Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: 
           Sức cỏ 
Cỏ sống ở công viên 
Ngày ngày người chăm chút 
Mặc cho người giẫm đạp 
Cỏ công viên tươi tốt 
Có khi bị cắt bằng 
Khi cỏ đã úa vàng 
Cỏ sống ở ven đê 
Gồng sức lên chống lụt 
Cũng là cỏ đấy thôi 
Sống mỗi nơi một khác 
Trọn đời cỏ không biếc 
Sức non tơ mỡ màu 
Sống hết mình xanh biếc 
Dẫu thế nào, nơi đâu…! 
(Phan Xuân Hạt, “Cái đẹp trong thơ ca kháng chiến Việt Nam” – Vũ Huy Thông, NXB Giáo 
dục 2001, tr. 317-318) 

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Sức cỏ được viết theo thể thơ nào? 
A. Thơ năm chữ 
B. Thơ lục bát 
C. Thơ bốn chữ 
D. Thơ song thất lục bát 
Câu 2 (0,5 điểm):  Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? 
A. Miêu tả 
B. Nghị luận 
C. Biểu cảm 
D. Tự sự 

pdf 7 trang Thái Bảo 26/07/2023 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Sức cỏ Cỏ sống ở công viên Ngày ngày người chăm chút Mặc cho người giẫm đạp Cỏ công viên tươi tốt Có khi bị cắt bằng Khi cỏ đã úa vàng Cỏ sống ở ven đê Gồng sức lên chống lụt Cũng là cỏ đấy thôi Sống mỗi nơi một khác Trọn đời cỏ không biếc Sức non tơ mỡ màu Sống hết mình xanh biếc Dẫu thế nào, nơi đâu ! (Phan Xuân Hạt, “Cái đẹp trong thơ ca kháng chiến Việt Nam” – Vũ Huy Thông, NXB Giáo dục 2001, tr. 317-318) 1
  2. Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Sức cỏ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ năm chữ B. Thơ lục bát C. Thơ bốn chữ D. Thơ song thất lục bát Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Miêu tả B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Tự sự Câu 3 (0,5 điểm): Đâu là phó từ trong câu thơ: “Khi cỏ đã úa vàng”? A. Khi B. Cỏ C. Đã D. Úa vàng Câu 4 (0,5 điểm): Nhan đề bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nói quá B. Nói giảm nói tránh C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 5 (0,5 điểm): Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ sau: “Cỏ sống ở ven đê / Gồng sức lên chống lụt” A. Hoán dụ B. Nhân hóa 2
  3. C. Điệp ngữ D. Liệt kê Câu 6 (0,5 điểm): Dòng nào thể hiện toàn diện nhất bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong hai câu thơ: “Sống hết mình xanh biếc Dẫu thế nào, nơi đâu !” A. Mỗi chúng ta sống trong cuộc đời này, dù hoàn cảnh thế nào thì cũng cần vươn lên, sống có ích; không được gục ngã B. Con người cần phải nỗ lực phấn dấu vượt lên hoàn cảnh khó khăn để về đích, không vì những C. Con người cần phải cố gắng vượt qua hoàn cảnh để sống tốt; không để khó khăn là nhụt ý chí, nghị lực sống D. Vạn vật trên cuộc đời này cùng nguồn gốc dù sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào đi nữa thì cũng phải cố gắng bảo vệ mình, tự mình biết cách chống trọi với bão giông để vươn lên khẳng định giá trị của bản thân mình. Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Em hãy giải thích nghĩa của từ: tươi tốt? Đặt câu cho từ trong ngữ cảnh phù hợp Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Sức cỏ”. 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Sức cỏ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ năm chữ B. Thơ lục bát C. Thơ bốn chữ D. Thơ song thất lục bát Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý số chữ trong câu và số câu trong khổ Lời giải chi tiết: Bài thơ Sức cỏ được viết theo thể thơ năm chữ => Đáp án: A Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Miêu tả B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Tự sự Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý cảm xúc, lời thơ Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm => Đáp án: C Câu 3 (0,5 điểm): Đâu là phó từ trong câu thơ: “Khi cỏ đã úa vàng”? A. Khi B. Cỏ C. Đã 4
  5. D. Úa vàng Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về phó từ Lời giải chi tiết: Phó từ trong câu thơ là từ “đã” => Đáp án: C Câu 4 (0,5 điểm): Nhan đề bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nói quá B. Nói giảm nói tránh C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Phương pháp giải: Đọc kĩ nhan đề và xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Nhan đề bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ => Đáp án: D Câu 5 (0,5 điểm): Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ sau: “Cỏ sống ở ven đê / Gồng sức lên chống lụt” A. Hoán dụ B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Liệt kê Phương pháp giải: Đọc kĩ hai câu thơ và xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa => Đáp án: B 5
  6. Câu 6 (0,5 điểm): Dòng nào thể hiện toàn diện nhất bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong hai câu thơ: “Sống hết mình xanh biếc Dẫu thế nào, nơi đâu !” A. Mỗi chúng ta sống trong cuộc đời này, dù hoàn cảnh thế nào thì cũng cần vươn lên, sống có ích; không được gục ngã B. Con người cần phải nỗ lực phấn dấu vượt lên hoàn cảnh khó khăn để về đích, không vì những C. Con người cần phải cố gắng vượt qua hoàn cảnh để sống tốt; không để khó khăn là nhụt ý chí, nghị lực sống D. Vạn vật trên cuộc đời này cùng nguồn gốc dù sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào đi nữa thì cũng phải cố gắng bảo vệ mình, tự mình biết cách chống trọi với bão giông để vươn lên khẳng định giá trị của bản thân mình. Phương pháp giải: Đọc kĩ hai câu thơ và xác định nội dung, từ đó rút ra thông điệp Lời giải chi tiết: Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong hai câu thơ: Vạn vật trên cuộc đời này cùng nguồn gốc dù sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào đi nữa thì cũng phải cố gắng bảo vệ mình, tự mình biết cách chống trọi với bão giông để vươn lên khẳng định giá trị của bản thân mình. => Đáp án: D Phần II: Câu 1 (2 điểm): Em hãy giải thích nghĩa của từ: tươi tốt? Đặt câu cho từ trong ngữ cảnh phù hợp Phương pháp giải: Xác định nghĩa dựa theo ngữ cảnh và đặt câu phù hợp Lời giải chi tiết: - Giải thích nghĩa của từ “tươi tốt”: (cỏ cây) xanh tốt do được phát triển trong điều kiện thuận lợi - Đặt câu: Cỏ trên cánh đồng vào ngày xuân tươi tốt như một thảm nhung xanh mướt 6
  7. Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Sức cỏ”. Phương pháp giải: Nêu cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Lời giải chi tiết: - Nội dung: Bài thơ thể hiện sức sống trỗi dậy, vươn lên mạnh mẽ của cây cỏ, dẫu trong hoàn cảnh, môi trường sống thuận lợi hay khó khăn thì cỏ vẫn sống với một sức sống bền bỉ, mãnh liệt: “Sống hết mình xanh biếc / Dẫu thế nào, nơi đâu !”. Từ hình ảnh cây cỏ, nhà thơ Phan Xuân Hạt muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp nhân sinh sâu sắc: Vạn vật trên cuộc đời này dù sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào đi nữa thì cũng phải cố gắng bảo vệ mình, tự mình biết cách chống chọi với bão giông để vươn lên khẳng định giá trị của bản thân mình. - Nghệ thuật: bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ với nhịp thơ 2/3 và 3/2, giọng thơ thủ thỉ tâm tình giúp chúng ta dễ thuộc, dễ nhớ. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các biện pháp tu từ có giá trịn biểu cảm cao như: nhân hóa, ẩn dụ để làm nổi bật bức thông điệp của nhà thơ, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc giá trị nhân văn của bài thơ “Sức cỏ”. 7