Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
“THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC CỦA MỌI THÓI XẤU
Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.
Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam.
Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.
Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.
Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.
Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn... tất cả đều phát sinh từ tham lam.
Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.
(Trích Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Dân trí)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Ở văn bản trên, tác giả cho ta thấy những kẻ ôm ấp lòng tham có đem lại lợi ích cho xã hội không?
A. Có
B. Không
Câu 2: Câu “Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam” có mấy phó từ?
A. 1 phó từ
B. 2 phó từ
C. 3 phó từ
D. 4 phó từ
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_canh_dieu_nam_hoc_202.docx
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)
- ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ MÔN: NGỮ VĂN 7 CD (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: “THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC CỦA MỌI THÓI XẤU Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu. Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam. Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội. Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng. Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam. Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn tất cả đều phát sinh từ tham lam.
- Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người. (Trích Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Dân trí) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Ở văn bản trên, tác giả cho ta thấy những kẻ ôm ấp lòng tham có đem lại lợi ích cho xã hội không? A. Có B. Không Câu 2: Câu “Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam” có mấy phó từ? A. 1 phó từ B. 2 phó từ C. 3 phó từ D. 4 phó từ Câu 3: Câu “Trên phạm vi quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” có trạng ngữ không? A. Có B. Không Câu 4: Đoạn văn “Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.” sử dụng phép liên kết nào? A. Phép liên tưởng B. Phép thế C. Phép lặp D. Phép nối
- Câu 5: Câu “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc” có mấy số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 6: Trong văn bản trên, hành vi của kẻ tham lam được thể hiện qua những đâu? A. Mưu mô, gian dối,lừa đảo, thường xuyên không nói đúng sự thật B. Thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, C. Thường lấy đồ của người khác khi họ không để ý làm của riêng cho mình. D. Hay kết bè phái để chia rẽ, kéo cánh, làm những việc trái với lương tâm. Câu 7: Vấn đề bàn luận trong văn bản trên là gì? A. Bàn về lòng nhân ái B. Bàn về tính trung thực C. Bàn về lòng khiêm tốn D. Bàn về tính tham lam Câu 8: Trong đoạn văn “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.”, tác giả đã dùng phép lập luận nào? A. Giải thích B. Đối chiếu C. So sánh D. Phản đề
- Câu 9: Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 10: Em có đồng ý với suy nghĩ của tác giả “Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn bàn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 I 5 A 0,5 6 B 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 9 HS nêu được bài học phù hợp cho bản thân. 1,0
- HS nêu được ý kiến của mình sao cho phù hợp. Lí giải hợp lí (phù hợp với 10 1,0 chuẩn mực đạo đức) VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài 0,25 triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân đối với hiện tượng một 0,25 vấn đề mà em quan tâm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt 2.5 chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: a. Nêu vấn đề: II b. Triển khai vấn đề: - Thực trạng của vấn đề - Nguyên nhân của vấn đề - Tác hại của vấn đề - Một số giải pháp c. Kết thúc vấn đề. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt 0,5 mới mẻ.
- ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. (Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.) Câu 1. Truyện Con lừa và bác nông dân thuộc thể loại nào? A. Truyện thần thoại. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyền thuyết. D. Truyện cổ tích. Câu 2. Trong đoạn 1 con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào? A. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng. B. Đang làm việc quanh cái giếng . C. Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người. D. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng.
- Câu 3. Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã làm gì? A. Ra sức kéo con lừa lên. B. Động viên và trò chuyện với con lừa. C. Ông nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng. D. Ông nhờ hàng xóm cùng giúp sức kéo con lừa lên. Câu 4. Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì ? Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì A. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng. C. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm D. Thể hiện sự bất ngờ. Câu 5. Vì sao bác nông dân quyết định chôn sống chú lừa? A.Vì ông thấy phải mất nhiều công sức để kéo chú lừa lên. B. Vì ông không thích chú lừa . C. Ông nghĩ con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. D. Ông không muốn mọi người phải nghe tiếng kêu la của chú lừa. Câu 6. Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì? A. Những nặng nhọc, mệt mỏi. B. Những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
- C. Là hình ảnh lao động . D. Là sự chôn vùi, áp bức. Câu 7. Vì sao chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng? A. Ông chủ cứu chú lừa. B. Chú biết giũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi. C. Chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra. D. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra. Câu 8. Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của chú lừa? A. Nhút nhát, sợ chết. B. Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh. C. Yếu đuối. D. Nóng vội nhưng dũng cảm. Câu 9. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa? Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 I 1 B 0,5
- 2 A 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 - HS nêu được : - Người nông dân: Lúc đầu định giúp lừa ra khỏi giếng, nhưng sau nghĩ lừa già và cái giếng cũng cần được lấp. Vì thế, nhanh chóng buông xuôi, bỏ cuộc. 9 1,0 - Con lừa: Lúc đầu kêu la thảm thiết muốn thoát khỏi giếng nhưng rồi đã khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp nó thoát ra khỏi cái giếng. Bài học rút ra: VD: Trong bất cứ hoàn cảnh (khó khăn, thử thách nào trong cuộc sông), sự hi vọng, dũng cảm, nỗ lực sẽ đem đến cho chúng ta sức mạnh vì: 10 - Hi vọng giúp chúng ta có tinh thần lạc quan, xóa đi mệt mỏi. 1,0 - Giúp chúng ta tìm ra cách giải quyết, là động lực giúp chúng ta vượt quan những khó khăn, thử thách Hoặc: Sự ứng biến trong mọi hoàn cảnh II VIẾT 4,0
- a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về 0,25 trải nghiệm là sự cần thiết cho giới trẻ hôm nay. c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận: HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng 0,5 cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. - Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống) - Bình luận và chứng minh về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của trải nghiệm đối với cuộc sống của con người đặc biệt là tuổi trẻ. (Hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực, biết yêu thương, quan tâm chia sẻ Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn, sáng suốt ; Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực (dẫn 2.5 chứng) ). - Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ động, ỷ lại, nhàm chán, vô ích, đắm chìm trong thế giới ảo (game), các tệ nạn - Bài học rút ra: Vai trò to lớn, cần thiết, có lối sống tích cực, có trải nghiệm để bản thân trưởng thành, sống đẹp - Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày 0,25 tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
- ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: NGƯỜI ĂN XIN Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. (Theo Tuốc-ghê-nhép) Câu 1. Văn bản “Người ăn xin” thuộc kiểu loại văn bản nào? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 2. Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào? A. Đôi môi tái nhợt.
- B. Đôi mắt đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. C. Áo quần tả tơi thảm hại. D. Người ăn xin già lọm khọm. Câu 3. Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào? A. Lục túi và quyết định tặng ông ổ bánh mì mình vừa mua. B. Lục túi và cho ông số tiền xu trong túi. C. Xua tay và nói: "Cháu chẳng có gì để cho ông hết!" D. Lục hết túi nọ túi kia nhưng chẳng có gì để cho ông lão. Câu 4. Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ điều gì? A. Cậu bé rất thương ông lão ăn xin B. Cậu bé rất sợ ông lão ăn xin. C. Cậu bé không thích giúp đỡ ông lão ăn xin. D. Cậu bé rất ghét ông lão ăn xin. Câu 5. Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì? A. Một chút bánh mì và thức ăn. B. Sự thông cảm và kính trọng. C. Một lời xin lỗi mong ông đừng giận. D. Một chút tiền lẻ để mua áo ấm. Câu 6. Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra, mình đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin? A. Cậu nhận được sự thương cảm từ ông lão ăn xin.
- B. Cậu nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm từ ông lão ăn xin. C. Cậu nhận được một lời xin lỗi từ ông lão ăn xin. D. Cậu nhận được một bài học từ ông lão ăn xin. Câu 7. Từ “Tài sản” có nghĩa là gì? A. Là vật chất hoặc tinh thần của cậu bé. B. Là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị của cậu bé. C. Là của cải vật chất có giá trị của cậu bé. D. Là tinh thần có giá trị của cậu bé. Câu 8. Ông lão nói: "Như vậy cháu đã cho lão rồi", câu nói cho thấy điều gì? A. Ông lão cảm ơn vì cậu bé đã cho ông thứ gì đó. B. Ông lão đã thương cảm rằng cậu cũng không có gì cả. C. Ông lão đã hiểu rằng cậu không có gì để cho lão. D. Ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu. Câu 9. Nêu nội dung chính của câu chuyện? Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần Câu Nội dung Điểm
- I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 D 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 B 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 * HS nêu được : 9 - Câu chuyện ca gợi tình thương giữa con người với con người, chỉ cần có tấm 1,0 lòng giúp đỡ người khó khăn hơn mình dù mình không có gì cũng là một điều đáng trân quý. * Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Hs có thể nêu 1 trong các bài học sau: - Hãy biết yêu thương, đồng cảm và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn 10 1,0 mình. - Ca ngợi tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm xót thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khổ như ông lão ăn xin.
- - Cách cho và nhận trong cuộc sống chỉ cần chân thành, có tấm lòng thì đều đáng quý. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về 0,25 sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống: HS có thể 0,5 trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người. - Giải thích được khái niệm “ Đồng cảm”là gì? “ Chia sẻ” là gì? + Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt mình trong hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. + Sẻ chia: Cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người 2.5 khác cần. Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ. - Bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên: Hs có thể nêu ý kiến tán thành, không tán thành hoặc vừa tán thành vừa không tán thành. - Sử dụng lí lẽ, - Nêu bằng chứng. - Kết hợp lí lẽ và bằng chứng.
- Ví dụ: Khi tán thành phải chỉ ra được những mặt lợi của sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người ) - Mặt lợi của sự đồng cảm và sẻ chia: Là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội ta hiện nay. + Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. + Làm cho một dân tộc, một đất nước trở nên vững mạnh (dẫn chứng ). - Mặt hạn chế: Nhiều sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của nhiều người trong xã hội hiện nay. * Khẳng định lại ý kiến của bản thân. - Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế . - Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày 0,25 tỏ ý kiến một cách thuyết phục.