Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đào Duy Từ (Có đáp án)
Phần I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Ngữ văn 7, tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 3. Cho biết câu: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng để thấy” được rút gọn thành phần nào?
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_ket_noi_tri_thuc_va_c.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đào Duy Từ (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY TỪ ĐỀ THI GIỮA HK 2 MÔN: NGỮ VĂN 7 KNTT NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Ngữ văn 7, tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu 3. Cho biết câu: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng để thấy” được rút gọn thành phần nào? Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Phần II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: Từ nội dung phần Đọc hiểu viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay. Câu 2: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU
- Câu 1. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta * Cách giải: - Tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả: Hồ Chí Minh - Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2. * Phương pháp: Căn cứ vào bài “Liệt kê” * Cách giải: - Liệt kê: giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo; công việc yêu nước, công việc kháng chiến. - Tác dụng: nhấn mạnh sự quan tâm, cảm xúc của người viết về tinh thần yêu nước của nhân dân. Câu 3. * Phương pháp: Căn cứ vào bài “Câu rút gọn”. * Cách giải: - Câu văn trên được rút gọn thành phần chủ ngữ. Câu 4. * Phương pháp: Đọc kĩ nội dung đoạn trích. * Cách giải: - Nội dung: Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng. Phần II. LÀM VĂN Câu 1. * Phương pháp: - Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. * Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Đoạn văn khoảng 7 – 8 câu, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.
- - Về kiến thức: + Giới thiệu, đề cập vấn đề: tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay. + Giải thích: Tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương và tinh thần sẵn sàng cống hiến, chiến đấu và xây dựng đất nước. + Biểu hiện của tinh thần yêu nước ngày nay: • Yêu tất cả những gì tốt đẹp của cuộc sống: yêu thiên nhiên, bầu trời, động vật, cỏ cây • Nhân dân các tầng lớp hăng say lao động cống hiến. • Học sinh sinh viên tích cực ngày đêm học tập, rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất để xây dựng một đất nước vững mạnh hơn trong tương lai. + Liên hệ bản thân: cố gắng rèn luyện đạo đức và trí tuệ để sau này trở thành một công dân tốt cống hiến cho đất nước. Câu 2. * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: I. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”. II. Thân bài 1. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi” - Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức. - Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- - Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội. 2. Ý nghĩa của việc “Học, học nữa, học mãi” - Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội - Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội. - Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học. 3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học - Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội, . - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc, . - Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể. 4. Nêu những lối học sai lầm - Học tủ, học vẹt, . - Học vì lợi ích - Học vì ép buột III. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ về “Học, học nữa, học mãi”. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (3 điểm) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn. c. Chỉ ra hình ảnh đặc sắc trong đoạn văn và tác dụng của việc sử dụng hình ảnh đó. d. Nêu những việc học sinh nên làm để thể hiện lòng yêu nước trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước.
- Câu 2: (2 điểm) a. Thế nào là rút gọn câu? Mục đích của rút gọn câu là gì? b. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích đã in nghiêng ở câu hỏi 1. Chỉ ra thành phần đã được rút gọn trong câu vừa xác định. Câu 3: (5 điểm) "Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1. a. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta * Cách giải: - Tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Tác giả: Hồ Chí Minh b. * Phương pháp: Đọc kĩ nội dung đoạn trích. * Cách giải: - Nội dung: Đoạn trích khẳng định phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng. c. * Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và rút ra hình ảnh đặc sắc. * Cách giải: - Hình ảnh đặc sắc: “thứ của quý”. - Tác dụng: so sánh “tinh thần yêu nước” giống như “cái thứ của quý” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng và sự quý giá của tinh thần yêu nước. d.
- * Phương pháp: Suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của cá nhân. * Cách giải: - Ra sức học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân. - Thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông đó là làm giàu cho đất nước, cho xã hội. - Yêu và trân quý tất cả những thứ nhỏ bé xung quanh: dòng sông, con đường, biển cả những tài sản của đất nước. - Luôn yêu quý đồng bào, giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Câu 2. a. * Phương pháp: Căn cứ vào bài “Rút gọn câu”. * Cách giải: - Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần của câu (lược bỏ chủ ngữ hoặc vị ngữ). - Mục đích rút gọn câu: + Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). b. * Phương pháp: Căn cứ vào bài “Rút gọn câu”. * Cách giải: - Câu rút gọn: + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. - Thành phần rút gọn: chủ ngữ. Câu 3. * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng thao tác lập luận phân tích, bàn luận, ) để tạo lập văn bản nghị luận xã hội.
- * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Tình thương người, lòng tương thân tương ái là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Nhiễu điều ” đã cho chúng ta một bài học quý giá về truyền thống đạo đức này. 2. Thân bài: a. Giải thích - Nghĩa đen: + Nhiễu điều: tấm vải lụa tơ mềm, mịn, có màu đỏ + giá gương: Giá để gương soi + phủ: phủ lên, trùm lên ⇒ Nhiễu điều và giá gương nếu để riêng lẻ từng thứ một thì chỉ là những vật bình thường không liên quan đến nhau, nhưng khi đặt tấm nhiễu điều vào giá gương thì cả 2 đều nâng nhau lên, trở thành vật đẹp đẽ và sang trọng. - “Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Đây là lời răn dạy trực tiếp của ông cha ta: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. - Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. b. Chứng minh - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. - Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường, thì đều là con cháu Rồng Tiên, mang trong mình dòng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước.
- - Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm. (Dẫn chứng: cả nước hướng về đồng bào miền Trung) - Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đoàn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, sai trái, và chính những lỗ hỏng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước. c. Bài học rút ra - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Mỗi người cần tạo cho mình lối sống cao đẹp này bằng các hạnh động cụ thể như chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, d. Mở rộng vấn đề - Lên án một bộ phận người vẫn còn sống ích kỉ, vụ lợi, tư lợi, vô cảm, sống cô lập mình với xã hội. Đó đều là những “con sâu bỏ dầu nồi canh”, ngăn chặn sự phát triển của đất nước. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Cho đến ngày nay, câu ca dao vẫn luôn là bài học quý giá được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống, lối sống cao đẹp của dân tộc. ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2) Câu 1: Đoạn văn được trích từ văn bản nào?
- Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 3: Em hiểu nội dung chính của đoạn trích trên như thế nào? Câu 4: Qua nội dung đoạn văn, em học tập được điều gì từ đức tính của Bác? II. PHẦN TIẾNG VIỆT Cho đoạn thơ: Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! (Theo Tố Hữu, Trích Người con gái Việt Nam) Câu 1: Chỉ và gọi tên biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất có trong đoạn thơ. Câu 2: Cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật vừa tìm được trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ. III. PHẦN LÀM VĂN Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa câu ca dao trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Câu 1. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ. * Cách giải: - Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ. Câu 2. * Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)
- * Cách giải: - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. Câu 3. * Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích. * Cách giải: - Nội dung: sự giản dị của Bác trong lối sống sinh hoạt. Câu 4. * Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và rút ra bài học. * Cách giải: Qua nội dung đoạn văn, em học tập được lối sống giản dị, tiết kiệm và hài hòa với thiên nhiên từ Bác. II. PHẦN TIẾNG VIỆT Câu 1. * Phương pháp: Căn cứ vào bài học Liệt kê. * Cách giải: - Biện pháp tiêu biểu: liệt kê. - Các chi tiết liệt kê trong đoạn: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung (liệt kê các hình thức tra tấn dã man của bọn giặc đối với các chiến sĩ của ta). Câu 2. * Phương pháp: Căn cứ vào bài học Liệt kê. * Cách giải: - Tác dụng: + Làm cho câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, tăng giá trị biểu đạt. + Nhấn mạnh sự kiên cường của đồng chí anh hùng cách mạng, dù bị bao hình thức tra tấn vẫn không sờn lòng và đầu hàng giặc. III. PHẦN LÀM VĂN * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng thao tác lập luận phân tích, bàn luận, ) để tạo lập văn bản nghị luận xã hội.
- * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Tình thương người, lòng tương thân tương ái là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Nhiễu điều ” đã cho chúng ta một bài học quý giá về truyền thống đạo đức này. 2. Thân bài: a. Giải thích - Nghĩa đen: + Nhiễu điều: tấm vải lụa tơ mềm, mịn, có màu đỏ + giá gương: Giá để gương soi + phủ: phủ lên, trùm lên ⇒ Nhiễu điều và giá gương nếu để riêng lẻ từng thứ một thì chỉ là những vật bình thường không liên quan đến nhau, nhưng khi đặt tấm nhiễu điều vào giá gương thì cả 2 đều nâng nhau lên, trở thành vật đẹp đẽ và sang trọng. - “Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Đây là lời răn dạy trực tiếp của ông cha ta: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. - Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. b. Chứng minh - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. - Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường, thì đều là con cháu Rồng Tiên, mang trong mình dòng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước.
- - Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm. (Dẫn chứng: cả nước hướng về đồng bào miền Trung) - Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đoàn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, sai trái, và chính những lỗ hỏng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước. c. Bài học rút ra - Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Mỗi người cần tạo cho mình lối sống cao đẹp này bằng các hạnh động cụ thể như chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, d. Mở rộng vấn đề - Lên án một bộ phận người vẫn còn sống ích kỉ, vụ lợi, tư lợi, vô cảm, sống cô lập mình với xã hội. Đó đều là những “con sâu bỏ dầu nồi canh”, ngăn chặn sự phát triển của đất nước. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Cho đến ngày nay, câu ca dao vẫn luôn là bài học quý giá được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống, lối sống cao đẹp của dân tộc. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (2 điếm) Trạng ngữ và vai trò của trạng ngữ trong câu? Em hãy cho biết những dấu hiệu để nhận biết trạng ngữ. Câu 2: Xác định và phân loại trạng ngữ trong đoạn văn sau: Cơn gió mùa hè lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về cùa một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp dầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy các mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái cỏ xanh khi có một giọt sữa trắng tlìơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại. bỏng Lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời. (Thạch Lam)
- HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1: - Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thảnh phần chính về nơi chôn, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, điều kiện - Các dấu hiệu nhận diện trạng ngữ. - Ví trí: trạng ngữ có thế đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. - Dấu hiệu khác: giữa trạng ngừ và thành phần chính của câu thường được tách biệt bằng dấu phẩy khi viết, bằng quãng ngắt hơi khi nói. Câu 2: Nhận diện và phân loại trạng ngữ trong đoạn văn đã cho - Trạng ngữ chỉ thời gian: Như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. - Trạng ngữ chỉ nơi chốn: + Khi đi qua nhừng cánh đồng xanh + Trong cái vỏ xanh kia + Dưới ánh nắng - Trạng ngữ chí cách thức, phương tiện: Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây. ĐỀ SỐ 5 Câu 1. (5 điểm) Sau khi học xong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Chủ tịch Hồ Chí Minli), em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân ta? Câu 2. (5 điểm) Hãy lập dàn ý cho đề văn: Sách là người bạn lớn của con người. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
- Câu 1. Đối với câu hỏi này, đòi hỏi các em hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản, từ đó liên hệ với bản thân để có suy nghĩ và hành động đúng. Mỗi chúng ta, dù ở địa vị, tuổi tác nào cũng phải làm những việc thiết thực nhất để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. - Bác Hồ có dạy thiếu niên và nhi đồng là tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. - Các em sẽ tham gia những buổi ngoại khóa nói về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. - Tham gia tích cực vào việc lao động, thăm viếng các anh hùng liệt sĩ đã ngă xuống vì độc lập dân tộc; thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Tìm hiệu để thông tường lịch sử của dân ta. “Dân ta phải biết sử ta” - Tham gia các bài viết tìm hiểu về anh bộ đội Cụ Hồ nhân ngày 22 tháng l2 hàng năm. - Ra sức học hành, tu dưỡng, rèn đức, luyện tài để trở thành công dân có ích cho xã hội, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, nối tiếp truyền thống yêu nước của dân tộc. Thiết nghĩ là những việc làm thiết thực, cụ thế sẽ góp phần giữ gìn, phát huy truyền thông yêu nước của dân tộc. Câu 2. Mỗi em có thế xây dựng cho mình một dàn ý căn cứ vào yêu cầu của đề. Dàn ý tham khảo 1. Mở bài: Giới thiệu sách là kho báu về tri thức của nhân loại. Sách không chỉ giúp con người hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh mà còn rèn luyện tâm hồn, lối sống đẹp. 2. Thân bài: Xây dựng luận điểm, luận chứng - Sách khám phá hiện thực cuộc sống + Vẻ đẹp thiên nhiên bí ẩn, kì thú. + Hiểu biết lịch sử xã hội, hình thành nhân cách con người. - Sách cung cấp tri thức khoa học tự nhiên, xã hội, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đất nước, con người. - Mỗi người phải biết quý trọng, giữ gìn sách. 3. Kết bài: ích lợi của việc đọc sách.