Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Tạ Quang Bửu (Có đáp án)
Câu 1.
a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì?
b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào?
Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các khóm hoa.
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn.
c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”
Câu 3. Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_canh_dieu_nam_hoc_202.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Tạ Quang Bửu (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS TẠ QUANG BỬU ĐỀ THI GIỮA HK 2 MÔN: NGỮ VĂN 7 CD NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1. a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì? b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào? Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các khóm hoa. Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần” a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn. c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.” Câu 3. Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: a. HS nêu được khái niệm câu rút gọn: - Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu , tạo thành câu rút gọn. Người ta rút gọn câu nhằm mục đích: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) b. HS xác định được câu rút gọn trong các câu văn:
- + Mơn man khắp cánh đồng. Rút gọn là thành phần CN + Làm lay động các khóm hoa. Rút gọn là thành phần CN Câu 2: a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Ý nghĩ văn chương”. Tác giả: Hoài Thanh b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Các từ láy có trong đoạn văn: phù phiếm, thâm trầm, rộng rãi. c. Học sinh giải thích ngắn gọn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: - Con người ai cũng có những tình cảm thông thường như: yêu, ghét, vui, buồn ngoài những tình cảm đó còn có những tình cảm khác lạ.Văn chương sẽ bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ đó.Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. - Con người nói chung có những tình cảm thông thường, nhưng qua những tác phẩm văn chương sẽ luyện những tình cảm này thêm sâu sắc. Câu 3: HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau: a. Mở bài: (0,5 điểm) Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.- Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. b. Thân bài: Giải thích câu tục ngữ - Thất bại là khi con người không đạt được mục đích của mình. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần thất bại trong công việc. Công việc càng khó, khả năng thất bại càng cao. - Tuy nhiên, có thất bại thì ta có kinh nghiệm. Mỗi lần thất bại là mỗi lần rút ra bài học để sửa đổi (lối suy nghĩ, cách làm việc ), từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công. - Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công. * Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công: - Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục. - Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.
- - Con người có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại. Một phát minh khoa học bao giờ cũng phải trải qua nhiều lần thất bại. Một người thành đạt thường đi lên từ những bước gian khổ, thậm chí có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua. - Thành công có được sau những thất bại thường có giá trị chắc chắn, vững bền, đem lại cảm giác hạnh phúc thực sự cho con người - Một học sinh vật vã trước một bài toán khó và cuối cùng cũng tìm ra lời giải Trong cổ tích, những nhân vật bất hạnh thường trải qua nhiều thử thách, cay đắng rồi mới tìm được hạnh phúc * Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục. - Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm - Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu c. Kết bài: Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công. - Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công. ĐỀ SỐ 2 Phần I: (2 điểm) Mức độ nhận biết: Đọc kĩ các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi: - Một mặt người bằng mười mặt của. - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Thương người như thể thương thân. - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 1. (1 điểm) Các câu tục ngữ trên thuộc dòng văn học nào ? Viết theo chủ đề gì ? - Dòng văn học: - Chủ đề: 2. (1 điểm) Những phép tu từ nào được sử dụng trong các câu tục ngữ trên ?. Phần II: (2 điểm) Mức độ thông hiểu: 1. (1 điểm) Giải thích nghĩa câu tục ngữ:“Đói cho sạch, rách cho thơm”
- 2. (1 điểm) Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu vừa được giải thích ở trên. Phần III: (2 điểm) Mức độ vận dụng thấp: Mượn câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, người xưa muốn khuyên bảo chúng ta điều gì? Hãy nêu những biểu hiện (hành động) của học sinh trong việc thực hiện ý nghĩa câu tục ngữ trên. Phần IV: (4 điểm) Mức độ vận dụng cao: Viết một đoạn văn ngắn(từ 6 đến 8 câu)trình bày những hiểu biết của em về sự giản dị của Bác Hồ qua bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: 1. (1 điểm) - Dòng văn học dân gian: ” 0,5 đ - Chủ đề:Con người và xã hội ” 0,5 đ 2. (1 điểm) – Phép tu từ : So sánh (0,5 đ), ẩn dụ (0,5 đ) Phần II: 1. (1 điểm) - Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn sạch (0,25 đ), dù rách vẫn phải thơm tho (0,25 đ). - Nghĩa bóng: Dù sống trong hoàn cảnh vất vả, khó khăn cũng phải (nhớ, biết, nên ) giữ phẩm chất tốt đẹp (0,5đ) 2. (1 điểm) - Giấy rách phải giữ lấy lề. (1 đ) “Học sinh có thể tìm câu tục ngữ khác nhưng thể hiện đúng nội dung yêu cầu vẫn được điểm tối đa. Phần III: - Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”: phải biết thương yêu người khác / như thương chính bản thân mình. (“Mỗi ý 0,5 đ ) - Học sinh tìm được 4 biểu hiện (hành động):Mỗi biểu hiện (hành động) hợp lí ” 0,25 đ
- (VD: Giúp đỡ những bạn khó khăn, những người cơ nhỡ, tham gia các phong trào giúp bạn vượt khó, giúp bạn vùng sâu vùng xa ) Phần IV: (4 điểm) Mức độ vận dụng cao: - Hình thức: Học sinh viết dược đoạn văn từ 6 đến 8 câu. Các câu cần có sự liên kết. - Nội dung: + Giới thiệu tên văn bản, tên tác giả, nhân vật cần cảm nhận và vấn đề cảm nhận (theo yêu cầu đề) + Nêu được những mặt giản dị của Bác: trong lối sống hàng ngày, cách nói,viết (có kèm dẫn chứng theo nội dung bài viết của tác giả Phạm Văn Đồng ) + Lòng kính yêu, khâm phục Bác + Liên hệ bản thân: học tập ở Bác ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) 1. Từ nào có nghĩa là Dòng sông phía trước? A. Tam thiên. B. Tử yên. C. Tiền Xuyên. D. Cửu thiên. 2. Nỗi bất hạnh của bé Thuỷ trong truyện ”Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì? A. Xa người anh trai thân nhất. B. Xa ngôi nhà tuổi thơ. C. Không được tiếp tục đến trường. D. Tất cả các phương án trên. 3. Bài ”Qua Đèo Ngang” thuộc thể thơ nào? A. Song thất lục bát. B. Thất ngôn bát cú. C. Lục bát. D. Ngũ ngôn.
- 4. Cảnh ” Qua Đèo Ngang” được miêu tả trong thời điểm: A. Buổi trưa. B. chiều tà. C. Ban mai. D. Đêm khuya. 5. Xác định biện pháp nghệ thuật trong câu thơ sau: ”Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.” A. Đảo ngữ. B. Nhân hoá. C. So sánh. D. Điệp ngữ. 6. Thể thơ của bài ”Bạn đến chơi nhà” giống với thể thơ bài nào sau đây? A. Bài ca Côn Sơn. B. Qua Đèo Ngang. C. Sông núi nước Nam. D. Sau phút chia li. 7. Bài thơ ”Bạn đến chơi nhà” của tác giả nào? A. Nguyễn Trãi. B. Nguyễn Du. C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Nguyễn Khuyến. 8. Bài thơ “Cảnh khuya” được Bác Hồ viết ở đâu? A. Miền Bắc. B. Hà Nội. C. Việt Bắc. D. Tây Bắc.
- II. Tự luận: (8,0 điểm) 1. Nội dung của bài thơ ”Qua đèo ngang” là gì? (3,0 đ) 2. Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ ”Bạn đến chơi nhà” (5,0 đ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm: (2,0 đ) (mỗi ý 0.25 đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 C D B B A C D A II. Tự luận: (8,0 đ) 1: (3,0 đ) - Bài thơ biểu hiện cảnh ĐN buổi chiều tà; hoang sơ trống vắng. (2 đ) - Tâm trạng bâng khuâng, buồn. (1 đ) 2: (5,0 đ) a. GT chung về bài thơ và tác giả. (0.5 đ) b. Nêu cảm nghĩ về bài thơ qua các ý: - Khách đã lâu mới đến chơi. - Không có trẻ để sai bảo. - Không gần chợ để mua các thứ. - Không chài lưới được cá. -> Tác giả chốt lại câu cuối để thể hiện tình bạn rất thắm thiết, vượt lên trên mọi lễ nghi, vật chất. c. Nhận xét chung (0.5 đ) ĐỀ SỐ 4 Câu 1: Nêu ý nghĩa của văn bản “Ý nghĩa của văn chương” Câu 2: Nêu nghệ thuật văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” Câu 3: Nêu nghệ thuật văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
- Câu 1: Ý nghĩa văn bản “Ý nghĩa văn chương” “ Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương Câu 2: Nghệ thuật văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” : Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc có sức thuyết phục. Lập luận theo trình tự hợp lí Câu 3: Nghệ thuật văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta: -Xây dựng luận điểm ngắn gọn xúc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện tiêu biểu chọn lọc theo các phương diện. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh. Sử dụng biện pháp liệt kê. ĐỀ SỐ 5 Câu 1 (2,0 điểm). a) Thế nào là câu chủ động, câu bị động? b) Cho câu chủ động sau, hãy chuyển thành hai câu bị động tương ứng theo hai cách đã học? Một hoạ sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV. Câu 2 (3,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24) a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào? Câu 3 (5,0 điểm). Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1: a. HS trình bày được khái niệm câu chủ động, câu bị động: - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
- - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). b. HS chuyển câu chủ động đã cho thành câu bị động theo hai cách: - Cách 1: Bức tranh này đã được một hoạ sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV. - Cách 2: Bức tranh này (đã) vẽ vào thế kỉ XV. Câu 2. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Tác giả: Hồ Chí Minh b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận c. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta. Câu 3. a. Yêu cầu về hình thức: (1 điểm) - Làm đúng kiểu bài: Lập luận giải thích - Biết vận dụng các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích. - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. b. Yêu cầu về nội dung: (4 điểm) - HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau: a) Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần giải thích. - Trích dẫn câu tục ngữ. b) Thân bài: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (3,0 điểm) * Giải thích: + Nghĩa đen: • “Lá lành”: là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. • “Lá rách”: là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, không lành lặn. => Khi gói bánh nếu bọc lá lành ở bên ngoài, lá rách ở bên trong thì ta tận dụng được cả lá rách mà trông chiếc bánh vẫn đẹp. + Nghĩa bóng: • “Lá lành”: Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc
- • Lá rách”: Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, kém may mắn -“Đùm”: bao bọc, che chở, bảo vệ. => Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” khuyên nhủ mọi người phải biết yêu thương đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ chia sẻ, đùm bọc đồng loại nhất là những người có hoàn cảnh éo le, kém may mắn * Vì sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải “lá lành đùm lá rách”? - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn (khi gặp thiên tai, địch hoạ, lúc hoạn nạn ốm đau ) vì thế con người phải biết nương tựa vào nhau để vượt qua. - Mọi người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau sẽ cho ta thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn. - Thực tế đã cho thấy, nhờ có tinh thần lá lành đùm lá rách đã giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách; giúp dân tộc ta đánh thắng mọi thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập (dẫn chứng) * Cần làm gì để thực hiện lời dạy của câu tục ngữ? - Lòng nhân ái phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng. - Tinh thần tương thân tương ái phải được thể hiện ở những việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh (liên hệ những việc làm cụ thể của HS: phong trào góp quần áo, sách vở ủng hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù .) c) Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định quan niệm sống đúng đắn của câu tục ngữ, mỗi người cần phải học tập và phát huy. - Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ Tình cảm tương thân tương ái là một đặc điểm nổi bật trong quan niệm sống của người xưa. Bên cạnh những câu tục ngữ ca dao thông dụng như: Thương người như thể thương thân, Nhiễu điều phủ lấy giá gương Nhân dân ta vẫn thường nhắc nhở nhau “lá lành đùm lá rách”. Đó là những bài học đạo lý làm người của những người cùng trong một nước, phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.