Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Vĩnh Niệm (Có đáp án)
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; ....
Câu 1: Trong văn bản Cổng trường mở ra, tâm trạng của người mẹ trước đêm con khai trường thế nào?
A. Vui mừng, lo lắng
B. Trằn trọc không ngủ được, hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con
C. Háo hức, mong chờ
D. Mẹ bận dọn dẹp nhà cửa, chẳng nghĩ ngợi gì
Câu 2: Đoạn trích “mẹ tôi” được trích trong tác phẩm nào?
A. Cuộc đời các chiến binh
B. Những tấm lòng cao cả
C. Cuốn truyện của người thầy
D. Giữa trường và nhà
Câu 3: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì?
A. Miêu tả bánh trôi nước.
B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.
C. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.
D. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Vĩnh Niệm (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS VĨNH NIỆM ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; Câu 1: Trong văn bản Cổng trường mở ra, tâm trạng của người mẹ trước đêm con khai trường thế nào? A. Vui mừng, lo lắng B. Trằn trọc không ngủ được, hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con C. Háo hức, mong chờ D. Mẹ bận dọn dẹp nhà cửa, chẳng nghĩ ngợi gì Câu 2: Đoạn trích “mẹ tôi” được trích trong tác phẩm nào? A. Cuộc đời các chiến binh B. Những tấm lòng cao cả C. Cuốn truyện của người thầy D. Giữa trường và nhà Câu 3: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì? A. Miêu tả bánh trôi nước. B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. C. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ. D. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. Câu 4: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
- Nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ trên là gì? A. Nhân hóa. B. Dùng từ láy. C. So sánh. D. Đảo ngữ Câu 5: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau? A. Nhà cửa. B. Xanh ngắt. C. Tím nâu. D. Nhà cao tầng. Câu 6: Từ ghép gồm những loại từ nào? A. Từ ghép - từ láy. B. Từ ghép đẳng lập - từ láy. C. Từ đơn - từ phức. D. Từ ghép chính phụ - từ ghép đẳng lập. B. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm). Qua bài thơ Bánh trôi nước em viết 1 đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) cảm nghĩ củamình về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ? Câu 2. (5 điểm). Cảm nghĩ về một người thân của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) 1. B 2. B 3. C 4. D 5. A
- 6. D B. TỰ LUẬN Câu 1: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý chính: Bài thơ có 2 nghĩa: - Miểu ta bánh trôi nước - Hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ. - Người phụ nữ trong xã hội cũ: + Hình thức đẹp trắng ,tròn. + Không làm chủ được số phận lênh đênh, lận đận ,tùy thuộc vào kẻ khác + Phẩm chất sắt son, chung thủy Câu 2: * Các tiêu chí về nội dung: Yêu cầu chung: Biết viết bài văn biểu cảm về con người, biết kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và gián tiếp; Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; Lời văn giàu cảm xúc * Yêu cầu cụ thể a. Mở bài: - Giới thiệu về người thân của em - Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân của em. b. Thân bài: - Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi - Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của người thân và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy - Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động - Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy - Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với bố (mẹ) - Kể sơ qua một kỉ niệm với bố (mẹ) để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc c. Kết bài:
- - Khẳng định lại tình cảm với bố (mẹ) - Những mong ước với bố (mẹ) và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với bố (mẹ) ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (2,0 điểm): a. Thế nào là đại từ? Đặt câu có sử dụng đại từ và cho biết đại từ đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu em vừa đặt? b. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn thơ sau và nêu ý nghĩa biểu cảm của các đại từ đó: Má hét lớn: Tụi bay đồ chó! Cướp nước tao, cắt cổ dân tao! Tao già không sức cầm dao Giết bay có các con tao trăm vùng! (Bà má Hậu Giang, Tố Hữu) Câu 2 (3,0 điểm): a. Vì sao bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt (SGK Ngữ văn 7, tập một) được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? b. Viết đoạn văn nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam. Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nghĩ về mái trường thân yêu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (2,0 điểm): a. Học sinh nêu đúng khái niệm về Đại từ: Đại từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi (0,5 điểm) - Đặt câu có sử dụng đại từ (0,25 điểm) - Xác định đúng vai trò ngữ pháp trong câu của đại từ (0,25 điểm) b. Đại từ xưng hô trong lời nói của bà má là: tụi bay, tao, bay (0,75 điểm) - Các đại từ góp phần biểu thị sự phẫn nộ, căm thù và khinh bỉ của bà má Hậu Giang yêu nước đối với kẻ thù xâm lược. (0,25 điểm)
- Câu 2 (3,0 điểm): a. Bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt (SGK Ngữ văn 7, tập một) được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ vì: đó là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm (1,0 điểm) - Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ: (1,0 điểm) + Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được đã được sách trời định sẵn, rõ ràng. + Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì thế nào cũng chuốc lấy thất bại thảm hại. b. Viết đoạn văn nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam: (1,0 điểm) - Yêu cầu hình thức: + Viết đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. + Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Yêu cầu nội dung: HS có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau, song có thể hướng tới các ý: + Nghệ thuật: Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, + Nội dung: Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, Thể hiện khí phách hào hùng và khát vọng độc lập dân tộc, Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược, Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nghĩ về mái trường thân yêu Bài làm: Mỗi người đều có một tuổi thơ. Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ luôn có một ngôi nhà rộng lớn, ngôi nhà không chỉ chứa ta mà còn chứa cả thầy cô giáo, bạn bè, kiến thức và tình cảm. Ngôi nhà ấy ai cũng biết, cũng yêu, đó chính là Mái trường thân yêu. Mái trường thật rộng lớn, tất cả đều mở rộng đón ta. Dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì mái trường vẫn ấm áp, ngọt ngào và đẹp đến kì lạ. Mái trường là cái nôi của tri thức, bước đường của tương lai, là bài ca của tình bạn, là tất cả những gì của ta. Có thể nói mái trường luôn sát cánh bên ta, là con đường rộng, dài, đầy chông gai nhưng cũng thắm đượm tình cảm. Nếu như để định nghĩa về mái trường thì quả thật rất nhiều nhưng nếu ai đó thực sự có mái trường trong trái tim thì mới hiểu được sâu sắc điều đó. Mái trường như một dấu ấn ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt.
- Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy cô. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường. Mai đây, dù có đi đâu xa thì trái tim ta vẫn hướng về mái trường, về tuổi thơ. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của ta. Nơi đây đã cho ta nhiêu điều quí giá, luôn cổ vũ, động viên ta dù có thế nào. Cám ơn mái trường, tình yêu tuổi thơ của ta. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2 điểm) a. Hãy viết lại theo trí nhớ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. b. Phân tích hiệu quả biểu đạt từ những hình thức nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ trên. Câu 2: (3 điểm) "Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra." (Trích Cổng trường mở ra - theo Lý Lan) a. Xác định các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích trên? b. Những từ nào được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích trên? Hãy cho thêm năm từ tương tự như thế. Câu 3: (5 điểm) Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật chính trong câu chuyện sau: Đỗ thủ khoa đại học Y Dược TPHCM năm 2011 với điểm số rất ấn tượng - 29,5 điểm (trong đó Toán: 10; Hóa: 9,75; Sinh: 9;75) cậu học trò nghèo Nguyễn Tấn Phong (tổ 13, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam) khiến mọi người thêm cảm phục về nghị lực vượt khó của mình. Đang lứa tuổi học trò nhưng Phong không biết đi chơi là gì. Bà Võ Thị Đãi, ngoại Phong nhìn cháu tắc lưỡi thương: "Học ở trường về, ngơi việc nhà là thằng nhỏ ngồi vào bàn học ngay. Hắn rứa chớ làm phụ
- gia đình rành rẽ đủ thứ từ nấu cám cho heo ăn, đêm hôm đi dẫn nước vào ruộng phụ mẹ. Mỗi lần nghỉ hè thì tranh thủ vô xưởng cá làm công để phụ kiếm tiền lo chuẩn bị nhập học cho năm học mới". Vì làm đủ thứ việc như vậy, Phong tự biết: thời gian tự học ở nhà của mình cũng eo hẹp lại nên để học tốt em phải tìm ra phương pháp học tốt và tập trung cao độ. Suốt 12 năm phổ thông em đều học khá, giỏi mà không đi học thêm gì. Chàng thủ khoa chia sẻ: "Ở trường, em tập trung nghe bài giảng rồi về nhà em ôn tập lại ngay. Chỗ nào chưa hiểu thì em thảo luận với bạn bè hay hỏi thầy, cô." Hỏi Phong là em đã tìm ra lời giải cho "bài toán" chuẩn bị ngày vào Sài Gòn nhập học sắp đến chưa, chàng thủ khoa chia sẻ những dự định đầy nghị lực: "Em đi học, nhà mất thêm một lao động, dù chỉ là phụ bà, phụ mẹ chút việc nhà thôi, và lại thêm một gánh lo. Nhưng em biết có học hành đàng hoàng mới có tương lai và có cơ hội trả hiếu cho bà, cho mẹ đã hy sinh nhiều cho mình " (Khánh Hiền - Nguồn: Dân Trí) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2 điểm) a. (1đ) Viết chính xác bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh (SGK, trang 140, Ngữ văn 7, tập I) - Mỗi câu đúng: 0,25đ - Sai hoặc thiếu 1 từ: - 0,25đ - Thiếu 1 câu: - 0,25đ - Sai 2 lỗi chính tả: - 0,25đ - Thiếu tên tác giả hoặc thiếu tên tác phẩm: - 0,25đ b. (1đ) Phân tích hiệu quả biểu đạt từ những hình thức nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ Cảnh khuya: Bằng việc sử dụng kết hợp các hình thức nghệ thuật như thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật; nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo; các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ; đặc biệt có có sự sáng tạo về nhịp điệu ờ các câu 1, 4 (0,75đ), bài thơ thông qua miêu tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng đã thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước của chủ tịch Hồ Chí Minh. (0,25đ) Câu 2: (3 điểm) a. Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích: khai trường, can đảm, thế giới, kì diệu. b.
- - Những từ được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích: mẹ, con - Cho thêm đúng được năm từ tương tự (Chẳng hạn: ông, bà, ba, mẹ. anh, chị ) - Nếu chỉ cho thêm đúng từ hai đến bốn tử Câu 3 (5 điểm) 1. Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu khái quát về nhân vật chính trong câu chuyện và tình cảm của em đối với nhân vật ấy. 2. Thân bài: (3đ) Biểu cảm về nhân vật chính trong câu chuyện. - Sơ lược về nhân vật: hoàn cảnh nhà nghèo, tự học, đỗ thủ khoa trường đại học Y Dược - Cảm nghĩ về nhân vật: cảm phục về nghị lực vượt khó, có phương pháp học tập khoa học, là tấm gương hiếu thảo (dẫn chứng từ câu chuyện) - Học tập ở nhân vật: nỗ lực học tập, rèn thói quen tự học, phụ giúp công việc nhà, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 3. Kết bài: (0,5đ) Khẳng định lại tình cảm đối với nhân vật chính trong câu chuyện. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (2, 0 điểm) a) Thế nào là đại từ? Đại từ đảm nhiệm những vai trò ngữ pháp nào? b. Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ được dùng để làm gì? - Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con? (ca dao) - Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa (Nguyễn Khuyến) Câu 2: (3,0 điểm) a. Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê bằng lời văn của em khoảng 12 dòng. b. Nêu ý nghĩa của văn bản trên. Câu 3: (5 điểm) Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thầy (cô) mà em yêu quý. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
- Câu 1: a. - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Đại từ có thể làm chủ ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. b. - Đại từ A được dùng để hỏi. - Đại từ bác dùng để trỏ chung. Câu 2: a. Tóm tắt đúng nội dung bài văn khoảng 12 câu (sai 5 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm) b. Nêu ý nghĩa: Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc. Câu 3: - Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm: + Chọn đối tượng là một người thầy (cô). + Cảm xúc chân thành. + Biết dùng phương thức tự sự và miêu tả để bộc lộ cảm xúc. - Nội dung + Mở bài: Giới thiệu người thầy (cô)và tình cảm của em đối với người ấy. + Thân bài: Miêu tả những nét nổi bật, đáng chú ý: làn da, mái tóc, hành động, của thầy (cô). Vai trò của người thầy (cô) trong gia đình, ngoài xã hội Các mối quan hệ của người thầy(cô) đối với người xung quanh và thái độ của họ Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thầy (cô). Tình cảm của em đối với người thầy (cô): Sự mong muốn và nổ lực để xứng đáng với người thầy(cô) của mình. + Kết bài: - Khẳng định vai trò của người thầy (cô) trong cuộc sống.
- + Thể hiện lòng biết ơn, sự đền đáp công ơn đối với người thầy (cô).