàn ngan Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Mua cá về nấu chua Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. Tác giả: Đặng Hiển. (Trích Hồ trong mây) Thực hiện các yêu cầu sau đây: Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ bốn chữ C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do Câu 2. Ý nào sau đây nêu lên đặc điểm của thể thơ năm chữ ? A. Mỗi dòng thơ có năm chữ, không giới hạn số câu. B. Mỗi dòng thơ có năm chữ, có giới hạn số câu. C. Mỗi dòng thơ có bốn chữ, không giới hạn số câu. D. Mỗi dòng thơ có bốn chữ, có giới hạn số câu. Câu 3. Trong bài thơ trên có mấy số từ? A. Một
  12. B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì? A. Tình cảm yêu thương và nhớ mong mẹ. B. Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ. C. Niềm vui sướng khi có mẹ bên cạnh. D. Cô đơn, trống vắng khi mẹ vắng nhà. Câu 5. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về? A. Mấy ngày mẹ về quê B. Thế rồi cơn bão qua C. Bầu trời xanh trở lại D. Mẹ về như nắng mới Câu 6. Chủ đề của bài thơ này là gì? A. Vai trò của người mẹ và tình cảm gia đình. B. Tình cảm nhớ thương của con dành cho mẹ. C. Ca ngợi đức hạnh người phụ nữ Việt Nam. D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. Câu 7. Bài thơ ca ngợi ai, về điều gì ? A. Ca ngợi trách nhiệm nặng nề của người mẹ trong gia đình B. Ca ngợi đức hi sinh và tình yêu thương của mẹ.
  13. C. Ca ngợi sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ của người mẹ. D. Ca ngợi tình cảm của những người thân trong gia đình. Câu 8. Câu thơ nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Cơn mưa dài chặn lối. B. Bố đội nón đi chợ. C. Mẹ về như nắng mới. D. Mẹ cũng không ngủ được Câu 9. Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối. Câu 10. Hãy rút ra bài học sau khi đọc bài thơ. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 D 0,5
  14. 6 A 0,5 7 B 0,5 8 C 0,5 - HS nêu cảm nhận của mình về hình ảnh trong hai dòng cuối của bài thơ. Gợi 9 1,0 ý: Mẹ trở về làm cả ngôi nhà toả rạng ánh sáng của niềm vui, niềm hạnh phúc. - HS nêu được bài học từ ý nghĩa của bài thơ. 10 1,0 Gợi ý: L òng biết ơn người mẹ đã hi sinh cho gia đình; biết đoàn kết giúp đỡ anh chị em khi gia đình gặp khó khăn. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài nêu được đối tượng biểu cảm là người thân trong gia đình và ấn tượng ban đầu về người đó. Thân bài nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm trong 0,25 em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nghĩ về một người thân. 0,25 c. Cảm nghĩ về người thân. * Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó. * Biểu cảm về người thân: 2.5 - Nét nổi bật về ngoại hình. - Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh. * Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó.
  15. * Tình cảm của em với người thân. - Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình . d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5 đối tượng biểu cảm.