Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Bình (Có đáp án)

Câu 1: (3 điểm)

Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)

a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b. Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?

c. Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?

d. Nêu ý nghĩa của câu văn trên?

Câu 2: (7 điểm)

Tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất.

pdf 9 trang Thái Bảo 03/08/2024 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Bình (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LONG BÌNH ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (3 điểm) Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7) a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? b. Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn? c. Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì? d. Nêu ý nghĩa của câu văn trên? Câu 2: (7 điểm) Tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: a. Văn bản: Cổng trường mở ra - Lý Lan b. Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu c. Thế giới kì diệu có thể là: thế giới của tri thức, tình bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ d. Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Câu 2: - Yêu cầu về kỹ năng: + HS biết cách làm bài văn miêu tả.
  2. + Bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt - Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần phải có những ý cơ bản sau: a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả b. Thân bài: - Miêu tả theo trình tự hợp lý từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể - Miêu tả theo trình tự thời gian - Miêu tả thiên nhiên kết hợp với hoạt động của con người c. Kết bài: Cảm xúc về đối tượng miêu tả. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối vẫn đến trường sau khi đã lao động vất vả suốt ngày Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học Con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em trên thế giới gần như cùng một lúc cũng đang đi học Con hãy tưởng tượng số học sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, cái phong trào cực kì rộng lớn mà họ tham gia và hãy tự nhủ rằng: “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”. (Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1999) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? (0.5 điểm) Câu 2: Xác định các từ: hăm hở, tươi cười đâu là từ ghép, đâu là từ láy? (0.5 điểm) Câu 3: Hai câu văn “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”. Từ “phong trào ấy” nói ở trong hai câu văn trên để chỉ gì? (1 điểm) Câu 4: Theo lời của người bố, En-ri-cô nói riêng và học sinh nói chung phải làm gì? (1 điểm)
  3. II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình. Câu 2: (5 điểm) Viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Câu 1: (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là Biểu cảm. Câu 2: (0.5 điểm) - Hăm hở là từ láy (0.25 điểm) - Tươi cười là từ ghép (0.25 điểm) Câu 3: (1 điểm) Từ “phong trào ấy” nói ở trong hai câu văn trên để chỉ việc học tập hoặc phong trào học tập. Câu 4: (1 điểm) En-ri-cô nói riêng và học sinh nói chung phải làm là: ra sức học hành. II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Hình thức: phải đảm bảo kết cấu đoạn văn (Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn) - Nội dung: * Mở đoạn: - Giới thiệu được vấn đề biểu cảm * Thân đoạn: - Gia đình là tổ ấm thiêng liêng, mọi người phải biết giữ gìn và quý trọng, - Ý nghĩa của gia đình : giúp mỗi con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc góp phần làm cuộc sống có ý nghĩa hơn và xã hội tốt đẹp hơn
  4. - Phê phán lối sống vong ơn bội nghĩa của con cái. * Kết đoạn - Niềm tự hào về gia đình, lời hứa của bản thân và lời khuyên cho mọi người. Câu 2: (5 điểm) Yêu cầu: Từ thể loại của bài văn biểu cảm, học sinh viết một bài văn biểu cảm về loài cây mà mình thích a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: giới thiệu về loài cây mà mình cần biểu cảm; Thân bài: biểu cảm về đặc điểm của loài cây mà mình yêu quý và những tình cảm của của người viết đối với loài cây mà mình thích; Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó, ). Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây. b. Xác định đúng nội dung: biểu cảm những nét tiêu biểu, nổi bật, ấn tượng về loài cây mà mình yêu thích. c. Triển khai hợp lí nội dung theo trình tự Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau: * Mở bài: Nêu tên loài cây và lí do em yêu (trình bày ý chung nhất). * Thân bài: - Cây có những đặc điểm gì gây cho em cảm mến: thân cây, lá cây, hoa, quả, - Cây có ích gì cho cuộc sống của vùng quê em. - Cây gắn bó với cuộc sống của gia đình, như thế nào. - Cây trong cuộc sống của riêng em (những kỉ niệm của em với loài cây, với bạn bè, ) * Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây. ĐỀ SỐ 3 A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; Câu 1: Trong văn bản Cổng trường mở ra, tâm trạng của người mẹ trước đêm con khai trường thế nào? A. Vui mừng, lo lắng B. Trằn trọc không ngủ được, hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con C. Háo hức, mong chờ
  5. D. Mẹ bận dọn dẹp nhà cửa, chẳng nghĩ ngợi gì Câu 2: Đoạn trích “mẹ tôi” được trích trong tác phẩm nào? A. Cuộc đời các chiến binh B. Những tấm lòng cao cả C. Cuốn truyện của người thầy D. Giữa trường và nhà Câu 3: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì? A. Miêu tả bánh trôi nước. B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. C. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ. D. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. Câu 4: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” Nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ trên là gì? A. Nhân hóa. B. Dùng từ láy. C. So sánh. D. Đảo ngữ Câu 5: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau? A. Nhà cửa. B. Xanh ngắt. C. Tím nâu. D. Nhà cao tầng. Câu 6: Từ ghép gồm những loại từ nào? A. Từ ghép - từ láy.
  6. B. Từ ghép đẳng lập - từ láy. C. Từ đơn - từ phức. D. Từ ghép chính phụ - từ ghép đẳng lập. B. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm). Qua bài thơ Bánh trôi nước em viết 1 đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) cảm nghĩ củamình về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ? Câu 2. (5 điểm). Cảm nghĩ về một người thân của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) 1. B 2. B 3. C 4. D 5. A 6. D B. TỰ LUẬN Câu 1: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý chính: Bài thơ có 2 nghĩa: - Miểu ta bánh trôi nước - Hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ. - Người phụ nữ trong xã hội cũ: + Hình thức đẹp trắng ,tròn. + Không làm chủ được số phận lênh đênh, lận đận ,tùy thuộc vào kẻ khác + Phẩm chất sắt son, chung thủy
  7. Câu 2: Các tiêu chí về nội dung: Yêu cầu chung: Biết viết bài văn biểu cảm về con người, biết kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và gián tiếp; Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; Lời văn giàu cảm xúc Yêu cầu cụ thể: A. Mở bài Giới thiệu về người thân của em Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân của em. B. Thân bài - Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi - Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của người thân và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy - Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động - Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy - Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với bố (mẹ) - Kể sơ qua một kỉ niệm với bố (mẹ) để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc C. Kết bài - Khẳng định lại tình cảm với bố (mẹ) - Những mong ước với bố (mẹ) và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với bố (mẹ). ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”. (Trích Ngữ văn 7- Tập 1) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn (1,0 điểm)
  8. Câu 3: Tìm từ láy có trong câu sau: “Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran”. (1,0 điểm) Câu 4: Có mấy loại từ láy? Kể ra? (1,0 điểm) II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) - Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. - Tác giả: Khánh Hoài Câu 2: (1,0 điểm) - Nội dung: mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm trạng hai anh em. - Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm. Câu 3: (1,0 điểm) - Từ láy: nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran. Câu 4: (1,0 điểm) - Có hai loại từ láy: + Từ láy toàn bộ. + Từ láy bộ phận. II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) 1. Mở bài: Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ. 2. Thân bài: - Đặc điểm về nụ cười của mẹ: + Nụ cười yêu thương. + Nụ cười khoan dung.
  9. + Nụ cười hiền hậu. + Nụ cười khích lệ. 3. Kết bài: - Cảm nghĩ của em về nụ cười đó. - Liên hệ nêu mong ước của bản thân.